Phụ nữ, trẻ em - những nạn nhân vô tội của phiến quân hồi giáo IS và niềm hy vọng tái hòa nhập

16:17 17/06/2015
Bên cạnh các hành động tàn bạo như thảm sát dân thường, chặt đầu con tin, phá hủy di tích, cướp bóc cổ vật, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng còn thể hiện sự man rợ của chúng khi "bạo lực tình dục" đối với phụ nữ và các bé gái còn các bé trai thì bọn chúng bắt ra nhập đội quân chiến binh nhí, sẵn sàng cầm súng xả đạn không ghê tay.

Nô lệ tình dục

Một cậu bé đội mũ len trùm đầu màu đen, đứng trước mặt người đàn ông đang quỳ. Lông mày nhíu lại, cậu quắc mắt, nhấc súng lên và bắn thẳng vào trán người đàn ông một cách lạnh lùng. Không chỉ là những thanh niên trai tráng mà phiến quân này còn muốn quy phục những cậu bé còn nhỏ tuổi để có thể sai khiến và chỉ đạo một cách vô điều kiện. Nhìn cảnh cậu bé nổ súng bắn người không ghê tay chứng tỏ rằng cậu đã được đào tạo một cách bài bản và có thể còn bị tẩy não để toàn tâm phục tùng cho phiến quân IS. 

Không chỉ có một vài đứa trẻ được đào tạo bắn súng và giết người mà ở Iraq và Syria có vô số chiến binh nhí như vậy. Các phần tử cực đoan dòng Sunni của IS dường như đang tẩy não cả một thế hệ, tạo nên một đội quân chiến binh trẻ tuổi đáng kinh ngạc. Các chiến binh của phiến quân IS đã tìm cách dụ dỗ, bắt cóc rồi huấn luyện các trẻ em tham gia chiến đấu. Chúng ép một số em hiến máu cho những kẻ bị thương, hoặc làm gián điệp, canh giữ tù nhân.

Ngor Mayol, hiện đang làm việc trong một cửa hàng tạp hóa ở Georgia, Mỹ. Anh là người có tính cách nồng nhiệt, luôn tươi cười chào hỏi mọi người. Tuy nhiên, ít người biết rằng, lúc 15 tuổi, Mayol đã chiến đấu chống lại chính phủ Sudan trong cuộc nội chiến. 

"Tôi từng sống ở một nơi khó quên, thân xác con người bị đem ra làm thức ăn cho chim và côn trùng", anh viết trong một bài tập ở lớp tiếng Anh. Sau khi trở về, Ngor Mayol đã không tham gia bất kỳ một liệu trình phục hồi sau chiến tranh nào, trên người không bị một chấn thương nào và hiện tại anh đang có một cuộc sống yên bình như tất cả những người bình thường khác. 

Ngor Mayol kể rằng thỉnh thoảng gương mặt của những người bạn bị thiệt mạng trong cuộc chiến lại hiện về nhưng điều đó không làm anh cảm thấy hối tiếc vì đã tham gia cuộc chiến đấu. "Tôi rất tự hào về quãng đời trong quân đội, tôi đã chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ Nam Sudan," Mayol nói. Nhiều chiến binh nhí IS cũng có trải nghiệm tương tự Mayol.

Trả lời phỏng vấn CNN hồi năm 2014, Arwa Damon lúc đó 15 tuổi, cho biết cậu bị cài thuốc nổ vào thắt lưng và gí cho một khẩu súng lục, một khẩu AK-47 và một máy phát thanh vào tay, được lệnh phải bảo vệ căn cứ ở Deir Ezzor, thành phố miền đông Syria. IS đã lợi dụng, đưa trẻ em vào cuộc chiến, khiến chúng tan xác bằng các cuộc đánh bom tự sát, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) và các nhà hoạt động cho biết. 

Hành động dã man không chỉ dành cho trẻ em mà cả phụ nữ và những trẻ em gái cũng không được buông tha. Bọn chúng bắt cóc những phụ nữ trẻ và những trẻ em gái về làm vợ, làm nô lệ tình dục và mua bán trao đổi như những món hàng rẻ tiền. 

