Sức công phá của khẩu siêu pháo lớn nhất thế giới

08:53 19/04/2012

Schwerer Gustav Gun là khẩu siêu pháo lớn nhất thế giới được quân đội phát xít Đức đặt hàng nghiên cứu và chế tạo, nhằm mục đích tấn công phá hoại các pháo đài, công sự phòng tuyến ở mặt trận Maginot Line của quân đội Pháp trong chiến tranh thế giới thứ II. Siêu pháo Schwerer Gustav được chế tạo tại khu vực Essean nước Đức vào năm 1941 bởi tập đoàn gia đình trị Friedrich Krupp A.G.

Tính tới thời điểm này, Schwerer Gustav Gun vẫn đứng ở vị trí số một về kích thước trong lịch sử ngành pháo binh trên thế giới. Cỗ pháo này của Đức Quốc xã thậm chí còn nặng hơn cả các loại vũ khí từng được mệnh danh là siêu cối, vua chiến trường của quân đội Mỹ.

Đây là một trận chiến lớn trong chiến tranh Xô-Đức, kéo dài suốt từ ngày 30 tháng 10 năm 1941 tới ngày 9 tháng 7 năm 1942 giữa lực lượng của quân phát xít phe Trục với lục quân của Hồng quân Liên Xô, hạm đội Biển Đen và một phần Không quân Xô Viết, nhằm giành quyền kiểm soát khu vực căn cứ hải quân của hạm đội Biển Đen. Việc chiếm Sevastopol có ý nghĩa lớn đối với hải quân Đức và các đồng minh của họ. Chiếm được Sevastopol, hải quân Đức Quốc xã không chỉ có được một căn cứ hải lục không quân liên hợp, mà còn chặn đứng sự chi viện của hải quân Liên Xô đối với các lực lượng lục quân của họ trong những trận đánh ven bờ Biển Đen và do đó, hạn chế một phần sức kháng cự của lục quân Liên Xô. Sau 250 ngày bao vây và công phá bằng các loại vũ khí hạng nặng và hạng siêu nặng, các loại đại bác từ loại 305 ly đến loại 800 ly, ngày 9 tháng 7 năm 1942, quân đội Đức Quốc xã và đồng minh Romania của họ cũng đã chiếm được Sevastopol nhưng với những tổn thất nặng nề.

Khi bắt đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, công trình phòng thủ khu vực Sevastopol là một trong những nơi được tăng cường củng cố mạnh nhất. Công trình này bao gồm hàng chục vị trí phòng thủ kiên cố, các lô cốt, các bãi mìn. Trong hệ thống phòng thủ có hai vị trí kiên cố nhất là các tháp pháo bọc thép, trang bị đại bác tầm xa cỡ lớn, được trang bị hải pháo 305mm. Ngoài hai tháp pháo này còn có 82 lô cốt ngầm có trang bị hải pháo, 22 vị trí trang bị súng máy đặt trong công sự bê tông và các ụ súng bằng gỗ và đất đắp, 33km hào chống tăng, 56km rào kẽm gai và 9.600 quả mìn đã được cài đặt khắp xung quanh thành phố.

Ngày 16 tháng 10, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô quyết định rút gần 8.000 quân còn lại tại Odessa về tăng cường phòng thủ Sevastopol. Cuối tháng 10, để thống nhất chỉ huy các lực lượng, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã thành lập Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, chỉ định Thiếu tướng I. E. Petrov, nguyên chỉ huy cụm quân duyên hải tại Odessa trước đó làm Tư lệnh cụm quân phòng thủ Sevastopol. Đại tá N. I. Krylov làm Tham mưu trưởng, Chính ủy sư đoàn N. C. Ryzhi là Ủy viên Hội đồng quân sự. Đến ngày 1 tháng 11 năm 1941, lực lượng Hồng quân phòng thủ tại Sevastopol thuộc Tập đoàn quân độc lập Duyên hải gồm các sư đoàn bộ binh 25, 95, 172, các lữ đoàn hải quân đánh bộ 2, 7, 40, sư đoàn kỵ binh 42 và tiểu đoàn thiết giáp độc lập 120. Ngoài ra, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải có từ 3 trung đoàn pháo binh, một trung đoàn không quân tiêm kích và các đơn vị hậu cần.

