Sri Lanka bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố

16:31 27/04/2019
Lễ Phục sinh năm 2019 sẽ trở thành nỗi ám ảnh với người dân Sri Lanka cũng như cộng đồng Kito giáo trên toàn thế giới, khi vào ngày lễ này đã có ít nhất 8 vụ nổ xảy ra tại nhiều địa điểm trên cả nước khiến cho 321 người thiệt mạng, trong đó có 35 người nước ngoài, 500 người bị thương. Đến nay đã có 60 nghi phạm người Sri Lanka bị bắt giữ và các điều tra viên đang thẩm vấn một công dân Syria.


Vụ trả thù đẫm máu

Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka nói rằng vụ đánh bom vào ngày Chủ nhật đã xảy ra tại các nhà thờ và khách sạn trên khắp đảo quốc là vụ trả thù cuộc tấn công ngày 15-3 vào tháng trước đối với các nhà thờ Hồi giáo do Brenton Tarrant, 28 tuổi, người Australia thực hiện đã giết chết 50 tín đồ Hồi giáo ở thành phố Christchurch của New Zealand.

Các quan chức SriLanka cho biết một tổ chức Hồi giáo ít được biết đến có tên National Thowheed Jama Jamaath đã thực hiện vụ đánh bom vào Chủ nhật Phục sinh với một nhóm người Sri Lanka khác được gọi là JMI.  Theo các nhà điều tra, nhóm này có căn cứ ở miền Đông Sri Lanka và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Chủ nghĩa Wahhabi của Arab Saudi vốn tuân thủ chặt chẽ giáo lý đạo Hồi.

Trước đây, nhóm này không được biết đến nhiều, nhưng nổi lên sau khi bắt đầu chỉ trích Phật giáo cách đây 3 năm. Các thành viên của nhóm đã bị bắt sau khi phá hoại các bức tượng Phật ở Sri Lanka năm ngoái. Các nhà điều tra cho biết đã theo dõi nhóm này do nhóm ngày càng cực đoan. Cũng theo các nhà điều tra, năm 2017 nhóm có khoảng 2.000 thành viên.

Trong khi đó, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ngày 23-4 cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom liên hoàn khiến 321 người thiệt mạng ở Sri Lanka. Trang tuyên truyền AMAQ của IS đăng tải bức ảnh cho thấy những phần tử đánh bom liều chết Sri Lanka đứng cạnh kẻ chủ mưu Zaharan Hashmi, theo The Telegraph.

Bên cạnh đó, còn có đoạn video thể hiện những kẻ tấn công người Sri Lanka tuyên bố trung thành với thủ lĩnh IS. AMAQ khẳng định vụ đánh bom 3 nhà thờ, 4 khách sạn ở Sri Lanka vào ngày lễ Phục sinh là "những đợt tấn công tử vì đạo".

Theo AMAQ, IS đã điều động 7 kẻ đánh bom liều chết tham gia vụ tấn công đẫm máu. Tuy nhiên Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nói rằng, các nhà điều tra vẫn đang xác định mức độ các mối liên hệ từ bên ngoài.

Nhà chức trách Sri Lanka ghi nhận ít nhất đã có 8 vụ nổ xảy ra tại nhiều địa điểm trên cả nước trong ngày lễ Phục sinh 2019. Trong đó, 3 nhà thờ ở thị trấn miền Bắc Negombo, thị trấn miền Đông Batticalao và quận Kochchikade thuộc thủ đô Colombo cũng như 4 khách sạn tại Colombo đã trở thành mục tiêu bị đánh bom. Tại Dematagoda, nơi xảy ra vụ nổ thứ 8, ba cảnh sát đã thiệt mạng trong lúc truy lùng các nghi can tại một tòa chung cư.

60 nghi phạm người Sri Lanka bị bắt giữ

Tính đến ngày 24- 4, khoảng 60 người đã bị bắt vì các liên kết có thể xảy ra với nhiều vụ tấn công được thực hiện vào Chủ nhật Phục sinh. Trong số đó, 32 người đang bị Cục điều tra hình sự (CID) giam giữ. Tất cả những người bị bắt đều có quốc tịch Sri Lanka.

CID xác nhận có 9 kẻ đánh bom tự sát đã tham gia vụ đánh bom vào lễ Phục sinh, trong đó kẻ đánh bom thứ chín được xác nhận là vợ của một trong những kẻ đánh bom tự sát. Đa số đối tượng đánh bom liều chết trong loạt vụ tấn công đẫm máu trên đều có học vấn cao. Trong đó, ít nhất 1 tên có bằng luật và một số phần tử có thể từng du học tại Anh và Australia.

Giáo dân tham dự một đám tang tại Nhà thờ Thánh Sebastian.