Quan chức Liên hiệp quốc (LHQ) phụ trách vấn đề bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột, bà Zainab Bangura, cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vừa thiêu sống một phụ nữ vì không chịu quan hệ tình dục kiểu cực đoan hồi cuối tháng 5 vừa qua. Theo thống kê của LHQ, ước tính khoảng 3.000-5.000 phụ nữ đang bị IS bắt làm nô lệ tình dục, trong đó có nhiều người thiểu số Yazidi – một giáo phái đang bị IS tìm cách tận diệt.

Bà Bangura – từng là bộ trưởng của Sierra Leone - cho biết, có trường hợp một cô gái 20 tuổi bị IS thiêu sống vì từ chối tham gia quan hệ tình dục kiểu cực đoan. Những người phụ nữ tương tự phải chịu đựng các vụ cưỡng hiếp, làm nô lệ tình dục, bị ép buộc bán dâm và vô số các hành vi tàn bạo khác. “Bọn chúng đang thể chế hóa bạo lực tình dục. Đối xử thô bạo với phụ nữ và trẻ em gái trở thành trung tâm hệ tư tưởng của IS” – bà Bangura nhận định.

Vị quan chức LHQ này còn mô tả lại cảnh IS mua bán, trao đổi trinh nữ như một món hàng hóa tại các khu chợ: “Sau khi tấn công một ngôi làng, IS tách riêng nam và nữ, rồi hành quyết nam giới từ 14 tuổi trở lên. Phụ nữ và các bà mẹ được xếp vào một nhóm, còn các cô gái bị lột trần truồng, kiểm tra trinh tiết, kích thước bộ ngực và sắc đẹp. Những người trẻ nhất - được coi là những trinh nữ xinh đẹp nhất – sẽ có giá bán cao hơn và được gửi đến TP Raqqa – thành trì của IS ở Syria”.

“Có một sự phân chia rõ ràng: thủ lĩnh được lựa chọn gái đẹp đầu tiên, sau đó đến những người thành viên cấp thấp hơn. Mỗi người lấy 3-4 cô gái, giữ họ một tháng hoặc lâu hơn, đến khi chán thì mang ra chợ bán lại cho người khác. Tại các cuộc đấu giá nô lệ, người mua kỳ kèo trả giá, “dìm hàng” bằng cách chê cô gái có ngực nhỏ và không xinh lắm để mua với giá thấp”.

Bà Bangura ghi nhận trường hợp một cô gái bị bán tới 22 lần, tức phải “phục vụ” 22 người chủ khác nhau. Một cô gái khác may mắn trốn được kể lại, cô bị tên thủ lĩnh viết tên hắn lên mu bàn tay để khẳng định “chủ quyền”. Hiện bà Bangura đang kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ những người phụ nữ trở về sau khi bị ép làm nô lệ tình dục để điều trị các chấn thương tâm lý họ gặp phải.

Chiến binh nhí xả súng không ghê tay

Không chỉ bị dụ dỗ rồi bắt cóc về để đào tạo cầm súng giết người, trẻ em còn bị lợi dụng để giúp chúng nấu nướng và đưa tin. Trong một video tuyên truyền của IS, chúng gọi các chiến binh nhí là "những đứa con của Caliphate". Caliphate là thể chế Hồi giáo do một lãnh tụ tôn giáo tối cao gọi là "người kế tục" nhà tiên tri Mohammed lãnh đạo. Trong các video này, ít nhất hai đoạn phim kết thúc bằng cảnh các cậu bé giết chết một người đàn ông tay không vũ khí.

Theo LHQ, IS đang huấn luyện hàng trăm nghìn trẻ em, chiến đấu khắp nơi trên thế giới như Ấn Độ, Somali và Thái Lan. IS hoạt động rất bí mật, do đó, không cách gì tìm hiểu được chúng lợi dụng trẻ em như thế nào. Tất cả bằng chứng đều là phỏng đoán từ các đoạn băng tuyên truyền hoặc những lời truyền miệng.

Có khoảng 6 triệu người đang sống trong vùng bị IS kiểm soát, Luay al-Khatteeb, người sáng lập kiêm Giám đốc Viện Năng lượng Iraq cho biết. Nhiều người khác ước tính có IS đang kiểm soát khoảng 8 triệu người. Theo số liệu thống kê của cơ quan tình báo Mỹ CIA, tính đến năm 2014, 33,1% dân số Syria trong độ tuổi dưới 14. Ở Iraq, con số này là 36,7%. Chiến tranh sẽ không kết thúc nhanh chóng vì IS có thể dễ dàng thay thế những kẻ mất mạng bằng trẻ em bị tẩy não, al-Raqqawi nhấn mạnh.