Đợt tấn công Sevastopol lần thứ nhất

Từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 21 tháng 11 năm 1941, các lực lượng phái đi trước của tập đoàn quân 11 (Đức) gồm hai sư đoàn và một lữ đoàn bộ binh đã tấn công trong hành trình tiến vào các vị trí tiếp cận ngoại vi Sevastopol. Đến ngày 2 tháng 11, cuộc tấn công đã diễn ra trên tuyến ngoài của khu phòng thủ Sevastopol. Các đơn vị quân đội trong thành phố phòng thủ bên cánh trái. Cánh phải giáp biển được bảo vệ bởi các lực lượng hải quân đánh bộ của hạm đội Biển Đen, pháo bờ biển, các đơn vị chống đổ bộ, pháo binh, phòng không với sự yểm hộ của hai đoàn tàu bọc sắt. Quân phát xít Đức đã cố gắng chọc thủng các tuyến phòng thủ Xô Viết ở phía Bắc, phía Đông Bắc và phía Đông, nhưng tất cả các cuộc tấn công đầu tiên đều bị đập tan.

Ngày 11 tháng 11, sau khi các đơn vị chủ lực đã tiếp cận ngoại vi thành phố, tướng Erich von Manstein huy động 60.000 quân mở đợt tấn công chính. Sau 10 ngày giao chiến ác liệt, bốn sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn cơ giới và một trung đoàn sơn cước Romania chỉ chiếm được một vài vị trí phòng thủ ở vòng ngoài. Hầu hết các mũi tiến công của quân đội Đức vẫn bị chặn lại trên tuyến phòng thủ thứ nhất. Nguyên nhân của việc này là do tướng Manstein đã quyết định lấy trọng điểm của cuộc tấn công từ hướng Đông Nam vì cho rằng, tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở khu vực này mỏng hơn.

Tuy nhiên, đây lại là nơi do các đơn vị hải quân đánh bộ thiện chiến của Liên Xô phòng thủ. Họ đã lợi dụng được địa hình núi đá hiểm trở để chặn đứng bộ binh Đức. Các xe tăng Đức cũng bị hạn chế tầm hoạt động do địa hình bị chia cắt bởi nhiều ngọn núi cao và vực sâu. Đến tháng 12, các chỉ huy quân đội Liên Xô tại Sevastopol báo cáo về Bộ Tổng tư lệnh rằng, tuyến phòng thủ tại đây đã được giữ vững. Thất bại trong trận công phá đầu tiên của quân đội Đức vào Sevastopol còn do một sư đoàn của Liên Xô không di tản sang Taman theo tập đoàn quân 51 đã chọc thủng phòng tuyến. Họ đã tập hợp lại trong khu vực Simferopol và đánh tập hậu vào sau lưng cánh quân chủ lực của quân đoàn bộ binh 65 (Đức), buộc quân đoàn này phải dồn lực lượng chủ lực sang phía Đông để đối phó.

Siêu pháo Schwerer Gustav tham gia tấn công Sevastopol

Trước tình hình phòng tuyến của Hồng quân đã được tái lập, Von Manstein từ bỏ kế hoạch tấn công ở phía Nam Sevastopol và di chuyển lực lượng của mình lên phía Bắc. Lần này quân Đức được tăng cường khẩu pháo lớn nhất của họ lúc đó là khẩu Schwerer Gustav cỡ nòng 31,5 inch (80cm), nhằm chuẩn bị cho đợt tấn công mới nhất của họ. Sau đó quân đội Đức Quốc xã bắt đầu một đợt "tra tấn" Sevastopol kéo dài năm ngày bằng hỏa lực của đủ các loại pháo.

Siêu pháo Schwerer Gustav được chế tạo tại khu vực Essean nước Đức vào năm 1941 bởi tập đoàn gia đình Friedrich Krupp A.G. Sở dĩ cỗ máy chiến tranh hạng nặng này có tên Gustav Gun vì nó được đặt theo truyền thống của dòng họ Krupp, theo tên của người đứng đầu gia đình - Gustav Krupp von Bohlen und Halbach.

Schwerer Gustav Gun được xem là thứ vũ khí chiến lược dạng pháo lắp trên đường ray xe lửa lớn nhất từ trước đến nay. Sự ra đời của khẩu siêu pháo này bắt nguồn từ mệnh lệnh của trùm độc tài phát xít Adolf Hitler từ những năm 1930, để tăng cường sức mạnh phá hoại các pháo đài phòng ngự của Pháp ở Maginot trong chiến tranh với quân đồng minh.

