Những chuyện chưa biết về kỳ án "Người rừng Ma Seo Chứ"

15:32 14/11/2011

Câu chuyện về kỳ án "Người rừng Ma Seo Chứ" đã đến hồi kết nhưng với nhiều người nó vẫn còn là cả một khoảng trống bí ẩn rất lớn. Giờ đây Ma Seo Chứ đang thụ lý bản án chung thân vì tội giết người cướp tài sản, tàng trữ vũ khí... Những tháng ngày sống hoang dã của "Người rừng" đã chấm dứt.

Nhưng kỳ thực cho đến bây giờ, khi nói về chặng đường hơn 20 năm lẩn trốn trong rừng sâu của Ma Seo Chứ nhiều người vẫn còn đặt ra nhiều sự hoài nghi. Cuộc sống trong rừng sâu, vách đá cheo leo của Chứ đã trở thành một câu chuyện mà bất kỳ ai cũng vướng vào sự ngờ vực khó hiểu. Chuyên án truy bắt "Người rừng" cũng là một trong những vụ án kéo dài nhất trong lịch sử điều tra của lực lượng Cảnh sát tỉnh Lào Cai.

Đã có vài thế hệ nối tiếp nhau, lần theo từng dấu vết mờ ảo của Người rừng để đưa vụ án ra ánh sáng. Khi Ma Seo Chứ chưa bị bắt đã có nhiều người cho rằng nhân vật "Người rừng" chỉ là sự tưởng tượng, những câu chuyện về Ma Seo Chứ chỉ là sự hư cấu… Nhưng Ma Seo Chứ là một người bằng da bằng thịt và câu chuyện về Người rừng cũng hoàn toàn có thật không phải là một cuốn tiểu thuyết văn chương.

Con đường trở thành người rừng

Chặng đường lẩn trốn của Ma Seo Chứ đã kết thúc khi Người rừng đã bị bắt trong sự nỗ lực hết sức của lực lượng điều tra. Những bí mật về Người rừng đã được đưa ra ánh sáng, nhưng khi kể về cuộc sống 20 năm trong rừng sâu của Chứ nhiều người rất ngỡ ngàng và nghĩ rằng đó chỉ là sự tưởng tượng. Những câu chuyện như đánh nhau với gấu, tự chữa trị trong gần 20 lần bị rắn độc cắn… của Ma Seo Chứ hẳn vẫn còn là bí ẩn mà nhiều người chưa biết đến.

Cuộc sống hoang dã trong núi cao rừng sâu của Ma Seo Chứ với nhiều người dường như là một bộ phim được sản xuất tại Hollywood. Nhưng quả thực đúng một con người vốn đang là cán bộ xã bỗng nhiên bỏ lên rừng sống và tồn tại được trong suốt hai thập niên. Ma Seo Chứ sống một cuộc sống hoang dã, làm bạn với muông thú, ngủ trong rừng, ăn củ rừng, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống con người… trong suốt hai mươi năm.

Ma Seo Chứ là người thuộc đồng bào dân tộc Mông sống ở vùng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tuy sinh ra trong một gia đình đông con và lại là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng Chứ lại được ăn học nhiều hơn mọi người. Từ nhỏ Chứ đã tỏ ra là một cậu bé thông minh sáng dạ nên được cha mẹ cho ăn học đầy đủ. Chính vì điều này mà khi lớn lên Chứ trở thành một trong những người biết nhiều chữ nhất bản làng. Năm 1976 khi Chứ tròn 22 tuổi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và được đi bộ đội. Với bản chất thông minh nên khi vào môi trường quân ngũ Chứ nhanh chóng thể hiện được những khả năng của mình.

Chứ đi nghĩa vụ quân sự 5 năm thì trở lại quê hương. Là một trong số ít những người được học nhiều lại đi bộ đội nên vừa trở về Chứ đã được mời làm chức Phó Chủ tịch xã Nàn Sín của huyện Bắc Hà. Là một người thông minh lại có thời gian huấn luyện trong quân ngũ nên Chứ đã thể hiện được nhiều tư chất của một người cán bộ có tài. Công việc của một cán bộ xã đã giúp đời sống của gia đình Chứ trở nên rất ổn định.

