Nước Mỹ bị cô lập khi quyết định trừng phạt Iran

21:39 23/09/2020
Ngày 20-9, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã bác bỏ tuyên bố đơn phương của Mỹ về việc nối lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm vào Iran.


Ông Borrell cho biết Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, do đó Washington "không thể khởi xướng quá trình khôi phục các lệnh trừng phạt theo nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an LHQ", đồng thời khẳng định các cam kết về dỡ bỏ trừng phạt trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA, hay thỏa thuận hạt nhân Iran), tiếp tục được áp dụng.

Là điều phối viên của Ủy ban hỗn hợp JCPOA, EU cam kết tiếp tục đảm bảo việc duy trì và thực hiện đầy đủ JCPOA của Iran và các bên tham gia khác. Đại diện cấp cao EU coi thỏa thuận này là trụ cột chính của cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tiếp tục thực thi thỏa thuận và kiềm chế "hành động có thể được coi là leo thang trong tình hình hiện tại".

Thỏa thuận hạt nhân toàn diện đã được Iran ký kết vào tháng 7-2015 với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ, cùng với EU. Ngày 8-5-2018, Tổng thống MỹDonald Trump đã rút khỏi hiệp định trên và đơn phương áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối với Tehran, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompep trong cuộc họp báo sau cuộc họp HĐBA về trừng phạt quốc tế với Iran ngày 20-8-2020.

Ngày 20-8-2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới trụ sở LHQ để chính thức kích hoạt snapback (một cơ chế trong JCPOA, cho phép bất kỳ nước nào trong Nhóm P5+1 tham gia ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran có quyền đề xuất tái áp đặt các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Tehran nếu như phát hiện quốc gia Hồi giáo này vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận) nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Iran. 

Giải thích về quyết định này, chính quyền của ông Trump cho rằng nguyên nhân chính là do Iran không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran cùng Nhóm P5+1 ký năm 2015.

Tuy nhiên, quyết định này của Mỹ quyết định kích hoạt cơ chế "lùi" của Washington gặp phải sự phản đối kịch liệt từ thành viên khác của HĐBA, những quốc gia đã tuyên bố sẽ phớt lờbước đi này. 

Họ nhấn mạnh Washington không còn quyền kích hoạt cơ chế này từ năm 2018, khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt lệnh trừng phạt của quốc gia này vào Iran. Washington lập luận họ vẫn còn quyền kích hoạt cơ chế trên, bởi họ là một thành viên ban đầu của thỏa thuận và là một thành viên của HĐBA.

Trung Quốc và Nga là 2 quốc gia phản đối đặc biệt mạnh mẽ đối với lập luận của Mỹ. Thậm chí, các đồng minh của Mỹ cũng không do dự. Ngày 18-9, trong một thư chung gửi đến 15 thành viên Hội đồng Bảo an, Anh, Pháp, Đức nhấn mạnh là mọi quyết định hay hành động đơn phương nhằm tái áp đặt các trừng phạt quốc tế đối với Iran là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. 

Thông báo của Anh, Pháp và Đức được gửi đi đúng một ngày trước khi "toàn bộ các trừng phạt của LHQ với Iran" phải có hiệu lực trở lại vào lúc 20 giờ, ngày 19-9-2020, theo quan điểm của Washington.

Đại sứ Iran tại LHQ Takht Ravanchi khẳng định nước đi trên của Mỹ là "không thể chấp nhận".

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterrescũng tuyên bố chưa đưa ra hành động nào về các biện pháp trừng phạt đối với Iran do "có sự không chắc chắn" liên quan đến vấn đề trên. "Tôi không chắc chắn là yêu cầu và cơ chế mà Mỹ kích hoạt có thực sự được thực hiện hay không. Tôi cũng không biết liệu việc chấm dứt các lệnh trừng phạt Iran sẽ tiếp tục có hiệu lực hay không", ông Guterres viết trong một bức thư gửi HĐBA.

Theo Reuters, ông Guterres đã chỉ định các quan chức Hội đồng Bảo an LHQ phù hợp để giám sát vấn đề này. Ông cũng khẳng định rằng khi đề xuất của Mỹ vẫn còn "đang chờ để làm rõ" thì ông sẽ không chấp thuận hay tiến hành bất kỳ lệnh trừng phạt nào.

Về phần mình, Đại sứ Iran tại LHQ Takht Ravanchi khẳng định bước đi trên của Mỹ là "không thể chấp nhận" và tuyên bố của Washington chỉ khiến họ càng bị cô lập. 

Quý Đức (tổng hợp)

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文