Những cuộc hành trình lạc giữa sa mạc Sahara

16:01 10/07/2019
Những kẻ buôn người di cư ở Châu Phi đang chuyển sang khai thác các tuyến đường nguy hiểm xuyên qua sa mạc, qua khu vực Bắc Phi để đến các quốc gia Châu Âu. Chúng thậm chí "bán phá giá" người di cư cho đường dây buôn người khác giữa cuộc hành trình đi qua sa mạc nóng bỏng.


Giải cứu gần 20.000 người di cư bị bỏ rơi ở sa mạc Sahara trong 3 năm

Sau nhiều ngày di chuyển vất vả với hy vọng được đặt chân đến miền đất hứa, Amadou Sissoko kết thúc cuộc hành trình tại một trung tâm quá cảnh ở Agadez, Niger. Trung tâm này được thành lập với nỗ lực giải cứu, giúp đỡ những người di cư bị lạc ở sa mạc Sahara. Amadou Sissoko đã trả tiền cho những kẻ buôn người để chúng đưa anh qua khu vực phía đông bắc Niger vào Libya. Tuy nhiên, Amadou Sissoko không bao giờ đến đích theo kế hoạch.

"Xe di chuyển vào ban đêm, người lái xe nhìn thấy một chiếc ô tô và anh ta nghĩ đó là kẻ cướp. Anh ta bảo chúng tôi xuống xe và đột nhiên lái xe đi mất. Chúng tôi sống vất vưởng trên sa mạc trong một tuần không có gì để ăn, uống. Chúng tôi cố gắng đi bộ, hy vọng tìm thấy một ngôi làng nào đó. Thật may mắn khi có một chiếc xe tải đi qua và những người trên xe đã cho chúng tôi nước uống", Amadou kể lại. Sau đó, Amadou Sissoko và một nhóm người di cư khác được các nhân viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) trợ giúp và đưa đến Agadez.

IOM cho biết, trong 3 năm qua, tổ chức này đã giải cứu gần 20.000 người di cư bị bỏ rơi ở sa mạc Sahara. Chỉ riêng ngày 15-6 vừa qua, 406 người di cư từ 14 quốc gia Tây Phi, nhiều nhất là Bờ Biển Ngà, Guinea và Mali đã được tìm thấy trên sa mạc và được đưa đến các trung tâm quá cảnh.

"Phần lớn trong số này là những người di cư từ khu vực cận Sahara Châu Phi. Chúng tôi đã đưa họ trở lại các trung tâm quá cảnh người di cư ở Niger. Hiện nay, chúng tôi vẫn tổ chức các cuộc tuần tra cứu hộ thường xuyên ở Sahara - một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất", Martin Wyss, người đứng đầu IOM tại Niger cho biết

Trong cuộc hành trình đến miền đất hứa, nhiều người di cư đã mắc kẹt trên sa mạc Sahara.

Lộ trình di chuyển mới tăng rủi ro với người di cư

Vào tháng 5-2019 vừa qua, Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou cho biết, dòng người di cư, người tị nạn di chuyển về khu vực phía bắc qua Niger đã giảm mạnh so với mức "đỉnh" vào năm 2017. Những kẻ buôn người đang khai thác các tuyến đường nguy hiểm hơn để tránh bị phát hiện. Điều này làm tăng rủi ro đối với người di cư

Trong những năm qua, Niger phải đối mặt với áp lực từ châu Âu để ngăn chặn dòng người di cư từ Tây Phi đến Italia. Vào năm 2015, nước này đã đưa ra quy định khiến "di cư bất thường" trở thành "bất hợp pháp". Theo đó, những người dân địa phương tham gia hỗ trợ di cư có thể phải chịu hình phạt nghiêm khắc. Trước đó, với tư cách là thành viên của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (Ecowas), Niger cho phép người dân tự do đi lại. Được hỗ trợ bởi Liên minh châu Âu, Niger cũng tăng cường tuần tra tại các khu vực biên giới và sa mạc Sahara.

"Những biện pháp này không ngăn chặn được dòng người di cư mà còn làm tăng tình trạng di cư bất thường. Những đường dây buôn người thường di chuyển vào ban đêm và đi các tuyến đường vòng. Điều này làm tăng nguy cơ những chiếc xe bán tải chở người di cư bị các băng nhóm tội phạm phục kích và cướp bóc. Nếu bị cảnh sát truy đuổi, chúng có thể bỏ rơi người di cư trên sa mạc. Đôi khi, những kẻ buôn người đánh đập, ăn cắp tiền của người di cư hoặc bán người di cư cho đường dây buôn người khác", Ahmed Kossa, Phó Thị trưởng Agadez nói.

Để giải quyết vấn đề đang đặt ra, định kỳ mỗi tháng một lần, IOM tổ chức đoàn tuần tra cứu hộ bao gồm các nhân viên cộng đồng, nhân viên y tế… "Chúng tôi đã đi tuần tra và thấy những người di cư trong điều kiện sống rất khủng khiếp. Họ không có nước uống khi di chuyển trên sa mạc", Mahaman Azawa, một chuyên gia của IOM nói. Mahaman Azawa cho biết thêm, IOM đưa những người di cư bị lạc trên sa mạc đến các trung tâm quá cảnh, cung cấp thức ăn, nước uống và hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho họ.

"Mặc dù đã hỗ trợ rất nhiều nhóm người di cư, tôi vẫn luôn ám ảnh về hình ảnh những ông bố, bà mẹ bế đứa trẻ sơ sinh trên tay, mặt phủ đầy cát và quần áo bị rách toạc. Thật buồn khi có lần tôi tận mắt chứng kiến một người di cư chết trong khi chúng tôi đưa họ về trung tâm quá cảnh", Alhassane Adouel, một chuyên gia của IOM cho biết.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文