Một trong những nơi trú ẩn của “Người rừng”.
Chứ lấy vợ rồi có con trong sự ngưỡng mộ của những người dân bản. Chứ trở thành một tấm gương điển hình để những người đồng bào dân tộc cùng bản cùng xã dạy dỗ con cái. Không phụ lòng của những người dân bản, Chứ đã trở thành một người cán bộ có tài và có trách nhiệm với công việc. Cho đến năm 1985, lãnh đạo huyện Bắc Hà thời điểm đó đã muốn đào tạo Chứ thành một cán bộ nguồn để gây dựng cơ sở tại địa phương. Chính vì điều này Chứ đã được cơ cấu lên chức Chủ tịch xã để có nhiều cơ hội cống hiến cho nhân dân, chính quyền.

Tuy được sự ủng hộ của lãnh đạo huyện cũng như sự mong mỏi của đồng bào ở xã nhưng Chứ đã từ chối vị trí Chủ tịch xã. Chứ nói với mọi người rằng, mình được quân đội đào tạo nên chỉ muốn làm công việc nào liên quan đến quân sự. Thỏa theo ý nguyện đó Chứ đã được nhận chức Xã đội trưởng Nàn Sín. Khi được đảm nhận nhiệm vụ của người Xã đội trưởng, Ma Seo Chứ đã thể hiện được rất nhiều những kiến thức về quốc phòng mà đã từng được học. Với những gì đã được đào tạo 5 năm trong quân ngũ Chứ đã trở thành một trong những người Xã đội trưởng có tài bậc nhất của huyện Bắc Hà thời điểm đó…

Vốn là một người sống cầu toàn lại rất hòa đồng với mọi người nên Ma Seo Chứ rất được lòng hàng xóm láng giềng. Cuộc sống của gia đình trôi qua trong sự yên ả và sự ca ngợi của bản làng. Nhưng trong một buổi tối định mệnh vào tháng 9 năm 1990 cuộc đời của Ma Seo Chứ đã có một ngã rẽ mới.

Chuyện là, vào thời điểm đó tại bản của Chứ khi có một gia đình tổ chức cúng ma rất lớn cho người nhà vừa mất. (Theo phong tục của đồng bào người Mông thì nghi thức cúng ma vô cùng quan trọng. Sau khi đưa tiễn người chết được 3 ngày gia đình sẽ tổ chức các nghi thức cúng ma để linh hồn được siêu thoát. Trong nghi thức cúng ma con cháu họ hàng sẽ tập trung tất cả lại để cùng lễ và ăn uống). Gia đình Chứ ở rất gần nhà có đám tang nhưng Chứ không tham dự buổi lễ cúng ma vì hôm đó phải lên xã để trực công việc. Buổi tối hôm diễn ra lễ cúng ma của hàng xóm Chứ lên xã rồi trở về nhà khi đã gần nửa đêm…

Khi Chứ bước về nhà lúc hơn 10 giờ đêm, thời điểm này các đám cúng ma nhà hàng xóm bên cạnh cũng đã xong xuôi. Tuy nhiên, lúc Chứ bước vào tới cổng thì thấy có một bóng người đang đứng trước cửa nhà mình. Chứ lặng lẽ tiến lại gần và hỏi "Ai đấy?". Tuy Chứ hỏi rất to nhưng bóng người kia vẫn không lên tiếng. Lúc này Chứ nghĩ rằng bóng người kia có thể là kẻ xấu đang định vào nhà để ăn trộm. Ngay lúc đó Chứ chạy lại gần và tát mạnh vào mặt người kia. Bị Chứ tát, người kia bỗng bỏ chạy và cũng không nói bất kỳ câu nào.

Tối hôm đó, Chứ đã thức cả đêm để đề phòng người xấu kia quay lại. Khi đã nói chuyện với người nhà Chứ mới biết rằng người vừa bị mình tát kia chính là họ hàng của gia đình có đám tang. Lúc đó Chứ bỗng nhiên sợ hãi khi nghĩ rằng người thanh niên kia sẽ kéo họ hàng đến trả thù. Với bản tính cầu toàn và mối nghi ngờ về việc đối tượng bị đánh sẽ quay lại trả thù, Chứ nghĩ ngay đến việc phải bỏ trốn để tránh phiền phức. Ngay trong đêm Chứ đã thu dọn quần áo hành lý bỏ lên rừng. Trước khi đi Chứ còn dặn vợ mình rằng, tôi lên lán trên rừng ở cần việc gì cứ lên đó mà tìm. Chỉ nói như vậy rồi Chứ chạy thẳng vào màn đêm hướng lên rừng già…

