Pháp:

Điều tra bê bối “sữa bẩn” của hãng Lactalis

17:12 18/01/2018
“Lactalis sẽ phải mở rộng phạm vi thu hồi tất cả sản phẩm sữa được sản xuất tại nhà máy ở Craon, nơi được xác định là có sự tồn tại của khuẩn salmonella trong dây chuyền sản xuất hồi tháng 12-2017”, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire tuyên bố.


Và thông báo này diễn ra sau cuộc gặp giữa ông Bruno Le Maire với Giám đốc điều hành Emmanuel Besnier của hãng Lactalis. Cũng tại cuộc gặp này, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire đã yêu cầu Lactalis phải minh bạch hơn nữa các hoạt động khắc phục sự cố đang khiến hãng sữa hàng đầu thế giới phải đối mặt với hàng trăm đơn kiện của những gia đình có con em bị nhiễm khuẩn salmonella sau khi uống sữa do họ sản xuất. 

Bởi trong thông báo hôm 12-1, Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân cho biết, hàng trăm gia đình ở Pháp đã khởi kiện Lactalis và hàng trăm gia đình khác cũng đang chuẩn bị các thủ tục để đưa hãng sữa này ra tòa. 

Ông Quentin Guillemain, đại diện Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân cho rằng, 35 trường hợp được giới chức Pháp xác nhận nhiễm khuẩn salmonella sau khi sử dụng các sản phẩm sữa của Lactalis là chưa đầy đủ. 

Bởi có hàng chục triệu hộp sữa của Lactalis được bán ra ở 66 quốc gia trên thế giới có thể đã nhiễm khuẩn salmonella. Và một số nhà bán lẻ gồm các chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị, nhà thuốc thừa nhận, họ vẫn bán các sản phẩm trong diện ảnh hưởng sau khi có lệnh thu hồi. 

Theo tiết lộ của chuỗi siêu thị Carrefour, họ đã bán 434 hộp sữa trẻ em có khả năng nhiễm khuẩn của hãng Lactalis sau khi lệnh thu hồi được ban bố. Còn hệ thống Systeme-U thừa nhận, vẫn bán 384 hộp sữa sau khi hãng Lactalis cho biết, 984 hộp sữa đáng lẽ phải thu hồi.

Hãng sữa Lactalis đối mặt bị kiện.

Mặc dù đang ở Rome, Italia (dự hội nghị thượng đỉnh Pháp-Italia), nhưng Tổng thống Emmanuel Macron vẫn ra lệnh cho các thành viên chính phủ phải gặp các nhà bán lẻ lớn, đồng thời tiến hành thu hồi tất cả các sản phẩm sữa nhiễm salmonella. 

Và theo Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire, họ đã trao đổi với ban quản lý của Lactalis về việc thu hồi tất cả các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh được sản xuất tại 1 nhà máy của hãng ở phía Tây Bắc nước Pháp. Vẫn theo ông Bruno Le Maire, cơ quan chống gian lận DGCCRF sẽ tiếp tục tiến hành 2.500 cuộc kiểm tra tăng cường. 

Theo giới truyền thông, cơ quan kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Pháp đã không phát hiện kịp thời dấu hiệu nhiễm khuẩn trong đợt kiểm tra cơ sở sản xuất của Lactalis hồi tháng 9-2017 bởi vẫn cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm cho hãng này. 

Chỉ đến tháng 12-2017, khi có khoảng 30 trẻ sơ sinh mắc triệu chứng nhiễm khuẩn salmonella (tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn mửa và sốt) sau khi sử dụng sản phẩm của Lactalis thì cảnh báo mới được Bộ Y tế đưa ra. Khuẩn salmonella gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già vì nguy cơ mất nước. 

Mấy ngày trước (11-1), giới chức Pháp thừa nhận, việc thu hồi sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ em có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella của Lactalis không được thực hiện triệt để. 

Bộ trưởng Nông nghiệp Stephane Travert cho rằng, những người chịu trách nhiệm thu hồi và rút các sản phẩm sữa có khả năng nhiễm khuẩn lưu hành trên thị trường chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nên đã yêu cầu lãnh đạo ngành chế biến sữa, các cơ quan trung gian và nhà bán lẻ phải lập tức làm rõ thiếu sót này, cũng như đảm bảo loại bỏ tất cả những sản phẩm kém chất lượng ra khỏi thị trường và các cửa hàng.

Theo giới truyền thông, tháng 12-2017, Lactalis thông báo thu hồi các sản phẩm sữa được sản xuất tại nhà máy ở Craon sau khi phát hiện sự tồn tại của khuẩn salmonella. Sau đó, Lactalis tiến hành hai đợt thu hồi lớn với tất cả sản phẩm được sản xuất tại nhà máy ở Craon từ ngày 15-2-2017. Nhưng việc thu hồi toàn bộ sản phẩm nhiễm khuẩn gặp khó khăn do thị trường của Lactalis trải rộng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Anh... 

Giới chuyên môn cho rằng, Lactalis đang bị điều tra và có thể phải đối mặt với cáo buộc vô tình gây tổn thương và nguy hiểm tính mạng khách hàng. Theo giới chuyên môn, Lactalis đứng thứ hai trong ngành công nghiệp sữa thế giới, nhưng đứng đầu châu Âu về các sản phẩm sữa và phô mai. 

Hơn 1 tháng trước (10-12-2017), Lactalis thông báo thu hồi trên thế giới với lượng sản phẩm lên tới gần 7.000 tấn sữa do lo ngại sản phẩm bị nhiễm khuẩn salmonella. Trong thông báo hôm 10-12-2017, người phát ngôn của Lactalis Michel Nalet cho biết, gần 7.000 tấn sữa có thể đã bị nhiễm khuẩn, nhưng hãng không thể xác định còn bao nhiêu sản phẩm thuộc diện đáng quan ngại này đã được tiêu thụ. Đến ngày 21-12-2017, Lactalis tiếp tục mở rộng diện thu hồi, nâng số sản phẩm bị thu hồi lên hơn gấp đôi. Những sản phẩm sữa trong diện thu hồi mở rộng bao gồm sữa bột, ngũ cốc cho trẻ sơ sinh nhãn hiệu Picot và Milumel, cũng như các loại bột có thành phần axit amin nhãn hiệu Taranis.
Trọng Hậu

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文