Những điều chưa biết về chó nghiệp vụ trên thế giới

16:11 26/02/2016
Chó nghiệp vụ (hay còn có tên chuyên môn là K9) là loại chó được huấn luyện đặc biệt để giúp cảnh sát và những lực lượng hành pháp thực thi nhiệm vụ. Nhiệm vụ của chó nghiệp vụ thường là tìm ma túy và chất nổ, tìm người mất tích, truy tìm theo dấu vết nguồn hơi tại hiện trường vụ án, bảo vệ chủ nhân… Các chú chó nghiệp vụ phải nhớ được một số ký hiệu tay và lệnh bằng tiếng nói của người huấn luyện.


Theo luật pháp nhiều nước, hành vi giết hại hoặc gây thương tích cho chó nghiệp vụ bị coi là tội phạm.

Các chú chó đã được sử dụng trong các lực lượng thực thi pháp luật từ rất sớm (từ thời trung cổ) để truy lùng những kẻ ngoài vùng pháp luật, bảo vệ các phiên tòa. Tại Pháp, các lực lượng bảo vệ pháp luật sử dụng chó để hỗ trợ nhiệm vụ từ thế kỷ XIV… 

Vụ án đầu tiên mà chó nghiệp vụ được cảnh sát sử dụng để hỗ trợ phá án là vào năm 1869 khi cảnh sát trưởng thủ đô London (Anh) là ông Charles Warren trưng dụng hai chú chó nghiệp vụ để phá thành công vụ án giết người hàng loạt do tên Jack The Ripper thực hiện. 

Sau đó, chó nghiệp vụ nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong lực lượng cảnh sát các nước, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ. Bỉ là nước đầu tiên chính thức thành lập đơn vị cảnh sát huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ vào năm 1899. Cảnh sát Đức mở trường chuyên nghiệp huấn luyện chó nghiệp vụ vào năm 1920 và quyết định chọn giống chó thuần chủng Shepherd là giống chó nghiệp vụ chủ đạo.

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, chó nghiệp vụ ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng cảnh sát nói riêng và các lực lượng thực thi pháp luật khác nhau. Rất nhiều chiến công lừng lẫy đã được chó nghiệp vụ xác lập, nhiều vụ án lớn đã được phá nhờ các chú chó. Chó nghiệp vụ được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ tấn công, truy lùng, cứu nạn cứu hộ, phát hiện chất nổ hoặc vũ khí, hỗ trợ trấn áp bạo loạn, truy tìm nguồn hơi…

Thực hiện các bài huấn luyện nghiêm ngặt. 

Chó nghiệp vụ được lựa chọn rất kỹ càng, từ khi chúng mới sinh thậm chí được đầu tư gây giống từ đầu. Tuy nhiên, độ tuổi đủ để chó trưởng thành và có thể bắt đầu khóa huấn luyện nghiệp vụ chuyên sâu là ít nhất chó phải đạt 12 - 15 tháng tuổi. Phần lớn chó nghiệp vụ đang được sử dụng trên thế giới là chó đực nhưng cũng có một số chó cái được sử dụng vì chó cái có khả năng khá đặc biệt trong việc xác định vị trí đặt bom và nơi cất giấu ma túy. 

Tùy theo mục đích sử dụng và nhiệm vụ thực thi mà mỗi lực lượng thực thi pháp luật các nước lựa chọn loại chó để huấn luyện và sử dụng cho phù hợp nhất nhưng chủ yếu vẫn là những dòng chó thuần chủng như Beagle (để xác định nơi đặt bom, cất giấu ma túy), Malinois (để bảo vệ, tấn công, truy tìm nguồn hơi người, hỗ trợ áp giải tù nhân), Bloodhound (truy tìm, tìm nơi cất giấu ma túy), Doberman Pinscher (để bảo vệ, tấn công), Shepherd (trong tất cả các nhiệm vụ)… với giá một chú chó giống vào khoảng 8.000USD. Một số chó nghiệp vụ còn được huấn luyện trong lực lượng cảnh sát dù hoặc lính dù trong các nhiệm vụ tấn công từ trên không hoặc không vận.

Khi trực chiến, chó nghiệp vụ làm việc theo giờ giấc của ca (thông thường theo chế độ ba ca: 7h - 15h, 15h - 23h và từ 23h - 7h). Sau giờ làm việc, chó nghiệp vụ được trở về chuồng nuôi để ăn uống, tắm và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ca làm tiếp theo. Định kỳ trong ngày chó được huấn luyện tại thao trường để đảm bảo độ bền bỉ và dẻo dai, chính xác khi làm nhiệm vụ. 

Cảnh sát một số nước có hệ thống cấp bậc hàm dành riêng cho chó nghiệp vụ căn cứ vào thời gian tại ngũ, thành tích chó lập được và khả năng cống hiến. Các chú chó có cấp bậc càng cao càng được ưu tiên sử dụng trong những nhiệm vụ đặc biệt, đòi hỏi độ khó cao, cần đến năng lực và kinh nghiệm xử lý của chúng.

Thời gian phục vụ "tại ngũ" của các chú chó thông thường khoảng 6 - 9 năm. Tại hầu hết các nước có sử dụng chó nghiệp vụ, các chú chó sẽ được hưởng chế độ "hưu trí" nếu bị thương mà không thể hồi phục hoàn toàn, mang thai, nuôi chó con hoặc quá già hoặc ốm yếu không thể tiếp tục nhiệm vụ. Nếu chú chó nào bị hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ, chúng cũng sẽ được hưởng chế độ chôn cất và truy tặng các danh hiệu cao quý như con người để thể hiện sự tôn vinh  đối với sự trung thành và cống hiến của chúng. 