Người nhà biết chuyện Chứ bỏ lên rừng sống cứ nghĩ chỉ một vài ngày sẽ quay trở về nên ngày nào cũng mang cơm và đồ dùng lên lán. Khu lán cách nhà tới hơn 15 cây số nên khi Chứ lên đó sống chỉ có người nhà biết. Được một thời gian người nhà bắt đầu cảm thấy ngờ vực về việc Chứ bỗng nhiên bỏ lên rừng sống. Mọi người lúc đó đều cho rằng Chứ đã bị ma làm. Chính vì vậy cả gia đình đã lên bắt Chứ quay trở về nhà để cúng trừ ma.

Chứ dứt khoát không về và cố gắng giải thích cho mọi người về chuyện xô xát đã xảy ra và khẳng định rất có thể người thanh niên kia sẽ quay lại trả thù. Tuy nhiên, lúc đó không có bất kỳ ai tin những lời giải thích của Chứ. Do thái độ cương quyết không trở về nên mọi người tập trung bắt trói Chứ để đưa về nhà. Các nghi thức cúng lễ ngay lập tức được diễn ra để đuổi "con ma" đã ám vào Chứ. Chứ là một người có hiểu biết nên không tin vào việc cúng lễ đó. Chính vì vậy mà khi cúng lễ đến ngày thứ 3 Chứ đã lợi dụng lúc mọi người không cẩn thẩn đã bỏ trốn…

Sau khi bỏ trốn khỏi nhà, Chứ đã không quay lại khu lán mà khi trước đã ở vì sợ người nhà lên vây bắt. Chứ đã băng qua các cánh rừng của huyện Si Ma Cai để tìm đến khu rừng già thuộc xã Thanh Bình huyện Mường Khương. Đến với khu rừng già này do không còn được gia đình tiếp tế nên Chứ đã phải tự tìm kiếm thức ăn để nuôi sống bản thân. Chứ sống lang thang dọc theo sông Chảy trên địa phận hai huyện Si Ma Cai và Mường Khương.

Địa điểm trú ngụ chủ yếu của Chứ đều là những vách núi đá cheo leo. Ở những vị trí này đều rất dễ quan sát và vô cùng khó khăn để trèo lên. Ở trong rừng, nguồn sống chủ yếu của Chứ là củ mài và các hoa quả dại. Thêm vào đó hằng ngày Chứ đi lấy mộc nhĩ sau đó phơi khô rồi mang xuống các chợ bản để bán, trao đổi lấy thực phẩm cũng như những đồ dùng để sinh hoạt. Vì sang địa bàn huyện khác lại sinh sống trong rừng nên không có bất kỳ ai phát hiện ra Chứ. Cuộc sống của Ma Seo Chứ vì vậy vẫn diễn ra một cách bình thường bí ẩn năm này qua năm khác trong rừng sâu và vách núi cheo leo.

Vụ án giết người bằng súng AK

Cuộc sống của Ma Seo Chứ diễn ra một cách bình thường khi không có bất kỳ ai biết đến. Trong khoảng từ năm 1990 đến năm 1997 Chứ phiêu dạt dọc theo bờ sông Chảy trên địa phận huyện Mường Khương. Mỗi tháng Chứ lại mang mộc nhĩ xuống các chợ bản để trao đổi hàng hóa. Chứ không quen biết với bất kỳ ai. Mỗi lần đi chợ Chứ sau khi đã có tiền, mua hàng xong là ngay lập tức trở lại rừng.

Nhưng cho đến một ngày cuối tháng 9/1997 trong một lần sau khi đi chợ trở về hang đá, giữa đường Chứ đã bị lực lượng Công an và dân quân xã Tả Thàng, huyện Mường Khương yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, do Chứ không có bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào nên chính quyền xã đã bắt giam để xác minh. Bản thân Chứ lúc đó vô cùng lo lắng vì bị Công an xã bắt. Thực chất công an xã bắt giữ Chứ chỉ vì không có giấy tờ tùy thân chứ không vì bất kỳ lý do nào khác. Nhưng ngược lại Ma Seo Chứ lại nghĩ rằng rất có thể mình bị bắt bởi tội đã gây ra mâu thuẫn ngày trước… Chính vì lý do như vậy nên Chứ đã tìm mọi cách và chờ đợi khi có cơ hội sẽ bỏ trốn.

