Rủi ro cuộc đua vũ trụ mới

16:26 06/09/2019
Ngày 7-9, Ấn Độ sẽ cố gắng hạ cánh một phi thuyền không người lái trên Mặt trăng. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ là cường quốc châu Á thứ hai đáp xuống bề mặt Mặt trăng. Chính các thành tựu của Trung Quốc được cho đã thúc đẩy những nỗ lực của Ấn Độ.


Trong khi sự cạnh tranh hòa bình như vậy có thể thúc đẩy các quốc gia đạt được những chiến công lớn hơn, thật không may, sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Á hiện đang có nhiều tác động thù địch hơn. Hồi đầu năm, Ấn Độ đã thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh (ASAT) trong không gian, cố gắng phù hợp với khả năng mà Trung Quốc đã thể hiện trước đó.

Cuộc đua giữa "hàng xóm xích mích"

Đây là hai khía cạnh của cuộc đua vũ trụ ở châu Á và bây giờ có vẻ như cả hai sẽ được quyết định bởi các cuộc tranh giành quyền lực trên Mặt trăng nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Các cường quốc châu Á đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển năng lực của họ ở ngoài vũ trụ trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc đã hạ cánh trên phía xa của Mặt trăng vào đầu năm nay, một kỳ tích ấn tượng mà không một quốc gia nào đạt được, 3 năm sau khi hạ cánh ở phía gần.

Trong khi Trung Quốc chưa chính thức bình luận về kế hoạch cho một sứ mệnh có người lái lên Mặt trăng, nhiều người tin rằng đó sẽ là bước tiếp theo. 

Trên thực tế, Bắc Kinh đã tiết lộ các sứ mệnh Mặt trăng trong tương lai của họ sẽ đặt nền tảng cho một cơ sở nghiên cứu tiềm năng ở đó. Hơn nữa, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng và vận hành trạm vũ trụ của riêng mình trên quỹ đạo Trái đất vào khoảng năm 2022. Điều đó rất ấn tượng, nhưng cũng thêm dầu vào cạnh tranh không gian. 

Vào thời điểm trạm vũ trụ của Trung Quốc được thành lập, có lẽ nó sẽ là nơi duy nhất hoạt động. Trạm vũ trụ quốc tế hiện tại có khả năng sẽ ngừng hoạt động vào năm 2024.

Yutu-2 rover của Trung Quốc ở bề tối của Mặt trăng, nơi cạnh tranh giữa các quốc gia châu Á đang kéo dài.

Tương tự, Ấn Độ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên gửi một vệ tinh lên quỹ đạo quanh sao Hỏa, được gọi là Mangalyaan. ISRO, cơ quan vũ trụ của Ấn Độ, có một chương trình nghị sự đầy tham vọng, bao gồm sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời vào năm 2019-2020, nhiệm vụ thứ hai lên sao Hỏa vào khoảng năm 2022-2023 và sứ mệnh sao Kim vào khoảng năm 2023. Giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng lên kế hoạch cho các sứ mệnh không gian có người lái.

Nhật Bản, cường quốc châu Á khác, đã tập trung nhiều hơn vào các dự án khả thi về mặt thương mại, nhưng Tokyo có những thành tựu ấn tượng bao gồm nhiệm vụ quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2007 cũng như nhiệm vụ Hayabusa, lần đầu tiên tàu vũ trụ hạ cánh trên một tiểu hành tinh và mang về các mẫu.

Căng thẳng trên vũ trụ

Trong khi những thành tựu này là đáng khen ngợi, có một mặt tối hơn: Quan hệ quốc tế căng thẳng ở châu Á đang được cảm nhận ở ngoài vũ trụ. Năm 2007, khi Trung Quốc thử vũ khí ASAT, đây là lần thử nghiệm đầu tiên như vậy kể từ những năm 1980. 

Quyết định của Trung Quốc chứng minh khả năng đó có nghĩa là mọi cường quốc có mức độ phụ thuộc vào không vũ trụ, không chỉ quân sự mà cả dân sự, thông qua các ứng dụng như GPS và vệ tinh viễn thông, giờ đây đột nhiên thấy mình dễ bị tổn thương. 