Lực lượng cảnh sát các nước có sử dụng chó nghiệp vụ đều có nguồn kinh phí cố định để mua, nuôi dưỡng, huấn luyện và thực hiện chế độ cho chó nghiệp vụ, trả lương và trang cấp cho các sỹ quan huấn luyện, sử dụng chó. Không giống như chó cảnh, chó nghiệp vụ rất năng động và tiêu hao năng lượng nhiều do vậy chúng được hưởng chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc rất đặc biệt, được bác sỹ thú y chuyên nghiệp chăm sóc hằng ngày. 

Các chú chó nghiệp vụ sau khi tốt nghiệp các trường huấn luyện (với kinh phí lên đến khoảng 12.000 - 15.000USD/chú chó/khóa học) sẽ được phiên chế về các đơn vị nghiệp vụ và chúng cũng được định kỳ thường xuyên tái huấn luyện hoặc huấn luyện bổ sung các kỹ thuật, chiến thuật và cách thức thực hiện nhiệm vụ mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 

Hằng năm, các chú chó nghiệp vụ trong độ tuổi phục vụ đều phải trải qua kỳ sát hạch về sức khỏe và kỹ năng nhiệm vụ để được cấp chứng chỉ thi hành nhiệm vụ. Nếu chú chó nào thi lại cũng  không đạt sẽ bị xem xét thải loại và người huấn luyện sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của ngành vì trách nhiệm quản lý và huấn luyện không tốt.

Hiện nay, cảnh sát các nước Anh, Mỹ, Nga, Canada, Đức… là những lực lượng cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ nhiều nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng ngàn chú chó. Chó nghiệp vụ được cảnh sát các nước này sử dụng trong nhiều đơn vị như cảnh sát giao thông, cảnh sát tuần tra biên giới, cảnh sát chống bạo động, cảnh sát điều tra, cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát trại giam… 

Sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Tất cả các chú chó nghiệp vụ khi tham gia tuần tra công khai đều phải đeo rọ mõm để tránh tấn công người vô tội, chúng chỉ được tháo rọ mõm khi bắt đầu được chỉ định thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Khi di chuyển xa, chó nghiệp vụ được chở trên các phương tiện có thiết kế riêng cho chúng. Trong lực lượng cảnh sát các nước này, nhiều sở cảnh sát thiết kế quân phục cho chó nghiệp vụ và cho chúng đeo phù hiệu như một sỹ quan cảnh sát.

Trong những năm gần đây, cùng với sự lên ngôi của kỹ thuật hình sự trong công tác cảnh sát, vai trò của chó nghiệp vụ cũng ngày được chứng minh và nâng cao. Nhiều nước coi chó nghiệp vụ như một "binh chủng" chính thức trong lực lượng cảnh sát của mình. Công tác đầu tư nghiên cứu, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác cảnh sát nói riêng và trong lực lượng thi hành pháp luật cũng ngày càng được chú trọng. Chó nghiệp vụ đã và đang là trợ thủ đắc lực cho lực lượng cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên thế giới.

Tại Việt Nam, chó nghiệp vụ đã được sử dụng trong lực lượng cảnh sát, quân đội (nhất là lực lượng biên phòng) từ lâu. Trước đây, chúng ta tuyển chọn, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ theo mô hình chuyển giao từ cảnh sát các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó chủ yếu từ Liên Xô) nhưng sau này chúng ta đã tiếp cận, học tập kinh nghiệm và vận dụng thêm các bài học, kinh nghiệm quý báu từ các nước khác. 

Hiện nay, lực lượng Công an Việt Nam đã có Cục Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động), có nhiệm vụ tuyển lựa, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ về huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ cho cảnh sát toàn quốc. Cục cũng đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo quốc tế cho lực lượng cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ của nước bạn Lào và Campuchia. 

Các chú chó nghiệp vụ đã trợ giúp đắc lực cho cảnh sát các đơn vị, địa phương toàn quốc đấu tranh với các loại tội phạm, là chìa khóa đột phá thành công nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng và khó khăn, bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội nguy hiểm. Nhiều chú chó dũng cảm đã dũng cảm chiến đấu và bị sát hại khi chiến đấu trực diện với đối tượng phạm tội sử dụng vũ khí. Trải qua thực tiễn chiến đấu, lực lượng Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát trong tình hình mới.

Nguyễn Hoàng Đoàn

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Nguồn tin của PV Báo CAND cho biết, chiều nay (4/12), Giám đốc Xí nghiệp taxi Đà Nẵng (Công ty CP Thuận Phước Phát) đã ký Quyết định số 163/2024-QĐ-XNTXĐN áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với ông Đoàn Đại Chinh (trú tại Đà Nẵng), mã số nhân viên 154, điều khiển taxi BKS 43A-48440 do đã vi phạm nội quy công ty, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý khách hàng.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo quyết định việc sử dụng xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho hay, quy định sẽ chỉ ban hành khi người dân đồng thuận.

Công trình cải tạo lát nền vỉa hè và vườn hoa tại địa bàn phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) thi công một cách chậm chạp suốt gần 3 tháng không hoàn thành khiến cho người dân sống xung quanh khu vực cũng không khỏi ngán ngẩm bởi sự bất tiện.

Nếu như những lần Festival hoa trước, lợi dụng nhu cầu du khách tới TP Đà Lạt (Lâm Đồng) tham quan tăng đột biến, các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, đi lại, các điểm du lịch nhỏ thường tăng giá mạnh thì năm nay lại trái ngược hẳn.

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

Chiều 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý theo thẩm quyền.

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

Sáng 4/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội TTGT quận Cầu Giấy; Đội CSGT-TT Công an quận Cầu Giấy cùng Công an phường Trung Hòa triển khai lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực nút giao thông Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, trong đó tập trung công tác chỉ huy, điều tiết phân luồng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文