Tanzania: Hủ tục sát hại trẻ da đen bị bệnh bạch tạng để hiến tế lấy may

10:00 16/09/2014

Liên Hợp Quốc mới đây đã lên án việc những bệnh nhân bị bệnh bạch tạng tại các trung tâm chăm sóc của chính phủ Tanzania bị bắt cóc, bị giết và lấy đi các bộ phận cơ thể.

Số nạn nhân nguy cơ tăng theo cuộc bầu cử tổng thống

Một chuyên gia của Liên Hợp Quốc vừa lên án việc ngược đãi những bệnh nhân nhỏ tuổi bị bệnh bạch tạng tại các trung tâm chăm sóc của chính phủ Tanzania.

Từ năm 2000, ít nhất 74 bệnh nhân bạch tạng bị giết tại quốc gia châu Phi này. Sau khi số người bị sát hại lên đến đỉnh điểm vào năm 2009, chính phủ đã đưa những đứa trẻ vào các trung tâm chăm sóc trẻ em trong nỗ lực tuyệt vọng để bảo vệ chúng.

Alicia Londono, chuyên gia thuộc cơ quan Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, người vừa trở về sau chuyến thanh tra ở Tanzania cho biết: "Việc đưa những trẻ em bị bệnh vào các trung tâm chăm sóc ban đầu được hoan nghênh. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc ở các trung tâm này thật tồi tệ. Ở đó luôn chật ních người và điều kiện vệ sinh cũng rất kém. Nhiều vụ ngược đãi xảy ra ở các trung tâm này, thậm chí cả lạm dụng tình dục".

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, trong số 23 trung tâm chăm sóc trẻ em ở Tanzania thì có 13 trung tâm chăm sóc những trẻ em bị bệnh bạch tạng. Những đứa trẻ này thường xuyên bị buộc phải rời xa gia đình và không được phép có bất cứ liên lạc nào với người thân.

Trẻ da đen bị bệnh bạch tạng ở Tanzania phải sống trong điều kiện tồi tàn và bị đe dọa.

"Lũ trẻ giống như những kẻ ngoài lề xã hội vậy. Ở nhiều nơi, thậm chí người ta còn không coi chúng là con người"- bà Londono cho biết.

Theo bà Londono, việc cách ly những đứa trẻ này khỏi cộng đồng không phải là cách giải quyết. Nhưng nếu đóng cửa những trung tâm chăm sóc, lũ trẻ sẽ không thể thoát khỏi bàn tay của những kẻ tự xưng là thầy pháp hay những kẻ buôn nội tạng. Vấn đề cấp thiết lúc này là phải cải thiện điều kiện chăm sóc ở các trung tâm.

Bệnh bạch tạng là một dạng đột biến gen gây ra sự biến mất hoàn toàn sắc tố ở da, tóc và mắt. Ở Tanzania, cứ 1.400 người thì có một người mắc bệnh bạch tạng, thường là bẩm sinh, trong khi tỷ lệ này ở các nước phương Tây chỉ là 1/20.000.

Những kẻ giết hại các bệnh nhân bạch tạng rất hiếm khi bị xử tội ở Tanzania hay bất cứ quốc gia châu Phi nào trong khu vực vùng Hồ Lớn. Và những vụ tấn công này lại đang có xu hướng tăng lên bởi tháng 10/2015 sẽ là lúc tiến hành cuộc bầu cử tổng thống ở Tanzania, và những người tham gia vận động tranh cử sẽ có nhu cầu tìm đến những thầy pháp để nhận sự hỗ trợ. Thông thường ở đây, những bộ phận cơ thể của người bệnh bạch tạng được bán với giá khoảng 600 USD, còn giá toàn bộ thi thể có thể lên đến 75.000 USD.

Những vụ sát hại vẫn diễn ra

Mới đây, những kẻ săn lùng phần cơ thể người bạch tạng để phục vụ cho các nghi lễ phù thủy đã chặt đứt bàn tay của một bé trai 7 tuổi ở Tanzania và đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công đẫm máu.

"Cậu bé bị 3 người tấn công khi đang về nhà cùng 4 bạn học" - Apolinary Macheta, lãnh đạo chính quyền địa phương tại quận Milepa ở Tây Nam Tanzania nói với AFP.

Macheta nói rằng, cậu bé tên Mwigulu Magessa đang dần phục hồi trong bệnh viện.

Vụ tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi một bà mẹ bị bạch tạng có 4 con cũng bị những gã đàn ông cầm mã tấu chặt đứt tay. Cảnh sát nói rằng, họ đã bắt 5 kẻ có liên quan sau khi phát hiện cánh tay đã phân hủy được giấu ở một cánh đồng.

Một bé trai bị chặt mất 3 ngón tay.

Nhiều nơi tại Tanzania người bạch tạng bị giết và bị phanh thây do một niềm tin tồn tại rộng rãi cho rằng, bùa phép làm từ phần thi thể của họ mang tới may mắn và sự phồn thịnh.

Trước đó, một cậu bé bạch tạng đã chết tại vùng Tabora của Tanzania sau khi có kẻ cầm mã tấu chặt đứt tay của bé.

Kijo Bisimba, thành viên Trung tâm Nhân quyền và Pháp lý Tanzania nói rằng, sự tăng lên của các vụ tấn công nhằm vào người bạch tạng là yếu tố "đáng báo động", sau nhiều tháng tình hình đã tạm yên ắng.

Những vụ giết người bạch tạng phục vụ nghi lễ phù thủy cũng diễn ra ở Burundi và một số kẻ tấn công được cho là đã tới từ Tanzania, nơi phần cơ thể của người bạch tạng có thể đạt mức giá lên tới hàng ngàn đôla

Trường Minh (tổng hợp)

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文