Không có gì đáng ngạc nhiên, Mỹ đã ngay lập tức tiến hành thử nghiệm ASAT của riêng mình vào năm sau và Ấn Độ cũng bắt đầu chương trình của riêng mình. Bây giờ có vẻ như Nhật Bản đang trên đường phát triển khả năng ASAT.

Vệ tinh Mangalyaan của Ấn Độ.

ASAT chỉ là yếu tố hữu hình của cuộc đua này. Ngoài ra, còn có một cuộc đua ít được biết đến để phát triển các khả năng khác có thể làm hỏng tài sản ngoài vũ trụ của các đối thủ tiềm năng. Chúng bao gồm tất cả mọi thứ, từ các cuộc tấn công mạng đến chiến tranh điện tử và nhiễu phổ, cố tình gây nhiễu hoặc cản trở các tín hiệu vô tuyến.

Tất nhiên đây là một vấn đề toàn cầu. Nhưng nó cũng đặc biệt hơn tại châu Á vì hầu hết những người chơi chính là các cường quốc đang lên trong khu vực này. 

Sự giàu có của các quốc gia và khả năng công nghệ đã khiến các quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào không gian - và do đó dễ bị tổn thương hơn. Khó khăn trở nên trầm trọng hơn do thiếu các quy tắc hoặc chuẩn mực quốc tế. 

Các hiệp ước hiện có như Hiệp ước Ngoài vũ trụ năm 1967 đã tỏ ra lỗi thời và không đủ để đáp ứng những thách thức này. Vấn đề đã được công nhận và đã có những nỗ lực quốc tế gần đây nhằm giải quyết nó, nhưng chưa đi đến đâu.

Hậu quả là sự răn đe dường như là biện pháp bảo vệ thực sự duy nhất để bảo vệ tài sản quốc gia trong không gian. Nói một cách đơn giản, sự vắng mặt của các quy tắc và chuẩn mực mạnh mẽ có nghĩa là các quốc gia phải ngầm đe dọa trả đũa bằng cách phát triển khả năng gây hấn của họ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này đang thúc đẩy một loại hợp tác. 

Năng lực khổng lồ của Trung Quốc có nghĩa là không một cường quốc châu Á nào có thể chống lại nó một mình. Giống như điều này đang khuyến khích sự sắp xếp trên mặt đất mới giữa Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia khác, nó cũng dẫn đến sự hợp tác ngoài vũ trụ của một số quốc gia, tất cả những người có mối quan tâm chung về khả năng và hành vi của Trung Quốc trong không gian.

Do đó, Ấn Độ và Nhật Bản, mặc dù có các chương trình không gian mang tính dân tộc cao, đang hợp tác nhiều hơn. Năm 2017, hai nước chính thức công nhận tầm quan trọng của sự hợp tác sâu sắc hơn, và các cơ quan không gian của hai nước có kế hoạch tiến hành một sứ mệnh chung về Mặt trăng. Đáng kể hơn, hai nước vừa bắt đầu một cuộc đối thoại an ninh không gian.

Cuộc đua không gian đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô (cũ) đã diễn ra mà không có quá nhiều thiệt hại. Chỉ có hai người chơi trong trò chơi đó và môi trường ngoài vũ trụ lúc đó cũng đơn giản hơn rất nhiều, việc quản lý cuộc đua đó tương đối dễ dàng. Châu Á có thể không may mắn như vậy trừ khi tư vấn khôn ngoan hơn chiếm ưu thế. 

Các cường quốc châu Á đã đạt được những tiến bộ đáng kể và đạt được nhiều điều họ có thể tự hào, nhưng trừ khi họ có thể quản lý quyền lực chính trị trên mặt đất hoặc ít nhất là cô lập không gian bên ngoài khỏi các chính trị đó, có khả năng là tất cả châu Á có thể phải chịu đựng.

Hồng Định

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文