Nhiều nước triển khai bom, súng hạng nặng tiêu diệt các băng đảng ma túy

08:00 12/11/2015
Ngày 3/11, Lực lượng Không quân Colombia lần đầu tiên triển khai chiến dịch đánh bom nhằm vào hang ổ tội phạm ma túy, đã tiêu diệt ít nhất 12 đối tượng buôn bán ma túy và triệt phá 5 trang trại trồng cây thuốc phiện. 

Truyền thông địa phương dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Colombia Luis Carlos Villegas cho biết, với sự tham gia của lực lượng quân đội và cảnh sát, chiến dịch nhằm truy quét tổ chức tội phạm ma túy khét tiếng "Usuga Clan" tại Unguia, miền Bắc khu vực Choco.

Tổ chức này làm giàu bất chính bằng hoạt động buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền và một số hành vi phạm tội khác. Lực lượng cảnh sát còn thu giữ một lượng lớn vũ khí và tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch. Trong những tháng gần đây, Chính phủ Colombia đã mạnh tay truy quét băng đảng "Clan Usuga," bắt giữ gần 340 đối tượng, tiêu diệt 6 tên, thu giữ 13 tấn cocaine và phá hủy 53 xưởng tinh chế ma túy của băng nhóm tội phạm này. 

Thời gian gần đây, nhiều trực thăng của quân đội cũng bị bắn hạ do tổ chức tội phạm ma túy tiến hành.

Hàng tấn ma túy thu giữ được ở Paraguay.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Colombia là địa bàn hoạt động của các băng đảng buôn cocaine. Hơn 30 năm sau, nước này đã trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán cocaine với quy mô khổng lồ. Hoạt động sản xuất ma túy ở Colombia phát triển nhất vào năm 2000, sau đó giảm mạnh trong 10 năm sau do Chính phủ tăng cường truy quét tội phạm. Hiện tại, Peru đã thay thế Colombia trở thành nước sản xuất cocaine lớn nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, doanh thu từ hoạt động tội phạm buôn bán ma túy ở Colombia mỗi năm vào khoảng 10 tỷ USD, tương đương 1% GDP của nước này, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ ngăn chặn và triệt phá các hoạt động sản xuất cocaine. Mới đây, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã tái khẳng định cam kết chống tội phạm ma túy. 

Báo cáo của Cơ quan Chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) tại Colombia cho biết, trong năm qua, diện tích trồng cây coca ở nước này đã tăng 44%, lên tới 69.000ha so với 48.000ha của năm 2013. Việc sản xuất cocaine thậm chí còn phát triển nhanh chóng hơn, từ 290 tấn năm 2013 lên 442 tấn hồi năm ngoái, tăng 52%, bất chấp việc Chính phủ Colombia đưa ra một loạt chính sách nhằm xóa bỏ tình trạng trồng coca và thay thế bằng các loại cây trồng khác.

Ngày 1/11, lực lượng an ninh Argentina đã bắt giữ một người đàn ông Paraguay vận chuyển và tịch thu 12 tấn cần sa tại tỉnh Buenos Aires. Đây là khối lượng cần sa kỷ lục bị tịch thu tại quốc gia này từ trước tới nay. Số cần sa này được giấu trên chiếc xe tải đến từ Paraguay. Thời gian qua, các nhóm tội phạm quốc tế đã tăng cường sử dụng Argentina làm địa điểm trung chuyển, đưa cần sa được trồng ở Paraguay và cocain được sản xuất tại Bolivia và Peru sang châu Âu.

Cùng ngày, cảnh sát Paraguay đã tiêu hủy 30 tấn cần sa bị tịch thu trong 2 chiến dịch truy quét tội phạm ma túy tại nước này. Trước đó, cảnh sát Paraguay thông báo, đã bắt giữ được 31,5 tấn cần sa trong hai phi vụ diễn ra cùng một ngày, trong đó đã có vụ tịch thu số lượng ma túy lớn nhất từ đầu năm tới nay. 

Trong vụ thu giữ ngày 18/9 tại một địa điểm cách biên giới Brazil 40km thuộc tỉnh Amambay, nhà chức trách đã tịch thu 27 tấn cần sa, được cho là sẽ được đưa đi tiêu thụ tại nước láng giềng. Số hàng cấm trên trị giá 2,5 triệu USD tại Paraguay nhưng khi được đưa tới Brazil có thể bán với giá 15-20 triệu USD. 

Cùng ngày, Cơ quan phòng chống ma túy Paraguay (Senad) đã phát hiện 4,5 tấn cần sa tại một khu vực nông thôn ở tỉnh Alto Paraná, có biên giới với Brazil và Argentina. Bộ trưởng Nội vụ Paraguay Francisco de Vargas hồi cuối tháng 8 cho biết, nhà chức trách nước này đã tịch thu 847kg cocaine có độ tinh khiết cao chuẩn bị được chuyển đi Cộng hòa dân chủ Congo. Đây là một trong những vụ triệt phá ma túy lớn nhất tại Paraguay. 

Theo Bộ trưởng Vargas, vụ bắt giữ được tiến hành tại cảng Fénix, một cảng sông do tư nhân điều hành và cách thủ đô Asunción 12km. Đây là kết quả của quá trình theo dõi với sự phối hợp liên ngành kéo dài khoảng 3 tháng. Số hàng cấm trên - ước trị giá 100 triệu USD và có thể có nguồn gốc từ Colombia - được giấu trong hai container gạo. Các bánh cocaine bị tịch thu có hình vẽ một con bọ cạp khiến nhà chức trách nghi vụ buôn lậu này có liên quan tới một đường dây tội phạm ma túy do một đối tượng người Brazil có tên Jorge Rafat Toumani cầm đầu. Phần tử này bị kết án 47 năm tù vì buôn lậu cái chết trắng và rửa tiền nhưng đã trốn trại. 

Năm ngoái, Paraguay tịch thu 492 tấn ma túy, trong đó có 461 tấn cần sa, nhiều nhất từ trước tới nay, đồng thời triệt phá hơn 1.800ha cây cần sa và phạt tù 207 đối tượng liên quan tới tội phạm ma túy.

Nguyễn Lai-Linh (tổng hợp)

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文