Nỗ lực chống nạn buôn người

07:34 16/03/2017
Cảnh sát Hy Lạp vừa bắt ít nhất 13 nghi can bị tình nghi có liên quan tới một tổ chức tội phạm quốc tế buôn người tại châu Âu. Ngoài số nghi can bị bắt kể trên, 131 người nhập cư trái phép cũng bị tạm giữ trên đảo Crete.

Và chiến dịch truy quét của cảnh sát Hy Lạp được thực hiện bởi sự phối hợp của bảo vệ bờ biển Hy Lạp và Cơ quan Phòng chống tội phạm Anh. Gần 1 năm trước (17-3-2016), cảnh sát Hy Lạp từng phá mạng lưới chuyên đưa người di cư tới Italia bằng phi cơ Piper hạng nhẹ. Khi đi, mỗi người phải trả cho bọn buôn người từ 5.100 đến 8.500 USD để được vượt biên bằng máy bay.

Cảnh sát Hy Lạp trong một cuộc truy bắt tội phạm.

Mấy ngày trước, dư luận và giới chuyên môn quan tâm tới việc nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Áo triển khai lực lượng tới Serbia để chặn dòng người nhập cư vào châu Âu, sau khi một số người di cư tố cáo cảnh sát Bulgaria đã tiếp tay cho bọn buôn người.

Theo tố cáo của người nhập cư, cảnh sát Bulgaria trở thành tay trong cho bọn buôn người để đưa họ vượt biên giới Bulgaria tới Serbia bởi nước này không thuộc khối Schengen, nên không được hưởng qui chế tự do đi lại. Giới truyền thông cho biết, sau khi cảnh sát Serbia sử dụng thiết bị ảnh nhiệt (phát hiện được nhiệt độ cơ thể  người từ khoảng cách 10km), nhiều vụ buôn lậu người đã bị phát hiện.

Gần 5 tháng trước (12-10-2016), đại diện Cơ quan điều tra Hungary, ông Zoltan Boross cho biết, cảnh sát đã hoàn tất công tác điều tra đối với 8 nghi can liên quan tới cái chết của 71 người di cư (bị chết trong một chiếc xe tải tại Áo hồi tháng 8-2015) và chuyển hồ sơ sang cơ quan công tố. Theo ông Zoltan Boross, trong số 8 nghi can có 7 người mang quốc tịch Bulgaria, tên còn lại là kẻ cầm đầu mang quốc tịch Afghanistan.

Từ tháng 2-2015 đến khi bị bắt hồi hạ tuần tháng 8-2015, chúng đã thực hiện trót lọt 25 vụ, đưa hơn 1.000 người di cư tới châu Âu. Thủ đoạn của chúng là gom người di cư tại Serbia, sau đó đưa họ đến biên giới Hungary. Và từ Hungary, chúng đưa người di cư lên xe tải và chở họ tới Áo hoặc Đức với giá từ 1.300USD đến 6.000 USD/người.

Cảnh sát Hungary từng phối hợp với cảnh sát Slovakia triệt phá băng đảng buôn người di cư vào khu vực phía Tây châu Âu - người di cư bị nhét vào những thùng chứa nhiên liệu được thiết kế đặc biệt, và họ phải trả 500-1.000 euro để được vận chuyển qua biên giới.

Cảnh sát Brazil cũng vừa thông báo, các đối tượng vừa bị bắt trong đường dây buôn bán phụ nữ Brazil tới Slovenia và Italia có thể lĩnh mức án lên tới 25 năm tù giam, bởi họ bị cáo buộc phạm các tội như buôn người, lạm dụng tình dục, rửa tiền...

Và đường dây buôn bán phụ nữ kể trên bị cảnh sát Brazil phá, nhờ sự giúp đỡ và hợp tác của cảnh sát châu Âu. Trong tuyên bố đưa ra hôm 25-2, cảnh sát Brazil cho biết, họ đã phá vỡ một mạng lưới buôn người quốc tế tại Fortaleza, thủ phủ bang Ceara và việc này nằm trong Chiến dịch Marguerita.

Nhiều trẻ em châu Phi là nạn nhân của bọn buôn người.

Và những nghi can làm việc trong đường dây này đã dụ dỗ và vận chuyển phụ nữ trái phép tới Slovenia và Italia, sau đó ép họ tham gia đường dây mại dâm. Tham gia Chiến dịch Marguerita có sự góp sức của 92 cảnh sát Brazil, cùng lực lượng cảnh sát của Slovenia và Italia. Và qua điều tra, các nạn nhân đến từ nhiều bang của Brazil như Bahia, Minas Gerais và Sao Paulo.

Theo giới truyền thông, Chính phủ Malaysia đã thành lập lực lượng đặc biệt chống buôn người di cư để phối hợp với Văn phòng chống Tội phạm và Ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) kể từ tháng 1-2017.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết, lực lượng này được hình thành từ các đại diện của Văn phòng Tổng chưởng lý, Cảnh sát, Nhập cư, Cơ quan chấp pháp biển, Hải quan, Hội đồng an ninh quốc gia và Cục nguồn nhân lực.

Trước đó (7-1), Cục trưởng Cục Nhập cư Malaysia Mustafar Ali cho biết, cơ quan này đã giải cứu 59 người Bangladesh là nạn nhân của hoạt động buôn bán người trong một chiến dịch tại khu vực Desa Petaling.

"Chính phủ Mỹ sẽ tập trung để chấm dứt tình trạng buôn bán người. Tôi sẽ sử dụng mọi nguồn lực ở các cấp độ để giải quyết vấn đề này. Bởi tình trạng này đang ngày một tồi tệ hơn và đang xảy ra ở Mỹ.

Buôn bán người là vấn đề không chỉ ở Mỹ, mà cả quốc tế và thực sự là một thách thức", Tổng thống Donald Trump đã đưa ra cam kết này khi phát biểu tại cuộc gặp với các tổ chức đang giúp đỡ những nạn nhân của tình trạng buôn bán người ở Washington.

Hơn 1 tháng trước (6-2), Cơ quan điều tra hình sự Nam Phi (Hawks) cho biết, họ đã giải cứu 72 người nước ngoài bị đưa trái phép vào Nam Phi và bị bóc lột lao động tại một nhà máy ở tỉnh KwaZulu-Natal. Những nạn nhân này bị bán từ Swaziland và Lesotho. Cảnh sát Nam Phi đã bắt 5 nghi phạm có liên quan đến vụ này.

Thiện Lân

Ngày 1/4, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đang tạm giữ đối với Huỳnh Tấn Tài (SN 2009, ngụ tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người xảy ra tại thị trấn Tam Bình (huyện Tam Bình).

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Các chính sách liên quan đến việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… chưa đồng bộ khiến nhà ở chưa phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo đề án của Chính phủ. Đây là những đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia tại toạ đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”: Vấn đề thực hiện chính sách do Báo Nông thôn ngày này (Danviet.vn) tổ chức ngày 1/4.

Từ khi đặt chân tới Myanmar, mảnh đất đang chịu nhiều đau thương bởi động đất, các CBCS của Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam đã nỗ lực chạy đua với thời gian, vượt qua mọi khó khăn giúp người dân vùng động đất. Thời gian nghỉ ngơi để ăn uống được toàn Đội rút ngắn hết sức có thể nhằm chắt chịu từng giây phút cho nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn đang mất tích.

Sáng nay (1/4), một tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thực thi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Hải (SN 1985, trú ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 BLHS.

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.