Sudan & Algeria có theo vết xe đổ Mùa xuân Ả Rập?

16:13 23/04/2019
Các lực lượng vũ trang của Algeria và Sudan đã lật đổ các nhà cầm quyền lâu dài ở quốc gia sau các cuộc biểu tình rầm rộ. Những diễn biến này đi theo một kịch bản từng làm thất bại hàng triệu người Ả Rập trong cuộc nổi dậy năm 2011, mà người ta gọi là Mùa xuân Ả Rập.


Những biến động của mùa xuân Ả Rập đó đã làm dấy lên hy vọng cải cách chính trị và kinh tế ở các quốc gia như Ai Cập, nơi quân đội kiên nhẫn theo dõi bên lề và sau đó tận dụng tình trạng hỗn loạn để mở rộng ảnh hưởng trong chính trị.

Bài học Ai Cập

Người đứng đầu lực lượng vũ trang Ai Cập đã gạt bỏ Tổng thống Hosni Mubarak, lực lượng an ninh không thể ngăn chặn các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại nhà lãnh đạo kỳ cựu. Một hội đồng quân sự đã được lập nên để chịu trách nhiệm giám sát một quá trình chuyển đổi hỗn loạn và đôi khi dữ dội, trong đó cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Ai Cập đã diễn ra.

Hai năm sau, tướng quân đội Abdel Fattah al-Sisi lại lãnh đạo cuộc đảo chính đối với vị Tổng thống được bầu tự do đầu tiên, ông Mohamed Mursi. Sisi sau đó đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2014 và 2018, trong cả hai lần với 97% phiếu bầu. Và mới ngày 16-4, Nghị viện đã thông qua cải cách Hiến pháp có thể cho phép ông duy trì quyền lực đến năm 2034.

Người biểu tình ở Algeria.

"Những gì tôi nghĩ đã gây ra nhiều cuộc nổi dậy trong năm 2011 và những gì gây ra cho họ ngày hôm nay ở Sudan và Algeria là chính trị của sự lừa dối: Khi Tổng thống nói tôi thắng 85 hoặc 99% phiếu bầu tại các cuộc bầu cử nhưng bất cứ nơi nào bạn đi đến ai cũng đều không đồng ý với ông ta", Giáo sư Mohammed Alyahya, một nhà phân tích chính trị Saudi và là Tổng biên tập Al Arabiya English TV, nói. 

"Điều đó có thể khả thi khi bạn có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Nhưng nếu bạn không có điều đó và bạn không thể trao cho mọi người quyền chính trị và dân sự, thì về cơ bản, bạn sẽ không cho họ gì ngoài sự đàn áp, và điều đó cuối cùng không bền vững".

Sudan dường như đang theo mô hình Ai Cập, ít nhất là cho đến bây giờ, sau khi nhà lãnh đạo Omar al-Bashir bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào tuần trước sau các cuộc biểu tình kéo dài. Đám đông đã tập trung bên ngoài Bộ Quốc phòng để yêu cầu quân đội giúp họ lật đổ Bashir. 

Người đứng đầu mới của Hội đồng Quân sự Sudan, Abdel Fattah al-Burhan Abdelrahman, cho biết vào ngày 13-4 rằng một chính phủ dân sự sẽ được thành lập sau khi tham khảo ý kiến của phe đối lập và hứa hẹn một thời gian chuyển tiếp không quá 2 năm. 

Ông vừa tiếp nối vị trí của người đã tuyên bố bắt giữ ông Bashir, Bộ trưởng Quốc phòng Awad Ibn Auf, người đã từ chức Chủ tịch Hội đồng Quân sự chỉ sau 1 ngày đối mặt với yêu cầu của một chính phủ dân sự.

Áp lực thay đổi

Tuy nhiên, những người biểu tình đã giữ áp lực thay đổi, giống như họ đã làm ở Ai Cập khi Đại nguyên soái Hussein Tantawi - người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong hai thập kỷ - điều hành đất nước sau khi ông Mubarak bị thất thủ.

Người biểu tình ở Sudan.

Một câu reo hò phổ biến của những người biểu tình Sudan là "chiến thắng hoặc giống như Ai Cập". Các phương tiện truyền thông xã hội ở cả hai quốc gia đã nhấn mạnh phần giống hệt nhau trong tên của Sisi và Burhan (al-), để cảnh báo một cách hài hước về một số phận tương tự. 

"Sai lầm lớn nhất là hy vọng rằng quân đội sẽ là đồng minh. Tôi hiểu những cảm xúc xung quanh quân đội, nhưng đó là một cách hiểu sai về quân đội là gì và nó làm gì", nhà bình luận người Sudan Magdi El Gizouli nói. "Nếu bạn kêu gọi quân đội can thiệp để giải quyết khủng hoảng, thì đây là điều nó có thể làm, nhưng quân đội không thể làm xa hơn".

