Số phận người Kurd trong cuộc chiến ở Syria

14:11 21/10/2019
10 ngày kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở màn chiến dịch "Mùa xuân hòa bình", tình hình ở miền Bắc Syria ngày càng phức tạp. Nhưng, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại quyết tâm tiêu diệt người Kurd?


Người Kurd là một dân tộc trong nhóm người Tây Bắc Iran xuất hiện trong hồ sơ lịch sử vào cuối thế kỷ thứ bảy.  Vào thế kỷ 16, vùng có người Kurd sinh sống bị chia cắt bởi sự tranh giành giữa Đế quốc Ba Tư và Đế quốc Ottoman với những cuộc chiến tranh kéo dài. Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hầu hết người Kurd sống ở tỉnh Kurdistan trong lãnh thổ của Đế quốc Ottoman.

Sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, quân Đồng minh đã thỏa thuận và lên kế hoạch chia lãnh thổ của đế quốc này thành vài nước. Theo Hiệp ước Sèvres, Kurdistan, cùng với Armenia, sẽ thành những nước độc lập. Song Hiệp ước này đã không được thực hiện; do những sức ép khác đã khiến quân Đồng Minh chấp nhận đàm phán lại và Hiệp ước Lausanne được thành lập, biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành như hiện nay với vùng của người Kurd sinh sống nằm trong biên giới đó và không có quyền tự chủ.

Nữ chiến binh người Kurd trên chiến trường Syria.

Các vùng có người Kurd khác được giao cho Anh và Pháp kiểm soát để rồi trở thành các địa phương của Iraq và Syria theo một số hiệp ước. Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 triệu người Kurd, đa số sống tại Tây Á. Ngày nay, người Kurd hình thành nên một cộng đồng đặc biệt được gắn kết thông qua sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ mặc dù không có ngôn ngữ chuẩn. Hầu hết người Kurd theo đạo Hồi dòng Sunni.

Tại Syria, người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Syria, chiếm khoảng 15% dân số. Khu vực Đông Bắc vùng người Kurd ở bao gồm phần lớn của tỉnh Hasakah. Các thành phố chính trong khu vực này là Qamishlo Qamishli và Al-Hasakah.

Một khu vực khác có đông dân số người Kurd là Koban (tên chính thức là Ayn al-Arab) ở phía Bắc của Syria gần thị trấn Jarabulus và cũng ở thành phố Afrin và khu vực xung quanh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người Kurd đòi hỏi quyền tự trị chính trị cho các khu vực người Kurd sống ở Syria, tương tự như Iraq Kurdistan ở Iraq, hoặc hoàn toàn độc lập như một phần của Kurdistan.

Khi những cuộc biểu tình hòa bình chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad chuyển thành một cuộc nội chiến vũ trang năm 2011 và 2012, nhiều phe nhóm khác nhau tranh giành sự kiểm soát ở Syria.

Trong số này có cả các lực lượng ủng hộ chính phủ, quân nổi dậy đòi thành lập một nhà nước dân chủ, các nhóm cực đoan Hồi giáo và các nhóm phiến quân thuộc nhiều cộng đồng thiểu số và tôn giáo khác nhau muốn bảo vệ khu vực của mình. Trong số đó có một số nhóm dân quân người Kurd, mạnh nhất là Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd (viết tắt là YPG).

Khi nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo (IS) lan tràn khắp Syria, YPG nổi lên như một trong rất ít các nhóm vũ trang ở Syria có thể triệt hạ được tổ chức khủng bố này. Khi liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu tìm kiếm các đối tác ở địa phương trong chiến dịch chống IS thì họ thấy lực lượng dân quân Kurd là lựa chọn an toàn nhất.

Đối với nhiều người Mỹ, người Kurd ở miền bắc Syria được biết đến là những chiến binh tiền tuyến trong trận chiến đánh bại IS. Chiến thắng của họ trước IS trong trận chiến Kobane đã ngăn chặn bước tiến đáng sợ của nhóm này trên khắp Syria.

Nhờ đánh bật IS khỏi miền bắc Syria, lực lượng dân quân Kurd dần dần thiết lập quyền kiểm soát ở các vùng đất chiếm giữ được; cuối cùng đã nắm giữ khoảng 1/4 lãnh thổ Syria, gồm hầu hết vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực đông người Ảrập và các nhóm sắc tộc khác.

Nhưng với Thổ Nhĩ Kỳ, YPG luôn bị coi là nhóm khủng bố bởi lực lượng dân quân Kurd này là một nhóm của tổ chức Đảng Công nhân Kurd (PKK) vốn đã tiến hành một cuộc nổi dậy kéo dài nhiều thập niên bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ coi sự kiểm soát của người Kurd ở một vùng sát sườn với mình là mối đe dọa an ninh lớn, và lo ngại khu vực có thể trở thành nơi trú ẩn cho các phần tử trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ - hoặc bị sử dụng làm bàn đạp cho các mưu đồ tấn công vào lãnh thổ nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ sợ những bước tiến của người Kurd ở Syria sẽ kích động cộng đồng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra một "tiểu quốc" ở biên giới. Kết hợp với sức mạnh quân sự, chính trị và lãnh thổ của người Kurd ở Syria, người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể nắm lợi thế lớn trong "ván bài mặc cả" chính trị với phe trung hữu cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách ngăn chặn bước tiến của người Kurd ở Syria.

Hiện chưa rõ quy mô chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào người Kurd ở Syria, chỉ biết chiến dịch sẽ chia thành một số giai đoạn. Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập một vùng đệm sâu 32km và dài 480km trong lãnh thổ Syria để bảo vệ an ninh.

Ankara định dùng hành lang an toàn này để tái định cư khoảng 1 triệu trong tổng số 3,6 triệu người Syria đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng đệm này có thể mở rộng vài kilômét bên trong Syria. Số phận của hàng triệu người Kurd một lần nữa lại bị đặt vào những toan tính của các nước lớn.

Minh Hằng

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文