"Đó là vấn đề thế hệ", ông nói về cách bắt trẻ em đi lính sẽ ảnh hưởng đến Trung Đông. "Có thể sẽ diễn ra 20, 30 năm nữa. Đó là một quá trình dài và cực kỳ nguy hiểm". Ở Raqqa, IS ép cha mẹ phải từ bỏ quyền nuôi con. Chúng cũng lợi dụng họ hàng lôi kéo, dụ dỗ các bé trai gia nhập, thậm chí là bắt cóc các em, al-Raqqawi cho biết.

Đào tạo chiến binh nhí

Hai cậu bé trốn thoát khỏi một trại của IS năm ngoái thuật lại quá trình IS huấn luyện, tách các em khỏi gia đình và bè bạn. IS ép một cậu bé có tên Mohammed vào trại huấn luyện khi mới 13 tuổi. Bố em cho biết, ông phản đối và bị IS dọa chặt đầu. Chúng cũng không cho ông tới thăm con. "Trong 30 ngày chúng tôi thức dậy, chạy bộ, ăn sáng, rồi học kinh Quran và Những lời dạy của đấng tiên tri", Mohammed nói. "Sau đó, chúng tôi học về vũ khí, các loại súng trường Kalashinikov và những khí tài quân sự hạng nhẹ khác".

Một cậu bé khác, Yasir cho biết lúc 15 tuổi,  cậu phải xa gia đình, sống ở nơi không người thân thuộc trong một tháng. Thành viên IS bắn vào chân cậu, đe dọa bắn tiếp nếu ngừng tập. Mặc dù Yasir phải chịu đựng cuộc sống khắc nghiệt, nhưng cậu nói rằng, làm việc cho IS khiến cậu mạnh mẽ và tràn đầy mục đích sống. 

Có những trẻ em bị đe dọa, ép buộc hay bắt cóc để phục vụ cho phiến quân nhưng trên thực tế cũng có một số trẻ em lại tự nguyện tham gia IS bởi có một số trẻ em cho rằng, trở thành phần tử của một nhóm vũ trang đem lại cho chúng cảm giác được tôn kính, Tiến sĩ Sofie Vindevogel, đại học Ghent, làm việc tại Trung tâm Những trẻ em bị tổn thương, cho biết: "Chúng có thể nhìn nhận hoặc nghĩ rằng sẽ có cơ hội tốt hơn khi gia nhập một nhóm như IS."

Ishmael Beah là một người thường đi khắp thế giới để vận động cho trẻ em, nhưng không ai biết rằng trước đây ông có cuộc sống rất ảm đạm. Ông từng là một binh sĩ nhí ở Sierra Leone, giữ chức trung úy và sống trong căn lều sang trọng thắng được sau một cuộc thi. Trong cuộc thi này, người tham gia phải cắt họng tù nhân. Tù nhân của ai chết trước, người đó sẽ giành chiến thắng. Beah viết lại ký ức trên trong cuốn "Chặng đường dài đã qua: Hồi ký của một cựu binh nhí". Beah là người thắng cuộc. 

Câu chuyện trên khiến Beah có vẻ như là một kẻ khát máu, tuy nhiên, sau khi được giúp đỡ, ông đã thay đổi. Liệu những binh sĩ nhí ở Trung Đông có nhận được giúp đỡ tương tự như Beah không? Chiến tranh kết thúc, Beah được gửi đến Trung tâm chăm sóc Benin Home ở FreeTown, Liberia. Đôi khi, lũ trẻ lao vào đánh nhau mà chẳng cần lý do. Thỉnh thoảng, chúng lại quay sang tấn công nhân viên, đánh họ bầm giập, nhưng đáp lại, họ luôn tươi cười nhẫn nại với lũ trẻ. "Dường như họ đã cam kết không từ bỏ chúng tôi. Họ cứ cười, còn chúng tôi thì càng ghét họ hơn," Beah nói.