Do không thể xác minh lai lịch của Ma Seo Chứ ngay trong ngày nên chính quyền xã Tả Thàng đã quyết định giữ đối tượng tại trụ sở thêm một ngày. Để trông giữ đối tượng, Công an xã đã giao nhiệm vụ cho tổ canh gác gồm 4 người trong đó đồng chí Sùng Phử là tổ trưởng. Để đề phòng bất trắc có thể xảy ra trong đêm, chính quyền xã cũng giao cho tổ cánh gác một khẩu súng AK và 5 viên đạn.

Tối hôm đó vào ngày 28/9/1997, đúng như kế hoạch, lực lượng canh gác đã rất cẩn thận khiến Chứ không có bất kỳ cơ hội nào bỏ trốn. Tuy nhiên, cho đến khoảng 3-4 giờ sáng khi lực lương trông giữ đã thấm mệt sau cả đêm thức trắng Chứ đã tự mở trói của mình để chạy trốn. Lúc đó cả tổ cánh gác đều đã ngủ gật vì mệt mỏi nên khi Chứ đã tháo được trói tay y đã lấy khẩu súng AK không hề bị phát hiện.

Khi Chứ vừa lấy được súng và đi ra cửa thì lực lượng canh gác cũng bật dậy. Tuy nhiên ngay lúc đó Ma Seo Chứ đã dùng khẩu AK uy hiếp lực lượng bảo vệ. Khi thấy tổ canh gác quyết tâm truy bắt Chứ đã lên nòng khẩu AK và bắn lên trần nhà một phát đạn. Tổ bảo vệ dừng lại thì Chứ ngay lập tức chạy ra phía cửa rồi tẩu thoát vào rừng sâu giữa màn đêm mù mịt. Lực lượng bảo vệ cũng truy hô nhưng do trụ sở xã nằm cách biệt với bản làng nên không có ai đến ứng cứu kịp thời.

Mênh mông rừng núi Tây Bắc là nơi trú ẩn suốt 20 năm của Ma Seo Chứ.

Sau khi bỏ trốn khỏi xã Tả Thàng, Ma Seo Chứ tiếp tục tìm lên các hang đá thuộc xã Thanh Bình, huyện Mường Khương lẩn trốn và sinh sống. Chỉ có một điều khác là từ đó về sau Chứ không quay lại khu vực xã Tả Thàng đi họp chợ nữa mà chọn những địa bàn khác không ai biết mặt để tiện đi lại.

Cho đến tháng 8 năm 1998, trong lần đi lên rừng người dân của xã Thanh Bình đã phát hiện ra Chứ đang nấu cơm trong Hang Khỉ (thuộc thôn Văn Đẹt). Thông tin này được thông báo ngay lực lượng Công an xã. Thời điểm này Công an huyện Mường Khương cũng có một tổ cán bộ đang công tác tại xã Thanh Bình nên ngay lập tức phương án truy lùng Ma Seo Chứ được triển khai. Gần chục cán bộ cả Chính quyền, Công an xã và huyện ngay lập tức tìm lên đường tìm lên Hang Khỉ để truy bắt Chứ.

Lực lượng trinh sát được chia làm hai mũi tiến lên Hang Khỉ. Mũi trinh sát gồm đồng chí Tráng Sín Trà - Trưởng Công an xã Thanh Bình đã tiến sát được tới khu vực Hang Khỉ thì thấy Ma Seo Chứ đang ngồi ăn cơm. Khi cách nơi Chứ ngồi chỉ khoảng hơn 10 mét thì có một đồng chí trong tổ hô lên "Ai đấy, ra đây tôi bảo". Thấy vậy Chứ liền chạy vào phía trong hang lấy khẩu AK rồi giấu phía sau lưng tiến ra. Lúc này lực lượng trinh sát thấy Chứ khoác súng ra nên hô rút xuống phía dưới.