Giới phân tích lịch sử quân sự cho rằng, đây là bước chuẩn bị chiến lược của phát xít Đức cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Trọng lượng của Schwerer Gustav Gun được từ điển bách khoa trực tuyến mã nguồn mở Wikipedia chú thích nặng 1.350 tấn, nhưng có tài liệu của Đức ghi rằng trọng lượng chính xác của nó là 1.344 tấn. Schwerer Gustav Gun có khả năng bắn những đầu đạn nặng 7 tấn ở tầm bắn hiệu quả dao động trong khoảng 37km.

Siêu pháo hạng nặng này được quân đội Đức Quốc xã sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch công phá thành phố Cảng Sevastopol của Liên Xô (nay thuộc chủ quyền của Ucraine) mang tên “Chiến dịch Barbarossa”.

Tính tới nay, Schwerer Gustav Gun vẫn đứng ở vị trí số một về kích thước trong lịch sử ngành pháo binh trên thế giới. Cỗ pháo này của Đức Quốc xã thậm chí còn nặng hơn cả các loại vũ khí từng được mệnh danh là siêu cối - vua chiến trường của quân đội Mỹ.

Năm 1934, Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã đã yêu cầu tập đoàn Krupp ở Essen, thiết kế ra một loại vũ khí để có thể tiêu diệt các pháo đài phòng ngự kiên cố ở Maginot, khi đó đang được quân đội Pháp tăng cường để đối phó với sự tấn công của quân Đức.

Yêu cầu của quân đội Đức đặt ra đối với tập đoàn Krupp là phải thiết kế được một loại đầu đạn có thể chọc thủng và công phá được những bức tường thành kiên cố dày hơn 7 mét bằng bê tông cốt thép của người Pháp, thậm chí có khu vực tường công sự của Pháp được thiết kế toàn bằng thép dày đến 1 mét.

Thực sự yêu cầu này quả là rất khó vì tất cả các loại pháo hạng nặng thời điểm đó đều không thể làm được. Erich Müller - một kỹ sư tài ba của Krupp đã tính toán rằng, để có thể công phá các pháo đài phòng thủ kiên cố của người Pháp từ khoảng cách xa như vậy, cần một loại siêu pháo có thể bắn được những đầu đạn có đường kính 0,8 mét với trọng lượng khoảng trên 7 tấn. Tổng trọng lượng của loại siêu pháo này theo tính toán ban đầu của kỹ sư Erich là hơn 1.000 tấn.

Để di chuyển loại siêu pháo này, người Đức phải thiết kế cho nó một đường ray giống như đường ray của xe lửa. Cũng xuất phát từ mệnh lệnh của Quốc trưởng Adolf Hitler, tập đoàn Krupp đã bắt tay vào nghiên cứu kế hoạch sản xuất một số loại siêu pháo cỡ nòng 70cm; 80cm; 85cm và 1 mét.

Tháng 3 năm 1936, trong một chuyến thăm của Hitler đến Essen, Quốc trưởng phát xít đã yêu cầu phải thực hiện bằng được ít nhất một trong số những kế hoạch này. Mặc dù chưa có tài liệu nào đề cập cam kết quyết tâm của Adolf Hitler về vấn đề này, nhưng kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 80cm đã được các kỹ sư của Krupp bắt tay thực hiện.

Toàn bộ kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 0,8 mét Schwerer Gustav Gun đã được hoàn thành đầu năm 1937. Mùa hè năm đó, quá trình sản xuất loại vũ khí hạng nặng này bắt đầu được tiến hành. Hạn chót để hoàn thành siêu pháo Schwerer Gustav Gun là trước 1940 đã không được thực hiện, do vấp phải một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật và vật liệu chế tạo đầu đạn.

Cuối năm 1939, các kỹ sư của tập đoàn Krupp đã chế tạo thành công một mẫu siêu pháo và đưa cỗ máy đặc biệt này tới trường bắn Hillersleben để thử nghiệm. Mẫu siêu pháo này đã bắn thử nghiệm thành công, đầu đạn nặng 7,1 tấn của nó có thể chọc thủng bê tông dày 7 mét và tường thép dày 1 mét.

