Pháp:

Truy nã và bắt giữ cả công chúa, hoàng tử

21:52 21/03/2018
Trung tuần tháng 3, một thẩm phán Pháp đã ra lệnh bắt giữ chị gái của Thái tử Arab Saudi, công chúa Hassa bint Salman với cáo buộc hạ lệnh cho vệ sĩ đánh người trong căn hộ riêng ở thủ đô Paris.


Tờ Le Monde của Pháp cho hay, lệnh truy nã, bắt giữ được ban hành sau khi công chúa Hassa bint Salman (43 tuổi) không tuân theo lệnh triệu tập để thẩm vấn của tòa án xung quanh vụ tấn công của một thợ sửa ống nước trong các căn hộ gần Arc de Triomphe vào tháng 9 năm 2016. 

Đáng chú ý là không chỉ không xuất hiện tại tòa hồi năm 2016 theo quy định, công chúa Hassa bint Salman còn rời thủ đô Paris của Pháp để tới thủ đô London của Anh chỉ một ngày sau khi cô được thả khỏi nhà tù của cảnh sát theo lệnh của công tố viên. 

Tờ Le Point cho hay, công chúa Hassan bint Salman là con gái duy nhất của Vua Salman và là chị gái của Thái tử Mohammed bin Salman. Như nhiều thành viên của hoàng gia Arab Saudi, công chúa Hassa bint Salman có một số bất động sản tại Pháp nhưng cô hay nghỉ tại căn hộ riêng trên đại lộ Foch, phía Tây thủ đô Paris. 

Tại đây, công chúa thường dùng tên là Hussat ben Salmane thay cho tên Hassa bint Salman. Rắc rối đến với công chúa bắt nguồn từ sự cố tại căn hộ ở Foch hồi tháng 9 năm 2016. 

Khi đó, đường nước trong căn hộ bị rò rỉ và công chúa đã mời một thợ sửa ống nước đến sửa. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như người thợ sửa ống nước không cầm điện thoại lên, chụp ảnh và vệ sĩ của công chúa có mặt, "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" vào người này. 

Tại cơ quan cảnh sát, người thợ sửa ống nước (53 tuổi) cho hay, anh ta chỉ muốn chụp một bức ảnh trong phòng khách vì cách bày trí quá đẹp và lạ mắt. Nhưng công chúa Hassan bint Salman đã mất bình tĩnh, thậm chí là trở nên quá khích với cáo buộc rằng anh ta chụp hình để bán cho giới truyền thông. 

Kết quả là công chúa Hassan bint Salman cho gọi vệ sĩ vào, ra lệnh cho vệ sĩ đánh vào mặt người thợ sửa ống nước và đe dọa giết anh bằng một khẩu súng lục. 

Người thợ sửa ống nước còn kể rằng ông đã bị buộc phải quỳ xuống, với hai bàn tay bị trói lại sau lưng và bị ra lệnh hôn chân công chúa để xin sự tha thứ. Sau đó, người thợ sửa ống nước bị đuổi khỏi căn hộ còn toàn bộ dụng cụ làm nghề của ông bị công chúa tịch thu.

Cảnh sát Pháp nhiều lần gặp phải các vụ rắc rối liên quan đến thành viên Hoàng gia Arab Saudi.

Qúa uất ức và tủi nhục, người thợ sửa ống nước này đã đệ đơn tố cáo. Tháng 10 năm 2016, vệ sĩ của công chúa Hassan bint Salman đã bị bắt giữ và đưa ra xét xử. 

Cuối cùng, vệ sĩ này bị buộc tội dùng bạo lực, đe dọa giết người và trộm cắp. Tuy nhiên, do nhiều lý do, công chúa Hassan bint Salman đã không bị đưa ra xét xử. Thế nhưng chính điều này khiến người thợ sửa ống nước không phục. 

Ông tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn với lý do công chúa là người ra lệnh, còn vệ sĩ chỉ là người thừa hành theo lệnh. Đại sứ quán Arab Saudi tại Pháp đã buộc phải can thiệp khi đưa chiêu bài miễn trừ truy tố đối với nhân viên ngoại giao. 

Nhưng Bộ Ngoại giao Pháp lại chứng minh rằng, hộ chiếu ngoại giao có tên công chúa là không đúng bởi công chúa không phải là nhân viên ngoại giao… 

Một số tờ báo của Pháp cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng, cách xử lý đặc biệt nói trên cho phép một trong những thủ phạm có thể trốn thoát khỏi công lý Pháp ngay cả trước khi bất cứ ánh sáng nào đã đổ vỡ vào hoàn cảnh của tội ác. 

Kể từ sau khi vụ việc xảy ra, công chúa Hassan bint Salman đã rời Paris và chưa lần nào quay lại Pháp. Có nguồn tin cho hay, công chúa đã trở về nhà và bị thái tử Mohammed bin Salman quản thúc và không được phép tham gia các hoạt động cùng gia đình hay xuất hiện trước công chúng. 

Theo lệnh truy nã và bắt giữ mới này, cảnh sát Pháp có quyền sử dụng vũ lực nếu cần thiết để đưa công chúa tới gặp thẩm phán điều tra…

Được biết, đây không phải lần đầu tiên các cơ quan thi hành pháp luật của Pháp thực thi các biện pháp mạnh đối với các thành viên Hoàng gia Arab Saudi vi phạm pháp luật. Hồi năm 2007, một tòa án Pháp đã kết án 10 năm tù đối với hoàng tử Arab Saudi Nayef bin Sultan bin Fawwaz al-Shaalan. 

Mặc dù không có mặt tại phiên tòa vì đang sống ở Arab Saudi nhưng hoàng tử Nayef bin Sultan bin Fawwaz al-Shaalan vẫn phải nộp phạt 100 triệu USD vì có liên quan đến vụ vận chuyển lậu 2 tấn cocaine từ Colombia tới một sân bay ở ngoại ô Paris trên chiếc máy bay 727 của Hoàng gia năm 1999. 

Hồi năm 2012, công chúa Arab Saudi Maha al-Sudairi đã bị giữ chân khi tìm cách chuồn khỏi một khách sạn sang trọng ở Paris (Pháp) với hóa đơn phải thanh toán hơn 7 triệu USD…

Khánh Chi

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文