Chứ tiếp tục đi ra phía trước hang và nhìn thấy đồng chí Tráng Sín Trà đang đứng cách mình khoảng gần chục mét. Thấy vậy Chứ chĩa thẳng súng về phía Trà bắn liên tiếp hai phát. Nghe thấy tiếng súng các mũi trinh sát liền rút quân xuống phía dưới rồi cử người về huyện báo cáo. Lực lượng Công an huyện Mương Khương lúc đó đã ngay lập tức huy động toàn bộ lực lượng để truy bắt Ma Seo Chứ.

Khi lực lượng công an lên tới Hang Khỉ nơi trú ngụ của Chứ thì chỉ thấy đống tro vẫn còn lửa cùng chiếc lán nhỏ. Phía dưới chân hang đá mọi người cũng phát hiện ra đồng chí Trà bị trúng hai phát đạn của Chứ và đã chết. Tuy cách mũi trinh sát đã lùng tìm Chứ ngay trong đêm hôm đó nhưng cũng không thể nào tìm ra dấu vết của Người rừng.

Sau khi bắn thấy đồng chí Trà nẩy ra lên hai lần Chứ biết rằng người đó đã bị trúng đạn đã quay trở lại hang. Biết rằng Hang Khỉ đã bị lực lượng công an phát hiện không thể lẩn trốn được nữa nên Chứ đã ngay lập tức thu dọn đồ dùng rồi bỏ đi nơi khác. Chính vì vậy mà khi lực lượng công an huyện đến truy bắt thì Chứ đã bỏ đi từ khá lâu trước đó. Sau lần bị truy bắt hụt này Chứ đã tìm lên khu vực đồi núi thuộc huyện Si Ma Cai để lẩn trốn…

Người rừng đánh nhau với… gấu

Cuộc sống của Chứ vẫn diễn ra trong âm thầm và bí mật trong rừng sâu. Sống tác biệt với thế giới bên ngoài làm bạn với muông thú hoang dã khiến sức sống của Chứ trở nên rất mạnh mẽ. Đã có nhiều lần Chứ đã một mình đánh nhau với gấu trong rừng xanh. Đó và thời điểm năm 1997 khi Chứ đang trên đường trở về khi đi họp chợ Bắc Hà. Lúc đã về tới khu vực cách Hang Khỉ (Thanh Bình-Mương Khương) khi đang leo lên núi đá thì Chứ nghe thấy có tiếng rít rất lớn. Lúc này Chứ cũng nghĩ là tiếng của động vật nhưng không biết là loài nào nên vẫn tiếp tục đi.

Khi tiến thêm được khoảng vài chục mét nữa thì bỗng nhiên một con gấu rất to hiện ra trước mặt Chứ. Chứ rất hoảng hốt khi không mang theo súng nên đã vơ cành củi ở phía dưới chân đánh đuổi gấu. Con gấu to kia cũng lao đến tấn công lại nhưng Chứ đã nhanh né tránh và tiếp tục cầm gậy chống trả lại. Chiến đấu một hồi thì con gấu to kia đã ngoảnh đầu và bỏ đi. Chứ thoát chết một cách thần kỳ vì con gấu kia đã không tấn công quyết liệt. Bản thân Chứ lúc đó cũng không biết được đó là loài gấu nên đã không chạy trốn mà lại tấn công. Sau này trong những lần đi họp chợ nghe người dân nói chuyện về loại thú mà mình đã gặp và đánh nhau Ma Seo Chứ mới biết được đó là loài gấu.

Những năm tháng sống ở trong rừng sâu đã tự dạy cho Ma Seo Chứ cách sống hoang dã và thích nghi với sự khắc nghiệt của tự nhiên. Đã rất nhiều lần Chứ bị các loại rắn cực độc cắn nhưng vẫn thoát chết thần kỳ. Biện pháp chữa trị rất lạ lùng và không theo bất kỳ một bài thuốc nào cả nhưng nó vẫn giữ được mạng sống cho Chứ.