Tổng thống Maithripala Sirisena tuyên bố, ông đã chỉ đạo các quan chức phải có hành động trừng trị nghiêm khắc đối với bất kỳ kẻ nào đứng sau âm mưu này. Văn phòng Tổng thống Sirisena xác nhận, Facebook, Instagram cũng như các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin khác như WhatsApp, Viber tạm thời bị chặn tại Sri Lanka "nhằm ngăn tình trạng lan truyền thông tin không chính xác và sai lệch" về các vụ nổ.

Liên quan đến vụ việc này, Chính phủ đã xin lỗi vì không thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa. Thực tế là Sri Lanka đã nhận được thông tin tình báo về khả năng xảy ra các vụ đánh bom liều chết nhằm vào "các nhà thờ nổi tiếng" của nước này từ nhiều tuần trước khi vụ việc xảy ra.

Ấn Độ đã thu thập thông tin về âm mưu đánh bom ở Sri Lanka sau một cuộc đột kích bắt giữ các nghi phạm ủng hộ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS vào tháng 11- 2018.

Cơ quan an ninh Ấn Độ cũng thu giữ một khối lượng lớn dữ liệu bao gồm danh sách các số điện thoại, băng đĩa, ổ lưu trữ USB cho thấy mối liên quan giữa các nghi phạm bị bắt và Mohammed Zahran Hashim, kẻ được cho là lãnh đạo của mạng lưới khủng bố Sri Lanka chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom liên hoàn. Tuy nhiên những thông tin này không được báo cáo với Tổng thống.

Phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 23-4, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tuyên bố sẽ thay dàn lãnh đạo của lực lượng quốc phòng nước này sau các vụ đánh bom liều chết khiến hơn 300 người thiệt mạng. "Tôi sẽ tái cấu trúc toàn bộ lực lượng cảnh sát và an ninh trong vài tuần tới. Tôi cũng dự tính sẽ thay dàn lãnh đạo của các tổ chức quốc phòng trong vòng 24 giờ tới".

Sáng 24-4, Tổng thống Sri Lanka Mathripala Sirisena đã gửi yêu cầu từ chức ngay lập tức tới Bộ trưởng Quốc phòng Hemasiri Fernando và Cảnh sát trưởng quốc gia Pujith Jayasundara. Lí do quyết định này là hai quan chức nói trên đã không ngăn chặn được thảm kịch dù đã nhận được các tin tình báo cảnh báo trước về nguy cơ khủng bố.

Cộng đồng quốc tế lên tiếng

Trong một tuyên bố, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nêu rõ các vụ tấn công nhằm vào nhà thờ và khách sạn trên khắp cả nước Sri Lanka là cực kỳ "tàn ác và đê hèn". Các nước thành viên Hội đồng Bảo an bày tỏ chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân và Chính phủ Sri Lanka, chúc cho những người bị thương sớm bình phục.

Cảnh hỗn loạn bên trong một nhà thờ bị tấn công. Ảnh: Daily Mail

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh cần phải sớm đưa các thủ phạm, các đối tượng tổ chức, hỗ trợ tài chính và tiếp tay cho những hành động tội ác khủng bố này ra xét xử trước pháp luật. Hội đồng Bảo an cũng hối thúc các nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, chủ động hợp tác với Chính phủ Sri Lanka và các tổ chức liên quan khác trong vụ việc.

Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22-4 đã gọi điện cho Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe để bày tỏ sự chia buồn.

Nhà Trắng gọi loạt vụ tấn công ở Sri Lanka là "vụ khủng bố đẫm máu nhất kể từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ". Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Sri Lanka điều tra, đưa thủ phạm ra ánh sáng. Lãnh đạo hai nước cũng tái khẳng định cam kết chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Mỹ cam kết hỗ trợ điều tra và cử các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tới hỗ trợ cảnh sát Sri Lanka điều tra vụ việc.

Cũng trong ngày 22-4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi đưa những kẻ đứng sau các vụ đánh bom tại Sri Lanka ra trước công lý: "Ngày Phục sinh vui vẻ đã bị hủy hoại bởi một làn sóng khủng bố khủng khiếp, đổ máu. Thật đau lòng khi một quốc gia đã nỗ lực vì hòa bình trong những năm gần đây đã bị những kẻ khủng bố này nhắm đến. Trong số các nạn nhân, có một số công dân Mỹ. Đây cũng là cuộc chiến của Mỹ. Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý và nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ điều này".

Australia cũng cam kết hỗ trợ điều tra vụ tấn công tại Sri Lanka. Thủ tướng Australia Scott Morrison xác nhận, các sĩ quan chống khủng bố của Australia sẽ hỗ trợ các đối tác Sri Lanka điều tra các vụ tấn công.

Đức Quý

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.