Những vụ tai nạn hàng không vũ trụ tàn khốc

12:16 22/09/2020
Những gì ông Komalov nói là sự thật. Trên thực tế, mọi người đều biết rằng con tàu vũ trụ có rất nhiều vấn đề khác nhau. Sau khi kiểm tra tàu vũ trụ "Soyuz 1" các nhân viên kỹ thuật đã phát hiện ra 203 vấn đề về kết cấu, điều này sẽ làm cho chuyến bay của tàu vũ trụ trở nên rất nguy hiểm.


Tuy nhiên, trong môi trường chính trị nghiêm khắc của Liên Xô lúc bấy giờ không ai dám báo cáo những vấn đề này với nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là ông Brezhnev vì sợ rằng mình sẽ bị giáng chức hoặc bị sa thải, vì vậy việc phóng tàu vũ trụ vẫn được tiến hành theo đúng kế hoạch.

"Tôi sẽ không quay về sau nhiệm vụ lần này!"

Ông biết điều gì sẽ xảy ra nhưng ông không thể từ chối nhiệm vụ bởi vì nếu ông rút lui thì Yuri Gagarin sẽ là người thay thế ông. Để cho người bạn khỏi đi vào chỗ hết sức nguy hiểm, ông vẫn dấn thân vào cuộc hành trình tử vong này.

Sau khi được phóng vào không gian, dàn ăng-ten của tàu vũ trụ không mở được như bình thường, nguồn điện không đủ và việc điều khiển con tàu gặp muôn vàn khó khăn. Nhiệm vụ phát sóng điện dự kiến cho ngày hôm sau đã bị hủy bỏ và niềm hy vọng quay trở lại Trái đất an toàn của Komalov đã rơi vào thất vọng.

Tàu con thoi Challenger khi bị nổ tung.

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, tàu vũ trụ chở ông Komarov đã hạ cánh xuống một bình nguyên gần Orenburg Nga, chiếc dù chính đã không mở chỉ mở được chiếc dù dự phòng nhưng lại bị xoắn. Tàu vũ trụ đã bị vỡ nát và tên lửa được sử dụng để hãm khi chạm đất cũng bị nổ. Theo ông Rusayev, chỉ có một khúc xương chân của ông Komarov được tìm thấy trong đống đổ nát, ngoài ra không có gì khác. Ông Komarov được tổ chức tang lễ theo cấp nhà nước và hài cốt của ông được đặt trong một quan tài mở.  

Cái chết của người bạn cứ canh cánh ở trong lòng ông Gagarin cho đến khi ông cũng bị chết trong một tai nạn máy bay năm 1968. 

Tai nạn xảy ra trong cabin tàu vũ trụ Apollo 1 của Mỹ năm 1967

Vào ngày 27 tháng 1 năm 1967, tàu vũ trụ "Apollo 1" của Mỹ đã thất bại trong việc mô phỏng vụ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida. Trước khi xảy ra tai nạn, các phi hành gia đã nằm trên ghế của họ trong cabin tàu vũ trụ.

Lúc 6:31 chiều, một giọng nói được cho là của phi hành gia Chaffee nói qua hệ thống liên lạc: "Một ngọn lửa đã bùng lên ở trong buồng lái!". Vài giây sau đó, vang lên tiếng kêu đau đớn của các phi hành gia. Ở giai đoạn cuối, qua camera quan sát thấy rằng phi hành gia White đang cố gắng mở nắp cabin nhưng do việc áp suất không khí trong cabin đột ngột tăng lên làm cửa không thể mở được và chỉ trong vẻn vẹn có 17 giây cả ba phi hành gia đã bị thiêu chết.

Cuộc điều tra vụ tai nạn cho thấy ngọn lửa bùng lên từ một tia lửa trong hệ thống dây dẫn điện. Vì trong cabin chứa đầy ôxy nên ngọn lửa bùng lên rất nhanh không thể kiểm soát được đã gây nên cái chết của ba phi hành gia.

Tai nạn do rò rỉ không khí của tàu vũ trụ Soyuz của Nga năm 1971

Năm 1971, tàu vũ trụ Soyuz bị rò rỉ khí trong cabin trên đường trở về và vì các phi hành gia không mặc bộ đồ bảo hộ vũ trụ nên ba phi hành gia đã lặng lẽ chết trong cabin.

Ngày 30 tháng 6 năm 1971, sau khi hoàn thành hơn ba tuần làm việc trong không gian, ba phi hành gia Liên Xô là Patasayev, Volker và Dobrovorsky chuyển sang tàu "Soyuz 11" để sẵn sàng trở về Trái đất.

Khi bắt đầu chuyến bay trở về mọi thứ đều bình thường nhưng khi tàu vũ trụ chuẩn bị đi vào bầu khí quyển thì van an toàn thông gió trong cabin đã bất ngờ mở ra. Trong trường hợp bình thường, van an toàn này sẽ không được tự động mở cho đến khi tàu vũ trụ tiếp đất để áp suất không khí trong cabin và áp suất bầu khí quyển bên ngoài cân bằng nhau nhưng van an toàn lại mở khi tàu vũ trụ vẫn chưa đi vào bầu khí quyển trái đất.