Lần đầu tiên Chứ bị rắn cắn vào hồi năm 1995 cũng trong một lần đi họp chợ ở khu vực huyện Bắc Hà (nay thuộc huyện Si Ma Cai). Khi trên đường trở về, lúc đang băng rừng thì Chứ bất ngờ bị một con rắn hổ mang chúa cắn vào bàn chân. Khi biết mình bị rắn cắn Chứ đã ngay lập tức nặn hết máu ở chỗ vết thương sau đó xé áo làm dây buộc garo lại rồi tiếp tục đi về hang ở. Khi về nhà nọc độc của con rắn bắt đầu phát tác khiến bàn chân của Chứ sưng và rất đau nhức. Dù biết chất độc phát tác nhưng vì quá đau đớn lại không biết bài thuốc nào chữa rắn cắn nên Chứ đã thiếp đi trong cơn hôn mê.

Nằm thiếp đi suốt từ trưa cho đến tận nửa đêm thì Chứ bừng tỉnh dậy lúc này cái chân bị rắn cắn đã sưng tên tận đầu gối. Nhìn xuống chân mình Chứ giật thót vì thấy có tới cả trăm con vắt bâu kín đen cả bàn chân cho tới qua đầu gối. Cầm tay rứt ra không hết có gói muối ngay bên cạnh Chứ đã lấy một nắm trà mạnh vào chân. Sát muối đến đâu vắt rơi ra đến đó. Thấy vậy Chứ nghĩ trong đầu rằng, con vắt có hình thù cũng giống như con rắn. Trong khi đó con vắt có muối sát vào lại buông ra như vậy nó sợ muối. Con rắn cũng có hình thù giống vậy chắc cũng sợ muối…

Nghĩ vậy Chứ lấy muối đắp lên vết rắn cắn ở dưới bàn chân. Nhưng lúc đó vết thương đã sưng tấy rất to, đau nhức và nóng ran. Lúc này chỗ gần Chứ nằm có loài cây dại (loại cây này người dân tộc Mông thường hay lấy về cho lợn ăn) cho vào miệng nhai rồi đắp lên vết thương. Khi đắp nắm cây dại lên vết thương bỗng nhiên dịu lại và Chứ cảm thấy đỡ đau nhức hơn. Cứ như vậy, vài tiếng Chứ lại rắc muối và nhai cây dại đắp lên vết thương rắn cắn. Thật thần kỳ vết thương của Chứ lại dịu đi trông thấy. Vài ngày sau chỗ bị rắn cắn kết thành một cục máu thâm rồi dần biến mất. Chứ thoát chết thần kỳ khi bị rắn hổ mang chúa cắn chỉ nhờ muối và cây dại. Những lần sau đó, khi bị rắn cắn Chứ đều áp dụng "bài thuốc" tự chế này để chữa trị và lần nào cũng giải được chất độc.

Thích nghi rất tốt với cuộc sống tự nhiên đã khiến cho chứ có khả năng tồn tại hoang dã như những loài thú rừng. Cuộc sống tự nhiên cũng tôi luyện cho Chứ sức chịu đựng dẻo dai đến mức chẳng cần mặc nhiều quần áo trong những ngày đông giá rét. Bàn chân, bàn tay của Chứ dầy lớp chai sạn. Việc Chứ leo chèo vách đá, cây cao chẳng khác gì loài khỉ loài vượn. Sống trong rừng thiêng nước độc chừng đó năm nhưng chưa bao giờ bị đau ốm. Chính vì quá am hiểu địa bàn rừng núi mà trong suốt hai mươi năm Chứ đã thoát khỏi rất nhiều lần truy bắt của lực lượng Công an. Và chỉ đến khi những dấu vết lẩn trốn của Ma Seo Chứ sau nhiều năm được chắp nối lại thì  Người rừng mới bị bắt giữ trong sự gắng sức của rất nhiều lực lượng trinh sát…

Tuấn Hiếu

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

Ngày 15/12, lễ hội Nhô Lir Bong (mừng lúa mới) của người Cơ Ho S’re tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã được phục dựng, tái hiện trong sự hân hoan của hàng trăm người đến từ các dân tộc anh em chung sống thuận hòa trên cao nguyên Di Linh, nhân dịp Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024.

Sáng 15/12, Thượng tá Trần Quang Vinh, Trưởng Công an huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn xã Tam Giang, huyện Krông Năng vừa xảy ra một vụ 3 học sinh chế tạo pháo khiến pháo phát nổ dẫn đến bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Ba em học sinh bị thương gồm: L.B.H., P.C.H. và L.H.A.N. (cùng học lớp 6, Trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam Giang, huyện Krông Năng).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文