Ram Nath Kovind Tổng thống của người nghèo

11:51 13/08/2017
Ngày 25-7 vừa qua, ông Ram Nath Kovind đã tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 14 của Ấn Ðộ, là người thứ 2 thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội vươn lên vị trí này.


Ram Nath Kovind sinh ngày 1-10-1945, ở làng Paraukh thuộc quận Kanpur Dehat, Uttar Pradesh. Cha ông là Maikulal, một người thuộc tầng lớp Dalit.

Vươn lên từ dưới đáy

Theo Hindu giáo, xã hội được chia thành 4 tầng lớp gồm: Brahmins (tư tế, học giả, giáo viên), Kshatriyas (lãnh đạo, chiến binh và công chức), Vaishyas (nông dân và thương gia) và Shudras (người lao động phổ thông và cung cấp dịch vụ). Dalit không được xếp vào tầng lớp nào trong 4 tầng lớp trên, và chỉ được gọi chung là “tiện dân”.

Dalit là giai cấp dưới đáy xã hội Ấn Độ, chiếm khoảng 16% dân số nước này. Hiện hệ thống đẳng cấp, tầng lớp đặc quyền ở Ấn Độ đã bị xóa bỏ, song tư tưởng phân biệt giai cấp vẫn tồn tại và cũng vô cùng khắc nghiệt do chịu ảnh hưởng từ Hindu giáo. Bất chấp các bảo vệ pháp lý, Dalit bị hạn chế tối đa các quyền lợi trong xã hội, từ giáo dục, y tế tới khu vực được sinh sống, nơi được phép đi lại.

Ram Nath Kovind là con út trong gia đình gồm 7 anh chị em. Ông được sinh ra trong một ngôi nhà vách đất mà sau này đã bị đổ. Lúc Kovind lên 5 tuổi, mẹ ông qua đời vì nhà bị cháy. Kovind sau đó đã hiến đất cho cộng đồng.

Học xong tiểu học, hàng ngày Kovind phải đi bộ 6km để đến trường trung học cơ sở, bởi lúc đó không ai trong làng có xe đạp. Dù gia cảnh cũng như điều kiện đến trường rất khó khăn, nhưng ông đã vượt qua và lấy được 2 bằng cử nhân gồm Cử nhân Thương mại và Cử nhân Luật của Đại học DAV (liên kết với Đại học Kanpur).

Ông Ram Nath Kovind (thứ 2 từ trái qua) trong lễ tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 14 của Ấn Ðộ. Ảnh: TPI.

Rời Kanpur, Kovind đã đến Delhi để chuẩn bị cho kỳ thi công chức. Phải qua 3 lần thi ông mới đỗ, nhưng ông chỉ được chọn làm liên kết thay vì công chức chính thức trong bộ máy hành chính. Từ đó, ông bắt đầu hành nghề luật.

Ông là nhà hoạt động Chính phủ Trung ương tại Toà án Tối cao Delhi từ năm 1977-1979 và từng là Tư vấn viên Chính phủ Trung ương tại Toà án tối cao từ năm 1980-1993. Năm 1978, ông trở thành một người ủng hộ cho Toà án Tối cao. Ông đã  làm việc tại Toà án Tối cao Delhi 16 năm cho đến năm 1993. Ông cũng đã đăng ký làm người ủng hộ vào năm 1971 với Hội đồng luật sư của Delhi. Ông từng là trợ lý cá nhân của Thủ tướng Ấn Độ Morarji Morarji Desai trong giai đoạn 1977-1978.

Ông gia nhập đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) vào năm 1991, trở thành Chủ tịch của BJP tại Dalit Morcha từ năm 1998-2002. Ông cũng từng là người phát ngôn của BJP trên toàn quốc. Ngày 8-8-2015, Tổng thống Ấn Độ đã chỉ định Kovind làm Thống đốc bang Bihar.

Hiệp sĩ của người yếu thế

Tờ Thời báo Ấn Độ (Indiatimes) gọi ông Ram Nath Kovind là “Hiệp sĩ của người yếu thế”; đồng thời nhận định việc ông trở thành Tổng thống là “một cơn sốt chính trị” - ám chỉ một người từ tầng đáy của xã hội leo lên được vị trí quyền lực tối cao.

Ông là người dẫn đầu trong việc cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí cho các bộ phận yếu thế của xã hội, đặc biệt là phụ nữ và người nghèo, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Trợ giúp pháp lý miễn phí ở Delhi.

Kovind là người rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục. Ông từng là thành viên của Hội đồng quản trị Đại học Tiến sĩ BR Ambedkar, Lucknow, và là thành viên của Hội đồng quản trị Viện Quản lý Ấn Độ, Kolkata.

Ông là người đại diện cho Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc và đã tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 10-2002. Là một nghị sỹ, ông Kovind chú trọng đến việc phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản cho giáo dục ở nông thôn và giúp xây dựng các trường học theo chương trình MPLAD.

Kovind kết hôn với bà Savita năm 1974 và họ có 2 con, một trai và một gái.

Gia Hân

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

Hơn 2 năm kể từ khi nhận được phát động và thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, đến nay, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận đỡ đầu 42 trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 5/11, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary (số 166A đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) số tiền 95 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cơ sở này trong thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở trong thời hạn 2 tháng; buộc cơ sở này tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.

Ngày 5/11/2024, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với UBND phường Tiến Thành tổ chức cho anh Trần Văn T., (SN 1986, thường trú xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài) xin lỗi công khai Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Đồng Xoài, do đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ bằng lời nói đối với người thi hành công vụ.

Từ đêm qua đến sáng nay (5/11), tại TP Đà Nẵng có mưa lớn kéo dài gây ngập cục bộ trên nhiều tuyến đường, có đoạn ngập sâu gần 1m khiến người dân và phương tiện không thể lưu thông. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã lập nhiều điểm chốt chặn một số tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở núi để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文