Sắc lệnh cải cách hoạt động cảnh sát Mỹ gây tranh cãi

15:43 19/06/2020
Ba tuần sau cái chết của George Floyd, người Mỹ da đen bị một cảnh sát da trắng đè nghẹt thở tại Minneapolis, ngày 16-6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cải cách hoạt động của ngành cảnh sát. Tuy nhiên các biện pháp mà ông Trump loan báo được cho là vẫn dưới mức chờ đợi của phong trào phản kháng.

Mở đầu lễ ký sắc lệnh, Tổng thống Trump bày tỏ cảm thông với các gia đình nạn nhân phải chịu bạo lực cảnh sát. "Tôi không bao giờ có thể cảm nhận hết nỗi đau đớn của các bạn, nhưng tôi có thể hứa rằng sẽ đấu tranh đòi công lý cho tất cả người dân Mỹ", ông nói. Ông Trump cam kết những cái chết của người Mỹ gốc Phi vì bạo lực cảnh sát sẽ "không vô nghĩa".

Nhưng ngay sau đó ông Trump chuyển sang bảo vệ các cơ quan thực thi pháp luật trước lời kêu gọi cắt ngân sách cảnh sát từ phong trào "Mạng người da màu cũng quan trọng" và nhiều nhà hoạt động khác. "Tôi mạnh mẽ phản đối các nỗ lực nguy hiểm và cực đoan nhằm cắt ngân sách hay giải tán các sở cảnh sát của chúng ta. Người Mỹ cần biết sự thật rằng: không có cảnh sát, sẽ có hỗn loạn; không có pháp luật, sẽ có tình trạng vô chính phủ; không còn an toàn, sẽ dẫn đến thảm họa", Tổng thống Mỹ khẳng định.

Tổng thống Donald Trump ký thông qua sắc lệnh cải cách cảnh sát tại Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 16-6-2020.

Trước đó trong các bình luận công khai và trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump đã nhiều lần kêu gọi trấn áp người biểu tình và cho biết sẽ phản ứng mạnh như triển khai quân đội đối phó tình trạng bất ổn tại Mỹ. Một mặt kêu gọi người dân đoàn kết, ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về những biện pháp cải tổ liên quan đến ngành cảnh sát mà ông Obama đã thực hiện trong thời gian cầm quyền.

Cam kết của Tổng thống Trump được đưa ra giữa lúc Quốc hội Mỹ vật lộn tìm kiếm các biện pháp lập pháp nhằm "xoa dịu" làn sóng biểu tình sục sôi nước Mỹ, đòi chấm dứt bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc với người da màu. Nước Mỹ đã bị nhấn chìm trong làn sóng biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi, bị cảnh sát ghì gáy gần 9 phút ở Minneapolis cuối tháng trước.

Sắc lệnh của ông Trump yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr sử dụng nguồn ngân sách liên bang để khuyến khích các sở cảnh sát địa phương thực hiện tiêu chuẩn mới về chiến thuật sử dụng vũ lực và giảm căng thẳng, như cấm kẹp cổ  nghi phạm, trừ trường hợp tính mạng cảnh sát bị đe dọa.

Bộ trưởng Barr cũng phải thiết lập cơ sở dữ liệu để theo dõi sĩ quan cảnh sát bị sa thải hoặc từ chức vì cáo buộc hành vi sai phạm, để ngăn họ tiếp tục được tuyển mộ vào các cơ quan tư pháp khác. Sắc lệnh cũng kêu gọi chính phủ liên bang hỗ trợ đào tạo cảnh sát ứng phó với các nghi phạm có vấn đề về tâm thần, vô gia cư hay nghiện ma túy, trong đó cho phép nhân viên xã hội phối hợp cùng cảnh sát địa phương.

Tuy nhiên, phản ứng với sắc lệnh của ông Trump, các nhóm nhân quyền và các thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ, bao gồm cựu Phó Tổng thống và là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden, cho rằng điều đó chưa đủ. Đảng Dân chủ muốn gia đình các nạn nhân có thể kiện lực lượng cảnh sát vì hành vi tàn bạo của họ. Nhiều người dân cũng chỉ trích Tổng thống Trump, cho rằng các chính sách và biện pháp cải tổ ngành cảnh sát của ông chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Hình ảnh người đàn ông da đen chết vì bị cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ đã khiến nhiều người dân Mỹ nổi giận.

Các nghị sĩ Dân chủ đang thúc đẩy gói giải pháp quyết liệt hơn, như cấm hành vi kẹp cổ của cảnh sát, đơn giản hóa thủ tục khiếu kiện cảnh sát cho người dân và tạo cơ sở dữ liệu quốc gia về hành vi sai phạm của cảnh sát.

Trong khi đó, một nhóm các nước châu Phi đang vận động để Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra độc lập về "nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống" và bạo lực cảnh sát tại Mỹ và các nước khác.

Đức Quý (tổng hợp)

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文