Những kẻ buôn người giả làm tình nguyện viên lừa người vô gia cư

16:08 07/07/2019
Kết quả một báo cáo mới công bố ở Anh cho thấy, những kẻ buôn người đóng giả làm tình nguyện viên để tiếp cận người vô gia cư tại các nhà ga, công viên, nhà tạm trú và lôi kéo họ vào lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục.


"Ăn xin niềm tin"

Báo cáo của tổ chức từ thiện Unseen tiết lộ, hàng trăm người vô gia cư đang trở thành nô lệ hiện đại. 7% số nạn nhân gọi điện đến đường dây trợ giúp từ thiện của Unseen trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10-2016 và tháng 4-2019 liên quan đến người vô gia cư. Đối tượng nhắm vào những người vô gia cư tại nhiều địa điểm khác nhau như ga tàu, công viên, đường phố, cũng như tại nơi trú ẩn. Việc lôi kéo, tuyển dụng người vô gia cư cũng được tiến hành trên internet, bao gồm cả các phương tiện truyền thông xã hội, các địa điểm sinh hoạt tôn giáo.

Những người vô gia cư thường bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ, lôi kéo vào lao động cưỡng bức.

Nhân viên các tổ chức từ thiện cho biết, họ đã chứng kiến nhiều trường hợp những kẻ buôn người đóng giả là nhà từ thiện cung cấp đồ ăn, thậm chí đóng giả làm người vô gia cư để lôi kéo những người yếu thế, dễ bị tổn thương vào công việc bị bóc lột sức lao động.

Andrew Smith, Giám đốc điều hành của Hull Homless, Chủ tịch của Humber Modern Slavery Partnership cho biết, đàn ông vô gia cư thường bị dụ dỗ, lôi kéo vào làm công việc nặng nhọc để kiếm tiền, trong khi phụ nữ trẻ bị lôi kéo vào hoạt động mại dâm và bị bóc lột sức lao động.

"Một vài năm trước, chúng tôi thấy những chiếc xe tải màu trắng cung cấp súp miễn phí cho người vô gia cư trên đường phố. Thông qua hành động này, những kẻ buôn người tiếp cận, trò chuyện với người vô gia cư. Đôi khi, chúng giả vờ là người vô gia cư. Một ngày nào đó, chúng sẽ nói với người vô gia cư rằng, có muốn kiếm tiền bằng công việc dễ dàng không. Chúng đưa người vô gia cư đi và biến mất. Đó là hành vi "ăn xin" niềm tin". Thật sự vô đạo đức. Chúng hầu như không sợ hãi khi hành động như vậy, ông Smith nói.

Tomec (không phải tên thật của nhân vật), một người đàn ông vô gia cư đến từ Ba Lan đột nhiên biến mất cùng chiếc xe phát súp miễn phí. Ba tháng sau, Tomec được đưa đến một khu vực khác, làm lao động thủ công trên một bãi thải tái chế, không có điện và không có nước sinh hoạt. "Tomec đã bị đưa đi mà không biết mình đang ở đâu. Những tay buôn người lấy tất cả giấy tờ và thường xuyên đe dọa Tomec. Tomec tìm đến sự trợ giúp của Hull Homless", ông Smith nói.

Trong một trường hợp khác, một người đàn ông vô gia cư ở Anh trong độ tuổi bốn mươi có tên là David cũng bị lôi kéo, đưa đi làm công việc lao động nặng nhọc bằng cách tương tự. David đã tìm cách liên lạc qua Facebook với các nhân viên của Hull Homless để được giải cứu. David phải ở trên một chiếc xe tải di động. Người đàn ông này được hứa hẹn khoản tiền 120 bảng mỗi tuần nhưng thực tế chỉ nhận được 10 bảng vì phải trừ 50 bảng tiền ăn uống, 60 bảng tiền chỗ nghỉ.

Đối tượng yếu thế dễ bị các băng nhóm tội phạm khai thác

Unseen nói rằng, khai thác lao động là hình thức bóc lột phổ biến nhất hiện nay. Những người vô gia cư là đối tượng yếu thế dễ bị các băng nhóm tội phạm khai thác. Đối tượng dễ bị lợi dụng nhất là những người nghèo, lạm dụng chất gây nghiện, người nhập cư gặp rào cản ngôn ngữ. Những người vô gia cư ở Anh đã tăng 165% trong 8 năm qua, với 4.677 người được ghi nhận là sống lang thang trên đường phố vào năm ngoái.

Unseen cho biết, những phát hiện của báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện hoạt động bảo vệ người vô gia cư trong việc nhận thức đầy đủ rủi ro tiềm ẩn, dấu hiệu của chế độ nô lệ hiện đại với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Rachel Harper, người phụ trách đường dây nóng của Unseen cho biết, dữ liệu thống kê từ đường dây nóng về các trường hợp người vô gia cư được tư vấn, trợ giúp có thể lấy làm cơ sở để nghiên cứu, đưa ra giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, kết quả báo cáo cũng cho thấy, lý do tại sao sự hợp tác giữa các tổ chức từ thiện hoạt động bảo vệ người vô gia cư, thành viên của các cơ quan công cộng là rất quan trọng.

Một chuyên gia của Chính phủ Anh nhận định, "chế độ nô lệ hiện đại là một tội ác ghê tởm, tàn phá cuộc sống của các nạn nhân. Chính phủ Anh cam kết xóa bỏ chế độ nô lệ hiện đại dưới mọi hình thức và hỗ trợ nạn nhân trên mọi phương diện để họ có thể xây dựng lại cuộc sống.

Luật chống nộ lệ hiện đại của chúng tôi đã bảo vệ được hàng ngàn nạn nhân, khiến hàng trăm người bị kết án. Chúng tôi sẽ liên tục tìm giải pháp để hỗ trợ các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại một cách tốt nhất".

T. Phạm (Tổng hợp)

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文