Phạt hình sự với một hủ tục: Liệu có cứu được hàng triệu phụ nữ Sudan?

16:23 16/07/2020
Hàng triệu cô gái và phụ nữ ở châu Phi là nạn nhân của hủ tục cắt xẻo bộ phận sinh dục. Nhiều dân tộc tin rằng bằng cách như vậy họ có thể bảo vệ được sự trong trắng của các cô gái. Để loại bỏ hủ tục này, Chính phủ quá độ của Sudan sẽ thông qua luật hình sự về thủ tục cắt âm vật nữ.


Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều chuyên gia pháp luật quan tâm là liệu pháp luật có thể đảm bảo an toàn cho các bé gái và thanh nữ ở đất nước này hay không, và cơ chế nào được dự trù dành cho hoạt động của đạo luật?

Truyền thống hủy hoại con người

Ông Khalil Ahmad Dood al-Rijal, đứng đầu Ủy ban Tư pháp toàn Sudan, lưu ý rằng việc bổ sung vào Bộ luật Hình sự những quy định phạt đối với việc cắt âm vật nữ là hoàn toàn hợp lý trong thực tế đất nước.

“Tính đến chuyện thao tác này gây tác hại không thể khắc phục cho sức khỏe của phụ nữ, cần phải có luật như vậy. Bởi các phụ nữ thường thiệt mạng trong điều kiện hoàn toàn mất vệ sinh của những cơ sở “bệnh viện” bán hợp pháp ở địa phương, ngay trong ngày đêm đầu tiên sau ca cắt xẻo như vậy. 

Đồng thời, người ta thực hiện cắt âm vật không chỉ ở những phụ nữ trưởng thành, mà cả ở các bé gái và thiếu nữ, làm gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong của giới nữ. 

Chúng tôi hy vọng rằng những mức phạt hình sự đích đáng đối với việc tiến hành, kích động hoặc dung túng hoạt động man rợ như vậy cuối cùng sẽ xóa tận gốc rễ một hủ tục thực sự đáng sợ và hủy hoại con người ở Sudan”, - ông nói.

Tuy nhiên, để luật pháp phát huy, tác động đúng đắn, chính quyền Sudan cần triển khai chiến dịch tuyên truyền quy mô nhằm nâng cao nhận thức đại chúng về mối nguy hại của việc cắt âm vật nữ cũng như thông báo rộng rãi về hậu quả hình sự có thể từ động tác cắt xẻo ghê rợn như vậy.

Ông Khalil Ahmad nói thêm: “Tôi nghĩ rằng với sự phổ biến của chiến dịch khai sáng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, phần lớn cư dân Sudan sẽ ủng hộ đạo luật này. 

Vấn đề là ở chỗ xưa nay người ta cho rằng thực hiện ca phẫu thuật thô sơ này là vì lợi ích của con gái họ. Khi biết được những đau đớn và khổ sở do chính tay họ gây ra là nguy hiểm thế nào đối với tính mạng và cuộc đời của các bé gái, họ sẽ từ bỏ. Dù sao chăng nữa, một hủ tục đã là truyền thống lâu đời chỉ có thể được khắc phục bằng giáo dục đại chúng”.

Nhiều người hy vọng luật mới sẽ giúp những người phụ nữ Sudan thoát khỏi hủ tục ghê rợn.

Vỏ bọc che giấu sự nguy hiểm

Bà Nawara Bafly, chuyên gia nghiên cứu văn hóa và lịch sử Sudan, lưu ý rằng nhiều cô bé và thiếu nữ tự muốn thực hiện thủ tục này – bởi nó được trình bày quá đẹp đẽ.

“Các bạn thấy đấy, toàn bộ vấn đề là ở chỗ trước khi tiến hành cắt âm vật, cô gái nhỏ được phép cảm thấy mình là nàng công chúa: được trang điểm tay và chân bằng bột lá cây, được mặc bộ trang phục đẹp nhất, bôi dầu bóng lên tóc và xức dầu thơm khắp cơ thể. Và các cô bé khác chỉ nhìn thấy giai đoạn sơ bộ này, nhiều người thích được làm “công chúa” như vậy. 

Chính vì thế nhiều chị em tự yêu cầu trải qua thủ tục đó. Bởi không một ai được cảnh báo rằng cái gì chờ đợi họ trong và sau thủ thuật cắt xẻo. Các cô bé không hề biết rằng sẽ vô cùng đau đớn, mất rất nhiều máu và nếu sống sót còn có nguy cơ mắc vô số các bệnh tật khác nhau sau đó, đau khổ cho đến lúc chết”, bà nói.