Để giúp trẻ em hòa nhập vào cuộc sống sau chiến tranh, những trung tâm chăm sóc tạm thời như Benin Home ra đời. Lũ trẻ phải đối mặt với chấn thương tâm lý và cần được tư vấn cá nhân, hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe. "Mỗi binh sĩ nhí lại mang những đặc điểm khác nhau, cần được phân tích để áp dụng chương trình phục hồi chức năng và tái hòa nhập phù hợp", Tiến sĩ Theresa Betancourt, Trường Y tế công cộng Havard cho biết. 

Betancourt đã theo dõi 529 binh sĩ nhí Sierra Leone từ 13 năm trước khi họ tái hòa nhập vào xã hội, bước vào tuổi trưởng thành, lập gia đình rồi trở thành cha mẹ".

Xóa sạch ký ức chiến tranh

"Tôi đã bỏ qua thời thơ ấu", Mayol nói. "Ở tuổi lớn hơn, bắt đầu đi học lại thật khó". Trường học dạy cho những cựu binh nhí cách áp dụng những kỹ năng họ từng được huấn luyện, như khả năng lãnh đạo, lập kế hoạch chiến lược và tính kỷ luật một cách lành mạnh, hiệu quả. Mayol hiện làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận Mothering Across Continents, giúp giáo dục thế hệ trẻ ở miền nam Sudan. 

"Không cần phải buộc họ cố gắng quên đi hay chối bỏ chuyện trong quá khứ", Vindevogel nói. "Điều quan trọng là phải lập ra một quá trình phản ánh những kinh nghiệm hoặc điều hữu ích họ học được trong thời gian ở IS, đem áp dụng vào tương lai". Đối với các binh sĩ nhí, quay về nhà không phải điều dễ dàng. "Mọi người đều sợ hãi những cậu bé ở độ tuổi chúng tôi", Beah nhớ lại. "Đây là một trong những hậu quả của cuộc nội chiến. Mọi người không tin nhau, người lạ nào cũng như kẻ thù. Ngay cả những người quen trước đây, cũng trở nên dè dặt khi nói về mối quan hệ hoặc nói chuyện với các binh sĩ nhí".

Cha mẹ của những chiến binh nhí phải đối mặt với câu hỏi hóc búa, con mình là nạn nhân, hay là thủ phạm của chiến tranh. Nếu là thủ phạm, chúng có thể bị cộng đồng tẩy chay, thậm chí trở thành mục tiêu trả thù. Nếu là nạn nhân, trẻ em có nguy cơ bị coi là gánh nặng xã hội.

Chúng ta không thể đảm bảo tất cả đều hòa nhập thành công, Vindevogel nói, cho rằng việc hòa nhập phụ thuộc nhiều vào quyết tâm và nhận thức của những cựu binh nhí. "Điều quan trọng là, họ phải có kỳ vọng vào tương lai, nhận thức rằng thời gian trong các nhóm vũ trang không phải vô ích, tương lai của họ vẫn còn đó".

Hải Hiền (tổng hợp)

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

Thời gian gần đây, không ít đối tượng mang nhiều tiền án ở ngoại tỉnh đã dạt về Cố đô Huế để… “kiếm ăn”. Tuy nhiên, do bám sát địa bàn nên ngay sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm, Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) đã kịp thời triệt phá, bắt giữ “nóng” nhiều ổ nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản….

Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn An Giang, ngày 20/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt; trú thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) để điểu tra về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đội tuyển Việt Nam luôn được đặt kỳ vọng cao ở mỗi lần tham dự AFF Cup. Chúng ta đã có 2 chức vô địch ở hai thời điểm, hoàn cảnh, vị thế khác nhau. Và bây giờ là một thử thách khác. Trong loạt bài viết giới thiệu các đội tuyển mới đây trên trang chủ giải bóng đá vô địch Đông Nam Á – AFF Cup (tên gọi mới ASEAN Cup) 2024, AFF bày tỏ kỳ vọng đội tuyển Việt Nam sẽ có phần thể hiện ấn tượng và giành được thành tích tốt.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và tỉnh Điện Biên về hội nhập quốc tế, trọng tâm là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động, tích cực triển khai công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế với Công an 6 tỉnh Bắc Lào và Công an tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trực tiếp là Cục Công an thành phố (TP) Phổ Nhĩ. Qua đó, ổn định tình hình ANTT, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở 4 huyện biên giới: Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文