SpaceX: Cách mạng internet vệ tinh

17:13 18/04/2018
Trước đó, tin cho biết Giám đốc điều hành của SpaceX, ông Elon Musk, thông báo sẽ mở bán các gói cước internet cho mọi cư dân trên trái đất và cả... những ai muốn du hành ngoài vũ trụ.


Gói cước cơ bản rẻ nhất là StandardX giá 9,99 USD (khoảng 230.000VNĐ), với dung lượng 1.000 GB mỗi tháng với tốc độ 10.000 Mbps và có thể nhắn tin với nội dung ngắn trên toàn cầu. Gói cao cấp hơn là PremiumX có giá 19,99 USD, được cấp dung lượng 2.000 GB mỗi tháng với tốc độ 20.000 Mbps, được hỗ trợ nhắn tin không giới hạn trên toàn cầu.

Gói mạng mạnh nhất là ProfessionalX có giá 29,99 USD. Người dùng gói này có thể sử dụng internet không giới hạn dung lượng ở tốc độ siêu nhanh 1.000.000 Mbps. Theo Elon Musk, gói cao cấp nhất là tầm nhìn trong tương lai để cung cấp internet cho cả... các vùng khác trong thiên hà.

Việc SpaceX rao bán các gói internet trên toàn cầu, và việc FCC phê chuẩn dự án, đã mở ra triển vọng mang lại khả năng tiếp cận internet băng thông rộng tự do cho mọi người trên thế giới, kể cả ở những nước nơi internet hoàn toàn chưa phổ biến như CHDCND Triều Tiên, hay nước bị kiểm duyệt khắc khe như Trung Quốc.

Dự kiến vệ tinh của SpaceX sẽ bay trên quỹ đạo cao 513km, nhưng sau này, mạng vệ tinh cung cấp internet của SpaceX sẽ còn cao hơn nữa, nhằm thử nghiệm hệ thống liên lạc vô tuyến Ku-band, kết nối với một mạng lưới trạm mặt đất. Việc phát triển mạng lưới vệ tinh được SpaceX giao cho một đội ngũ kỹ thuật có trụ sở tại Redmond, Washington.

Theo tài liệu nộp lên chính phủ, các trạm mặt đất của mạng lưới tín hiệu này sẽ nằm tại các cơ sở của SpaceX ở Redmond và Brewster, Washington; tại McGregor và Brownsville ở Texas, cũng như trụ sở của SpaceX tại Hawthorne, California. Một trạm nữa sẽ đặt tại trụ sở của Tesla ở Fremont, California.

SpaceX cho biết sẽ thử nghiệm hệ thống này xem nó có tương thích với thiết bị nhận được đặt trong các xe tải di động không. Tổng quan, dự án này sẽ phóng lên quỹ đạo hàng nghìn vệ tinh liên lạc, với dịch vụ trước mắt là hạn chế cho một số người, với mốc là năm 2020. Dự án tạm được gọi là Starlink này dần dần sẽ là nguồn cung cấp internet giá rẻ cho mọi người trên hành tinh này. Chi tiết về dự án trên vẫn được SpaceX và Elon Musk giữ bí mật.

SpaceX quả không đơn độc trong cuộc đua này: đối thủ chính của họ là OneWeb với một bản hợp đồng với Airbus, cũng nhằm đưa vệ tinh internet lên quỹ đạo. Ngoài ra, những kẻ chạy thi còn có Boeing, SES O3b hay ViaSat, Telesat, LeoSat.

Dự kiến cuối năm nay, OneWeb sẽ phóng vệ tinh thử nghiệm lên quỹ đạo. Công ty này nhiều khả năng sẽ cung cấp cách thức phóng vệ tinh là Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos, Virgin Orbit của tỷ phú người Anh Richard Branson, Hãng Arianespace của châu Âu.

