Phá đường dây buôn người từ châu Á vào Mỹ

10:22 25/11/2019
Các nhà chức trách đã phá một đường dây buôn người xuyên quốc gia đưa những người di cư từ Nam Á đến Brazil và sau đó vận chuyển họ đến biên giới Mỹ-Mexico, dựa vào một mạng lưới buôn lậu rộng lớn và thu phí hàng ngàn đô la cho "dịch vụ" của họ.


Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) cùng chính quyền Brazil đã tiến hành một chiến dịch chung vào ngày 31-10, bắt giữ Saifullah Al-Mamun, quốc tịch Bangladesh đang sống ở São Paulo sau khi vào Brazil 6 năm trước để tị nạn. Ông đã bị buộc 8 tội danh buôn lậu người, theo cáo trạng của Tòa án liên bang Mỹ.

Chính quyền Brazil cho biết, đường dây buôn người đã chuyển khoảng 10 triệu đô la và đã hoạt động từ năm 2014, buôn lậu hàng trăm người di cư. 7 người khác đã bị bắt trong quá trình hoạt động và 42 tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây buôn lậu đã bị thu giữ, các công tố viên Mỹ cho biết. 

Theo cáo trạng, Al-Mamun đưa người di cư đến Brazil trên các chuyến bay thương mại và sau đó sắp xếp các chuyến đi của họ thông qua mạng lưới của những kẻ buôn lậu hoạt động ở Peru, Ecuador, Colombia, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Guatemala.

Tại thành phố Tapachula, dọc biên giới phía nam Mexico, những người di cư đã gặp Mohamed Milon Hossain, quốc tịch Bangladesh ở Mexico, người đã bị bắt vào ngày 31-8 và đã nhận tội về tội buôn người. Milon Hossain bảo đảm các chuyến bay của những người di cư đến Bắc Mexico. 

Ở đó, những người di cư được gặp gỡ Moktar Hossain, một công dân Bangladesh sống ở Monterrey, người cũng đã nhận tội về tội buôn lậu người. Người này sắp xếp chỗ ở và phương tiện di chuyển đến Rio Grande và cuối cùng là buôn lậu qua biên giới Texas-Mexico.

Dịch vụ có giá khoảng 12.500 USD mỗi người, Reuters đưa tin. Lệ phí không chỉ bao gồm hành trình dài, nguy hiểm mà còn để làm giấy tờ giả. Các nhà chức trách cũng cho biết có một luật sư đã giúp đỡ đường dây này về các vấn đề di cư và những yêu cầu trước khi người di cư đến Brazil.

Trong khi người di cư Trung Mỹ là trọng tâm của chính quyền Mỹ, việc triệt phá đường dây này cho thấy các mạng lưới Mỹ Latinh được sử dụng để di chuyển người di cư châu Á đến Mỹ như thế nào. Vòng buôn lậu được tổ chức nghiêm ngặt này hoạt động trên khắp hai châu lục, duy trì liên lạc buôn lậu ở ít nhất 8 quốc gia và làm giả các tài liệu giống như thật cho phép người di cư tìm kiếm nơi tị nạn và lên các chuyến bay thương mại.

Một nhóm lớn người di cư châu Á dừng chân ở Mexico.

Theo báo cáo năm 2018 của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), nạn buôn lậu người di cư từ châu Á đến Nam Mỹ đang gia tăng. Những người di cư thường đến bằng các chuyến bay thương mại tới São Paulo, nơi có các đường dây buôn lậu quốc tế - giống như vụ buôn bán gần đây - sử dụng các liên hệ buôn lậu địa phương để điều phối hậu cần di chuyển người di cư trên hành trình nguy hiểm về phía Bắc.

Chính quyền Colombia đã ngăn chặn các nhóm lớn người di cư châu Á và châu Phi kể từ năm 2015. Những người di cư đầu tiên đi bộ qua Darién Gap, một khu rừng nhiệt đới miền núi giữa Colombia và Panama. Khi còn ở Trung Mỹ, họ phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự như những người di cư khác: cướp và bạo lực bởi các băng đảng tuần tra các tuyến đường buôn lậu. Các cuộc tấn công như vậy cũng phổ biến ở Mexico, nơi những người di cư cũng phải đấu tranh với các mafia yêu cầu phí mãi lộ.

Tapachula, một thành phố của Mexico dọc biên giới phía bắc Guatemala, là điểm nhập cảnh chính của những người di cư bên ngoài châu Mỹ Latinh, theo báo cáo của Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ năm 2018, có tựa đề là "Dòng người di cư bất thường đến châu Mỹ từ châu Phi, châu Á và vùng Caribbean". Báo cáo cũng ghi nhận sự gia tăng trong việc sử dụng các giấy tờ/tài liệu giả.

Theo Roeland De Wilde, người đứng đầu Tổ chức Di cư Quốc tế ở Costa Rica, có khả năng loại đường dây buôn lậu này sẽ gia tăng ở Mỹ Latinh, do những khó khăn ngày càng tăng mà người di cư từ một số quốc gia châu Á phải đối mặt khi vào châu Âu.

Kim Sang

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文