Việc bắn thử nghiệm siêu pháo Schwerer Gustav Gun cỡ nòng 0,8 mét kết thúc giữa năm 1940, vì giai đoạn này một cỗ máy kéo đặc biệt đã được hoàn thành. Mùa xuân năm 1941, Alfried Krupp – một trong những lãnh đạo tập đoàn Krupp đã trực tiếp đón tiếp Quốc trưởng Adolf Hitler tại bãi kiểm nghiệm Rügenwald (Rügenwald Proving Ground). Tại đây, trùm phát xít Hitler đã nói rằng, Krupp có thể sản xuất loại đầu đạn nặng 11 tấn nếu như được sự cho phép của hắn. Toàn bộ một khẩu siêu pháo Schwerer Gustav Gun được vận hành với 500 quân nhân dưới sự chỉ huy của một sỹ quan cấp thiếu tướng. Khi chiến đấu, Schwerer Gustav Gun được đặt trên một bệ bắn khổng lồ gắn trên 4 xe gòng chạy đường ray xe lửa. Mỗi chiếc xe gòng có 20 trục, tổng cộng có 80 trục và 160 bánh xe trên 4 xe gòng đặc biệt này.

Siêu pháo Schwerer Gustav Gun sử dụng 2 kiểu đầu đạn công phá hạng nặng (phá bê tông cốt thép) và đầu đạn công phá thường (phá huỷ các công trình hầm hào, nhà cửa thông thường). Đối với đầu đạn công phá hạng nặng, siêu pháo Schwerer Gustav Gun có thể bắn đi và cắm sâu vào lòng đất đến 80 mét trước khi phát nổ, còn đầu đạn công phá thường khi bắn đi có thể tạo ra một hố đất rộng và sâu trên dưới 10 mét.

Sau các cuộc thử nghiệm thành công, tháng 2 năm 1942, đơn vị pháo binh hạng nặng số 672 (trung đoàn) của quân đội Đức đã được thành lập và được biên chế một cỗ siêu pháo Schwerer Gustav Gun cỡ nòng 0,8 mét. Bắt đầu từ thời điểm này, trung đoàn 672 thực hiện nhiệm vụ hành quân cùng cỗ siêu pháo Schwerer Gustav từ Đức đến Crimea.

Quá trình hành quân, trung đoàn pháo binh 672 đã phải sử dụng tổng cộng 25 xe tải để kéo bệ pháo Schwerer Gustav Gun lắp trên đường ray xe lửa. Đoàn hành quân đưa khẩu siêu pháo này kéo dài đến 1,5km với sự tham gia của rất nhiều phương tiện nâng, kéo chuyên dụng.

Với mục đích ban đầu là đánh chiếm các pháo đài phòng ngự của Pháp ở Maginot, nhưng cỗ máy chiến tranh đặc biệt này được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch công phá Sevastopol, khi quân Đức đang vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội Liên Xô. Để phá vỡ thế bế tắc, tháng 4 năm 1942, cỗ máy chiến tranh đặc biệt này đã được chuyển tới bán đảo Crimea bằng một hệ thống đường ray phụ dài 16km nối liền với tuyến hỏa xa từ Simferopol - Sevastopol.

Mọi công tác chuẩn bị cho trận chiến đầu tiên dùng siêu pháo công phá Schwerer Gustav Gun của quân đội Đức được tiến hành từ đầu tháng 5 tháng 1942.

Đợt tấn công siêu pháo công phá Sevastopol lần thứ ba

Cuộc tấn công vào Sevastopol lần này của lục quân Đức được mở màn và yểm hộ bằng một loạt tháp pháo kiên cố, được xây dựng từ thời chiến tranh Nga - Thổ mà quân Đức đã chiếm được sau hai đợt tất công đầu tiên. Để phá huỷ các pháo đài trong thành phố, quân Đức vẫn tiếp tục triển khai một loạt khẩu siêu pháo. Trên chu vi dài 22km quanh thành phố, quân Đức đã bố trí hơn 200 khẩu đội pháo binh hạng nặng. Ngoài các khẩu siêu pháo, người Đức còn chuẩn bị một số lượng lớn các khẩu pháo khác chuẩn bị cho việc oanh tạc Sevastopol.

3 trong số 6 khẩu cối hạng siêu nặng M#rser Karl cỡ nòng 600 ly được đưa vào sử dụng, sau khi chiếm được Krym vào tháng 2 năm 1942. Tập đoàn quân số 11 với khẩu siêu pháo Schwerer Gustav được lệnh phá hủy các ổ đề kháng kiên cố nhất. Ngoài siêu pháo Schwerer Gustav, pháo binh Đức còn sở hữu các khẩu siêu pháo khác gồm 6 khẩu Gamma có cỡ nòng 420mm, 4 khẩu có cỡ nòng 210mm, 2 khẩu có cỡ nòng 350mm được giữ lại từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khẩu Schwerer Gustav sau đó còn được triển khai tại tòa lâu đài cũ tại Bakhchisaray. Khẩu siêu pháo Gustav không thật sự hữu dụng vì bắn chậm và vận hành phức tạp, nhưng ít nhất thì một phát đạn của nó có thể phá hủy một kho chứa đạn nằm sâu 90 feet (27m) dưới lòng đất.