Ông Waleed Abu Zayed, CEO của công ty luật “Hanbenei” cho rằng đã đến lúc cộng đồng xã hội Sudan phải thừa nhận rằng cắt âm vật nữ là tội ác, không chỉ đáng lên án mà còn cần phải bị trừng phạt với mức độ nghiêm khắc nhất.

“Cộng đồng xã hội đã sẵn sàng để từ biệt hủ tục này. Theo tôi, bây giờ chỉ cần một cú hích, chặn đứng không cho lưu truyền thực hành cắt xẻo man rợ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, cần phải đưa ra mức trừng phạt hình sự và cho cư dân biết, tại sao ca phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục nữ lại nguy hiểm như vậy”, ông Abu Zayed nói.

Theo ông Abu Zayed, trước hết, cần phải nâng cao nhận thức của chính chị em phụ nữ. Một số phụ nữ dù sao vẫn tin vào tầm quan trọng và tính chất nhất thiết không thể tránh khỏi của thủ tục cắt âm vật. Hơn thế nữa, họ thường thực hiện thao tác này khi vắng mặt người cha cô bé, hoặc không có ý kiến của ông chủ gia đình. 

Trên thực tế sẽ không còn như vậy nữa: trong gia đình có chuyện cắt âm vật của cô con gái thì người cha cũng sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật định. Do đó, cần bắt đầu bằng cuộc đối thoại về các hủ tục như vậy cả bên trong mỗi gia đình Sudan.

Chuyên gia Abu Zayed lưu ý rằng trong thực tế hành nghề luật ông từng gặp hàng loạt trường hợp người chồng kiện người vợ khi biết  cánh phụ nữ trong nhà đã thực hiện thao tác tương tự đối với con gái của họ.

Về phần mình, UNICEF ủng hộ sáng kiến của Chính phủ Sudan về ban hành chế độ áp đặt hình phạt với việc cắt âm vật nữ và nêu đề xuất hỗ trợ việc tiến hành chiến dịch giáo dục thường thức phổ thông quy mô trong cư dân.

Ngọc Trang (theo Sputnik)

Giữa rừng xanh trập trùng, thêm hai mái nhà mới khang trang, vững chãi vừa được khánh thành ở bản Huổi Hán và Mấn 2, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là hai trong số hàng nghìn ngôi nhà đã và đang được Bộ Công an xây dựng tại Lai Châu. Dù không phải là những công trình đồ sộ, cũng không phải là phép màu từ cổ tích, những ngôi nhà này là hiện thân của nghĩa tình, trách nhiệm và tình yêu thương mà Bộ Công an mang đến dành tặng đồng bào vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Những giây phút đếm ngược đến đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), cũng là những phút đếm ngược thời khắc lên đường tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) của ba sĩ quan Công an thuộc Tổ công tác số 5. Thật tự hào khi các sĩ quan lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế vào dịp đặc biệt của đất nước.

Giám đốc Công an TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho CLB CAHN lọt vào Top 3 V.league 2024/2025 đồng thời giành chức vô địch Cúp Quốc gia 2024/2025; giành ngôi vô địch Giải vô địch các CLB Đông Nam Á góp phần đưa bóng đá Công an Hà Nội vươn tầm khu vực.

Hội thảo “Biến đam mê công nghệ thành bước đệm sự nghiệp” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp học sinh, sinh viên định hướng lộ trình phát triển bản thân phù hợp, những thách thức của sinh viên từ giảng đường bước vào thị trường lao động; những cơ hội ngành nghề cho giới trẻ trước làn sóng bùng nổ công nghệ cũng như cách thức nâng cao kỹ năng để sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Chiều 24/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức chương trình Gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Viết tiếp bản hùng ca”, nhằm tri ân đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của TTXVN đã từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.

Ngày 24/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Không khí tưng bừng trên từng góc phố, con đường. Màu cờ nhuộm đỏ các tuyến phố chính, những con hẻm nhỏ, tung bay trong tự do như hân hoan chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ai cũng hân hoan chiêm ngưỡng sự bình yên, vẻ đẹp của  thống nhất….

Chiều 24/4, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt giữ Trương Thanh Nhã (SN 2000, ngụ Cà Mau) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Nhiều tháng không có mưa khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại các xã Lục Khu, huyện Hà Quảng, Cao Bằng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nước trầm trọng. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Cao Bằng không quản ngại khó khăn, kịp thời triển khai nhiều đợt tiếp nước miễn phí đến tận các bản làng xa xôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.