Sau khi van áp suất không khí được mở, cửa sổ nhỏ thông gió nhỏ trên tàu vũ trụ  lúc đóng lúc mở và không khí trong cabin tàu vũ trụ nhanh chóng thoát ra ngoài không gian. Áp suất không khí trong cabin đột ngột giảm từ 900 mm Hg xuống 500 mm Hg trong vòng 20 giây, 1 phút sau áp suất không khí trong cabin tàu vũ trụ xuống tới 170 mm!

Trong một cuốn nhật ký, tướng Kamanin đã viết: Sau 4 giây rò rỉ không khí trong tàu cabin tàu vũ trụ, các phi hành gia hít thở 48 lần mỗi phút, trong khi người bình thường chỉ có 16 lần, các phi hành gia lúc đó gần như rơi vào trạng thái cận kề cái chết. Trạng thái này kéo dài chưa đầy nửa phút và cái chết khủng khiếp đã đến nhưng nếu họ mặc quần áo bảo hộ vũ trụ thì thảm kịch này là hoàn toàn có thể tránh được.

Thảm họa tàu vũ trụ Challenger với 7 phi hành gia Mỹ

Ngày 28 tháng 1 năm 1986, một ngày đẹp trời ở mũi Canaveral, hơn 1.000 người tập trung tại khán đài cách địa điểm phóng tàu vũ trụ Challenger 6,4km.

Mọi người đứng xem vụ phóng tàu con thoi Challenger có thể nhìn thấy tốc độ con tàu Challenger đang tăng dần một cách thuận lợi nhưng đến giây thứ 73 khi tàu con thoi đến độ cao 16.600 mét nó đột nhiên phát ra ánh sáng rực rỡ trước màn hình tivi trên khắp thế giới và trước mặt khán giả xem trực tiếp. Bình nhiên liệu bị phát nổ, tàu con thoi Challenger bị phá hủy, liên lạc với mặt đất bị gián đoạn và dữ liệu trên màn hình trung tâm điều khiển đột nhiên biến mất, tàu con thoi Challenger biến thành một đám cháy lớn. 

Ba phi hành gia Mỹ trong vụ tai nạn tàu "Apollo 1" năm 1967.

Tàu con thoi Challenger bị nạn, sau vụ nổ các mảnh vỡ rơi rải rác về phía đông nam cách địa điểm phóng 30 km một giờ sau đó, tàu con thoi trị giá 1,2 tỷ đôla đã bị tan thành mây khói cùng với bảy thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Tai nạn xảy ra khi hạ cánh

Ngày 1 tháng 2 năm 2003 tàu con thoi Columbia mất liên lạc với trung tâm điều khiển 16 phút trước khi hạ cánh rồi bị nổ ở trên bầu trời bang Texas, cả 7 bảy phi hành gia không một ai sống sót.

Từ khi tiếng chuông cảnh báo trong cabin của tàu Columbia vang lên đến khi các phi hành gia bị chết chỉ có một phút thôi, tàu con thoi Columbia lật nghiêng rồi bị mất kiểm soát, vài giây sau đó, trong cabin của phi hành đoàn tàu Columbia bị sụt áp. Báo cáo cho rằng việc thiếu oxy do sụt áp đã gây ra cái chết của các phi hành gia. 

Ngày 1 tháng 2 năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 10 năm xảy ra thảm họa tàu con thoi Columbia Hoa Kỳ, cựu phi hành gia của NASA ông Wayne Hall đã tiết lộ một tin động trời rằng năm đó mặc dù các kỹ sư cao cấp của NASA đã sớm phát hiện ra rằng con tàu có thể bị phá hủy trên đường trở về nhưng người lãnh đạo NASA đã cố ý giấu điều này với các phi hành gia và vẫn ra lệnh phóng tàu vào không gian.

Khi ông Harper nói lên sự thật phũ phàng này mọi người tại hiện trường đều im lặng. Wayne Hall đau đớn nói rằng đây là một sai lầm nghiêm trọng của NASA, một sai lầm không thể tha thứ, vì điều này mà lương tâm ông Wayne Hall đã bị day dứt trong nhiều năm. 

Mặc dù nhiều tai nạn đau thương xảy ra nhưng những cuộc chinh phục không gian không thể dừng lại. Phi hành gia Glory, người đã bị nạn trong vụ cháy tàu vũ trụ thử nghiệm "Apollo 1" đã từng nói lời cảm động và chân thành khi ông còn sống: "Nếu chúng tôi bị chết mọi người hãy coi đây là một việc bình thường. Chúng tôi đang tham gia vào một công việc mạo hiểm và nếu sự việc xảy ra ngoài ý muốn thì không nên bỏ lỡ tiến độ của các kế hoạch đang dự định, chinh phục không gian là phải chấp nhận rủi ro".

Nguyễn Đình Thiêm (Theo "Xinhuanet.com")

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文