Một số lượng lớn đạn pháo đặc chủng có tổng trọng lượng hơn 1.000 tấn đã được bí mật vận chuyển từ Đức, và bí mật cất trữ tại những kho đặc biệt được khoét vào trong núi đá. Các loại vũ khí bắt đầu hoạt động thử vào đầu tháng 6 và đã bắn tổng cộng khoảng 50 viên đạn trọng lượng 7 tấn/viên. Hỏa lực của các khẩu siêu pháo này tập trung chống lại các tháp pháo bọc thép BB-30 và BB-35, các kho đạn ngầm dưới lòng đất cũng như các kho đạn dược trong các khối núi đá. Các kho này thường được che khuất bởi những tảng đá hình vỏ trứng dày đến 30m. Để công phá các ụ súng bằng gỗ đắp đất và các boong ke bằng bê tông, các loại pháo cao xạ 88mm, các loại pháo từ 20mm đến 37mm của máy bay và pháo gắn trên xe lửa bọc thép được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Ngày 21 tháng 5 năm 1942, phát xít Đức bắt đầu oanh tạc thành phố. Ngày 2 tháng 6, vượt qua hàng rào phòng không mỏng yếu của quân đội Liên Xô, toàn bộ lực lượng của Tập đoàn quân không quân 4 (Đức), do thượng tướng Wolfram von Richthofen chỉ huy được huy động để ném bom Sevastopol suốt 5 ngày trước khi cuộc tấn công bắt đầu. Cuối cùng ngày 7 tháng 6 năm 1942, lục quân Đức mở một đợt tấn công mới vào phòng tuyến quân đội Liên Xô ở Sevastopol.

Cuối cùng số phận của Sevastopol đã được định đoạt sau khi phòng tuyến tại cao điểm Inkerman thất thủ ngày 29 tháng 6 năm 1942. Trong trận Sevastopol, Hải quân Liên Xô bị thiệt hại mất tàu tuần dương hạng nhẹ Chervona Ukraina ("Ukraina Đỏ"), bốn tàu khu trục, bốn tàu chở hàng và các tàu ngầm # 32, Ù 214. Tuy nhiên, trong các ổ đề kháng bị cô lập, Hồng quân vẫn chiến đấu kiên cường chống lại quân xâm lược. Quân Đức phải phun khói và hơi độc vào các hầm ngầm để trục các chiến sĩ Hồng quân ra ngoài cho xe tăng và pháo binh tiêu diệt. Và mặc dù nhận được sự hỗ trợ mạnh từ không quân và pháo binh, người Đức đã phải mất nhiều ngày để hoàn toàn làm chủ Sevastopol. Đến ngày 4 tháng 7 thì mũi Khersones thất thủ. Nhận được tin chiến thắng, Hitler rất vui mừng, y ban cho Manstein danh hiệu "người chinh phục Sevastopol" và phong hàm Thống chế quân đội Đức Quốc xã cho Manstein.

Có điều là, sau khi Sevastopol đã rơi vào tay quân Đức, lực lượng Hồng quân còn sống sót vẫn tiếp tục trú ẩn trong các hầm ngầm và tiếp tục cuộc chiến tranh du kích với quân Đức. Đến tận ngày 16 tháng 7, người Đức vẫn phải tiếp tục chiến đấu vất vả với các ổ đề kháng của Hồng quân cho đến tận cuối mùa thu cùng năm. Sau đó những người còn sống sót đã trốn vào núi, thành lập đội du kích Krym và vẫn tiếp tục chiến đấu.

Theo một số tài liệu, khẩu pháo hạng nặng của Đức Quốc xã đã “nằm phục” gần Leningrad trong suốt mùa đông 1942-1943. Nhiều người cho rằng siêu pháo của quân Đức đã không được sử dụng ở Warsaw, nhưng cũng không có giải thích trả lời câu hỏi tại sao tại Warsaw lại sở hữu một quả đạn của siêu pháo Schwerer Gustav, và cho đến nay quả đạn này vẫn đang được trưng bày tại một bảo tàng chiến tranh của thành phố

Trần Tú – Nam Phong

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文