Nơi giúp công binh Nga sản xuất các thiết bị rà phá bom mìn hiện đại

11:26 10/08/2019
Câu nói "Lính công binh gỡ mìn chỉ mắc lỗi có một lần" ngày nay có thể bị coi là lỗi thời. Trong trang bị của các chuyên gia thuộc Trung tâm gỡ mìn quốc tế của Lực lượng Vũ trang Nga (MPS) là kho phương tiện kỹ thuật được thiết kế để tối đa hóa sự an toàn của người sử dụng trên chiến trường.


Kinh nghiệm ở chiến trường Syria

Kinh nghiệm ở Syria được tích cực áp dụng để đào tạo các chuyên gia rà phá bom mìn. Tại nơi huấn luyện của MPS có các phòng mô phỏng nhà ở của các chiến binh, xưởng sản xuất đạn, kho chứa các thiết bị nổ tự tạo. 

Trong một phòng riêng biệt trưng bày các thiết bị nổ tự tạo của những kẻ khủng bố IS: mìn được ngụy trang thành quyển sách và viên đá, băng đạn AK-74 chứa chất nổ, xe đẩy điều khiển vô tuyến với mìn tự chế, mìn tự hành từ lốp xe chứa chất nổ, và nhiều thứ nữa. 

Trên tường là sơ đồ các thiết bị nổ tự tạo với kíp nổ điện từ ống tiêm y tế. Ống tiêm được chôn trong đất nhưng chỉ cần giẫm lên, piston đi vào bên trong, đóng mạch và một thiết bị nhồi đá gần đó phát nổ. Sự tưởng tượng của các chiến binh dường như là vô hạn buộc lính công binh cũng phải liên tục cập nhật những chiêu trò của đối phương.

"Một số thiết bị nổ  phức tạp nhất mà tôi phải đối phó ở Syria được điều khiển vô tuyến”, thiếu tá Roman Potseluykin, giảng viên cao cấp đào tạo rà phá bom mìn nói. Roman Potseluykin  kể rằng đã gặp các thiết bị nổ tự tạo như một chiếc bình chữa cháy treo trên tường, nhưng thay vì bọt thì bên trong là chất nổ.

Theo Trung tá Aleksey Makarenko, người phụ trách khóa huấn luyện rà phá bom mìn, các chiến binh ở Syria đã sử dụng mọi thứ có thể , đặc biệt nếu họ có đủ thời gian cho việc này. Những kẻ khủng bố không ngừng cải thiện, kết cấu thay đổi từ thành phố này sang thành phố khác. Ở ngôi làng này - một loại thiết bị nổ, làng bên cạnh hay sau một tháng - hoàn toàn loại khác.

"Kinh nghiệm chính mà chúng tôi có được ở Syria là các thiết bị nổ tự tạo được các chiến binh sử dụng - trung tá Makarenko nói. Chúng tôi cẩn thận phân tích, đánh giá các loại mới. Ngoài ra, chúng tôi xem xét cách các thiết bị tìm kiếm, hệ thống robot hoạt động ở vùng khí hậu nóng. 

Sau đó khái quát hóa điều này và chuyển tài liệu đến Viện Kỹ thuật công binh và các doanh nghiệp công nghiệp. Thời gian trả lời giảm xuống mức tối thiểu. Chỉ trong vài tháng, chúng tôi nhận được các sản phẩm đã sửa đổi hoặc câu trả lời cho câu hỏi của chúng tôi".

Bộ rà phá bom mìn kết hợp OVR-2.

Thiết bị mới của lính công binh

Tổ hợp robot "Scorpion" (Bọ Cạp), phương tiện bốn bánh điều khiển bằng sóng vô tuyến, được chế tạo dựa trên kinh nghiệm của cuộc chiến Syria, được thiết kế để loại bỏ những sợi dân dẫn gài mìn.

Igor Radionov, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu kỹ thuật trung ương, trình diễn trước các nhà báo tại địa điểm huấn luyện: anh điều khiển robot từ một bàn điều khiển đặc biệt. “Bọ Cạp” nhấc cao cánh tay, nhanh chóng tăng tốc và bẻ gãy dây gài.

Để phát hiện các thiết bị nổ phức tạp hơn, các chuyên gia trung tâm sử dụng một loạt các máy dò mìn, bao gồm cả máy cảm ứng mới nhất IMP-3. Nó có thể phát hiện mìn chống tăng và chống bộ binh có các bộ phận kim loại cả trên bề mặt đất và ở độ sâu lên tới 50cm. 

Nguồn cung cấp năng lượng riêng đảm bảo hoạt động liên tục của thiết bị trong ít nhất tám giờ. Đồng thời, máy dò mìn rất nhỏ gọn và khi gập lại dễ dàng nằm gọn trong túi đựng đạn tiêu chuẩn.

Chuyên gia gỡ mìn Dmitry Ivanov trong vài giây sẽ đưa thiết bị đến vị trí chiến đấu, kiểm tra đầu dò và bắt đầu nghiên cứu địa bàn huấn luyện. Có một số địa điểm như vậy trong MPS: dải cát, bãi cỏ, đá, đá dăm, sỏi, tất cả các loại địa hình. Dmitry dẫn đầu máy dò sang trái, phải, cẩn thận nhẹ nhàng vạch cỏ. Một tín hiệu âm thanh tần số cao cảnh báo anh ta về một thiết bị nổ đã được phát hiện.

Bằng đầu dò đặc biệt không có từ tính, người lính công binh xác định kích thước của mìn bẫy, quỳ xuống, cắt cỏ nơi ẩn giấu quả mìn và đánh dấu nơi này bằng lá cờ. Để bảo vệ khỏi những mảnh nổ, Dmitry Ivanov được bảo vệ bằng một thiết bị mới lạ khác của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, đó là bộ công cụ rà phá bom mìn OVR-2-02.

"Bộ quần áo đặc biệt này có khả năng sử dụng khi tấn công, chống đạn phân mảnh”, Dmitry giải thích. Thiết bị mới nhất trong trang bị của trung tâm này có trọng lượng khoảng 24kg và bảo vệ toàn bộ cơ thể. Hoạt động ở nhiệt độ từ âm 40 độ C đến dương 40 độ C. 

Ở khoảng cách 20 mét, đáng tin cậy che chắn khỏi các mảnh vỡ từ lựu đạn F-1. Bộ quần áo này còn có hệ thống làm mát dùng cho khí hậu nóng. Bộ chiến đấu, được trang bị móc treo MOLLE dành cho các thiết bị bổ sung. 

Một hệ thống giám sát video được gắn trên mũ bảo hiểm, nhờ đó chỉ huy nhìn thấy trên máy tính bảng của mình những gì  mà ngườ lính công binh phát hiện, và có thể đưa ra các hướng dẫn. OVR-2-02 đã thử nghiệm ở Syria và chứng tỏ là xuất sắc.

Ngoài ra, còn có các địa điểm đào tạo mô phỏng đường băng sân bay, sân bay trực thăng, đường sắt, trạm xe buýt, đường ống, khu nhà ở, chợ, v.v. Nói một cách dễ hiểu, các công binh được đào tạo để hoạt động theo nghĩa đen trong mọi điều kiện, tại bất kỳ công trình và bất cứ nơi nào trên thế giới. 

Minh Hằng (theo Sputnik)

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文