Ở Algeria, Tổng tư lệnh quân đội, Trung tướng Ahmed Gaed Salah, đã có một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Ông tuyên bố Tổng thống Bouteflika ốm yếu, 82 tuổi, không phù hợp với chức vụ khi ông cố gắng kéo dài nhiệm kỳ thứ tư, làm gia tăng các cuộc biểu tình. 

Trong một vài ngày, Quốc hội đã chỉ định một nhà lãnh đạo lâm thời mới là một phần của giới cầm quyền, quân đội bày tỏ sự ủng hộ cho một quá trình chuyển đổi và một ngày được ấn định cho một cuộc bầu cử tổng thống - điều các nhà phân tích nói là sự bao hàm chính trị của quân đội, lực lượng "lập vua" trong thời gian dài ở Algeria.

Bất kỳ nhà lãnh đạo dân sự tương lai nào ở Sudan hay Algeria đều cần sự hỗ trợ của quân đội - một sự sắp xếp chung trong thế giới Ả Rập - đồng thời phải đối mặt với những thách thức lớn về kinh tế và chính trị. Các vấn đề gây ra tình trạng bất ổn trên khắp Trung Đông vào năm 2011 đã trở nên nghiêm trọng hơn. Những kẻ chuyên quyền độc đoán đã bị thay thế bởi những nhà lãnh đạo cũng thất bại trong việc tạo ra việc làm và xóa đói nghèo cùng tham nhũng.

Giá bánh mì

Hơn 1/4 số người dưới 30 tuổi ở Algeria đang thất nghiệp - một sự bất bình là trung tâm của những người biểu tình muốn nền kinh tế tự do và đa dạng hóa để giảm sự phụ thuộc vào dầu khí. Ở Sudan, những gì bắt đầu như một cuộc biểu tình về giá bánh mì và điều kiện sống tồi tàn đã biến thành sự phản kháng đối với chế độ. Giống như năm 2011, tiếng kêu của họ là: "Người dân muốn chế độ sụp đổ".

Người biểu tình và quân đội Sudan.

Nhưng Elsheikh Ali, một giám đốc bán hàng người Sudan 29 tuổi, nói rằng đây không hẳn là một Mùa xuân Ả Rập thứ hai, vì các cuộc biểu tình hiện nay thiên về những khó khăn kinh tế hơn là chính trị. "Sudan và Algeria không phải là một làn sóng thứ hai. Họ nói về nạn đói và tình hình kinh tế tồi tệ, và một làn sóng thanh thiếu niên bị áp bức, không nhận được các quyền tự do đầy đủ", Ali nói. "Nó không phải là một chiến thắng trong bất kỳ cách thức nào. Mọi người muốn thấy trách nhiệm cho tất cả những người đã đưa chúng tôi đến thời điểm này".

Fawaz Gerges, Giáo sư chính trị Trung Đông tại Trường Kinh tế London và là tác giả của 2 cuốn sách gần đây về Mùa xuân Ả Rập, tán đồng quan điểm này. "Thuật ngữ Mùa xuân Ả Rập rất dễ gây hiểu lầm bởi nó ngụ ý rằng mọi thứ sẽ nở rộ, rằng có một viên đạn ma thuật để giải quyết một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đã xảy ra trong nhiều thập kỷ", ông nói. "Những gì chúng ta đang nói đến là các cuộc biểu tình xã hội, là triệu chứng của các lỗ hổng kinh tế và chính trị".

Khi người Algeria và Sudan tìm kiếm nhiều tự do hơn và triển vọng tốt hơn, tình trạng hỗn loạn ở những nơi khác trong khu vực cho thấy hy vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn có thể bị thất vọng. Tunisia đã được ca ngợi như một câu chuyện thành công cho sự phát triển dân chủ của nó, mặc dù một cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm xói mòn mức sống.

Nhưng vấn đề của nó có vẻ nhỏ so với các quốc gia Mùa xuân Ả Rập khác. Tại Libya, nhân vật quân sự hùng mạnh Khalifa Haftar, người bị chỉ trích là Gaddafi mới, đang tiến hành chiến tranh để chiếm lấy một đất nước đã đổ máu từ năm 2011. Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria. Bốn năm xung đột đã đẩy Yemen, vốn là một trong những quốc gia Ả Rập nghèo nhất, đến bờ vực của nạn đói.

Trong khi đó, ở Sudan và Algeria, nền dân chủ thiếu một con đường rõ ràng phía trước. "Quân đội muốn giữ quyền kiểm soát, cho dù với vỏ bọc dân sự ở Algeria hay trực tiếp như ở Sudan", theo nhà báo nổi tiếng người Tunisia Ziad Krichen. "Quân đội đã nếm trải vị ngọt của sức mạnh và đặc quyền tự coi mình là người duy nhất có khả năng bảo vệ các quốc gia đó".

Trong diễn biến mới nhất, Hiệp hội chuyên viên Sudan (SPA) - nhóm dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại Tổng thống bị phế truất Omar al-Bashir - hôm 15-4 đã kêu gọi giải tán Hội đồng Quân sự chuyển tiếp, trao lại quyền lực cho Hội đồng Dân sự lâm thời, theo Reuters.

Bàng Cương

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文