SpaceX sẽ phải nhanh chóng thực hiện dự án của mình, trước khi những đối thủ của họ thành công. Theo Nhật báo Phố Wall (WSJ), thời hạn phải đưa hệ thống vào hoạt động là trước năm 2019, vì nếu sau thời gian này mà hệ thống vệ tinh của SpaceX chưa hoạt động thì sẽ bị thu hồi và cấp phát cho công ty khác. Tuy nhiên, hiện Space đang gặp khó về kỹ thuật thông tin hai chiều qua vệ tinh sử dụng quỹ đạo thấp (LEO). Mỗi vệ tinh LEO chỉ bay qua vị trí một người từ 2 đến 6 phút và việc chuyển đổi giữa các vệ tinh là rất khó khăn, và chảo thu anten cần có độ khuyếch đại anten cao.

Một thuận lợi mà SpaceX có là họ đã có thể đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo. Tàu vũ trụ không người lái Dragon của SpaceX hiện đang là tàu duy nhất có khả năng hạ cánh ở ISS và trở về trái đất trong một chuyến bay. CEO Elon Musk tin tưởng ông có thể làm được điều tương tự với phủ sóng wifi từ vệ tinh nếu ông huy động đủ đầu tư cho dự án này.

Các vệ tinh cỡ nhỏ được sử dụng cho dự án có khối lượng khoảng 113 kg, nhẹ hơn rất nhiều so với vệ tinh thông thường. Hiện có một số hãng khác cũng đang cố gắng sản xuất các loại vệ tinh tương tự như Sierra Nevada Corp của Mỹ và Surrey Satellite Technology Ltd. của Anh. (Đông Văn)

Đông Văn

Sáng 13/5, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Thời gian qua, gia đình ông Trương Hoàng Xuân (SN 1956, trú đường Nguyễn Viết Xuân, phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các con, cháu, người thuê phòng trọ phải vất vả bắc ghế, trèo qua hàng rào của Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Lâm Đồng (cũ) mới ra ngoài được. Nguyên nhân là do chủ sử dụng bất động sản liền kề không cho gia đình ông Xuân sử dụng lối đi này nữa.

Nhân viên kỹ thuật đã tự ý sử dụng 58 ống hỏa thuật “rồng lửa” còn sót lại từ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 để thực hiện trong chương trình bắn hỏa pháo súng thần công. Các ống này đã bị thấm nước, gây ẩm không cháy do thời gian lắp đặt gặp mưa gió và hết hạn sử dụng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Tại bản kết luận điều tra trong vụ án Thuận An, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, theo dõi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang).

Ngày 13/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 781kg thịt heo ôi thiu, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường. Số thịt bị tiêu hủy này thu giữ tại cơ sở sơ chế trái phép của bà Tô Thị Bưởi, trú phường Tân Bình, TP Đồng Xoài.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cảnh báo Pakistan rằng New Delhi sẽ nhắm mục tiêu vào “nơi ẩn náu của khủng bố” bên kia biên giới một lần nữa nếu có các cuộc tấn công mới vào Ấn Độ và sẽ không bị ngăn cản bởi cái mà ông gọi là sự “tống tiền hạt nhân” của Islamabad.

Mối quan hệ nhạy cảm giữa Ấn Độ và Pakistan đang bước vào giai đoạn nguy hiểm khi chính quyền New Delhi đơn phương rút khỏi Hiệp ước Nước sông Ấn (IWT) lần đầu tiên trong lịch sử. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến nguồn nước khan hiếm, cuộc tranh chấp lưu vực sông Ấn khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về tương lai khi những căng thẳng địa chính trị có thể bùng phát từ áp lực môi trường.

Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng. Đáng nói, sự tồn tại và phát triển này trong đó có cả sự bắt tay với người nổi tiếng, thậm chí là cơ quan chuyên môn để lừa dối, chiếm lòng tin của người tiêu dùng…

Ngày 13/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Ngọc Thúy (SN 1962, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu); Trần Thị Kiều Oanh (SN 1957) và Nguyễn Minh Hải Dương (SN 1973), cùng ngụ phường 1, TP Bạc Liêu về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.