Nhiều bác sĩ ở các bệnh viện lớn của Ấn Độ hầu tòa vì tham gia buôn bán thận

16:53 22/08/2016
Năm bác sĩ, trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị một bệnh viện tư nổi tiếng tại Ấn Độ bị bắt hôm 10-8 vì tham gia đường dây buôn thận.

Theo Reuters, những người bị bắt gồm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc y khoa và ba bác sĩ của bệnh viện nổi tiếng Dr LH Hiranandani ở TP Mumbai. Cảnh sát Mumbai phá vỡ đường dây buôn thận bất hợp pháp này hồi tháng 7; đến nay, các bị cáo chính mới bị bắt và bị tòa tuyên án hôm 10-8.

Trước đó, cảnh sát nhận được tin báo về các vụ ghép thận diễn ra bên ngoài Bệnh viện Hiranandani do chính các bác sĩ tại đây lên lịch. Hôm 14-7, cảnh sát ập vào bệnh viện ngay giữa lúc một ca phẫu thuật ghép thận diễn ra và phát hiện hai người được phẫu thuật không phải vợ chồng như giấy tờ ghi.

Theo trang SBS, kết quả điều tra cho thấy, kẻ đứng sau những phi vụ này là một người tên Bhijendra Bisen. Bisen cùng các con buôn khác chuyên dụ dỗ những người nghèo ở bang Gujarat bán thận với giá khoảng 3.000 USD sau đó bán lại ở chợ đen để thu mức lợi khổng lồ với giá lên tới 37.000 USD.

Bệnh viện nổi tiếng Dr LH Hiranandani.

Trong hầu hết các ca mổ, người hiến và nhận thận không có mối quan hệ nào và toàn bộ thông tin, tên tuổi đều bị khai giả. Người phát ngôn của Bệnh viện Hiranandani cho biết, họ đang tiến hành điều tra nội bộ và chỉ bình luận khi hoàn tất quá trình.

Các bác sĩ đều bị kết án theo Đạo luật về cấy ghép nội tạng người ban hành năm 1994. Ông Ashok Dudhe, Phó giám đốc Sở Cảnh sát Mumbai, cho biết, họ vào cuộc sau khi nhận được kết quả điều tra của chính phủ về vụ việc.

Đến thời điểm hiện tại, có 14 người bị bắt giữ, trong đó có cả một người hiến thận, một người nhận và một số kẻ trung gian trong vụ mua bán. Một số kẻ môi giới từng bán thận của chính họ.

Đây là vụ buôn thận thứ hai bị phanh phui tại một bệnh viện danh tiếng ở Ấn Độ. Hồi tháng 6, cảnh sát cũng phát hiện vụ việc tương tự xảy ra tại Bệnh viện Indraprastha Apollo ở New Delhi.

Ấn Độ quy định chỉ những người trong gia đình được phép hiến thận và việc xin hiến phải do một hội đồng đặc biệt tại mỗi bệnh viện xét duyệt. Hiện tượng vi phạm đạo đức trong cấy ghép nội tạng ngày càng gia tăng do tình trạng khan hiếm cơ quan nội tạng tại Ấn Độ.

Tuy không có con số thống kê chính thức, nhưng các chuyên gia và tổ chức y học Ấn Độ ước tính hàng năm có 150.000 bệnh nhân chờ ghép thận, trong đó chỉ có 3.500 người chính thức được ghép.

Ước tính hiện còn đến 400.000 bệnh nhân chờ đến lượt ghép tim, gan và võng mạc tại Ấn Độ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời gian gần đây, thị trường buôn bán nội tạng bất hợp pháp đã trở nên sôi động đến mức hàng năm có tới 10.000 cơ sở bất hợp pháp hoạt động trên toàn thế giới.

Vì nghèo, nhiều đàn ông Ấn Độ phải bán thận.

Tuy nhiên, số liệu này được cho là vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều. Riêng tại Ấn Độ, mỗi năm, có khoảng 2.000 người tình nguyện bán thận với mức giá 5.000USD (hơn 100 triệu đồng).

Bất chấp những cơ sở y tế lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh, nhiều người dân nghèo vẫn tìm đến con đường buôn bán nội tạng bất hợp pháp với mong muốn kiếm được chút tiền trang trải cho cuộc sống khó khăn.

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng luôn nóng về vấn đề cấy ghép cũng như buôn bán nội tạng trái phép. Theo các báo cáo, nhiều bệnh viện tại Trung Quốc thường mổ lấy 11.000 bộ phận nội tạng từ các tử tù mỗi năm.

Tuy nhiên, giới chức nước này luôn bác bỏ những cáo buộc đó và cho biết, các bộ phận nội tạng thường được lấy từ những người hiến tặng.

Tuy nhiên, dưới áp lực của dư luận và những cáo buộc của các tổ chức nhân quyền, năm ngoái, chính phủ nước này khẳng định sẽ chấm dứt một cách toàn diện việc sử dụng tử tù như một nguồn cung cấp nội tạng phục vụ cho cấy ghép y học.

Hầu hết các nước đều cấm hoạt động buôn bán nội tạng người, một phần vì muốn đề phòng nguy cơ những người nghèo và bệnh tật bị những kẻ môi giới vô lương tâm kiếm lời từ việc khai thác các bộ phận cơ thể họ.

Trường Minh (Tổng hợp)

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文