Cảnh sát Thái Lan bó tay trước "sư rửa tiền"

15:13 15/03/2017
Quyết định chấm dứt phong tỏa chùa Wat Dhammakya ở huyện Khlong Luan, tỉnh Pathum Thani của Cục Điều tra đặc biệt (DSI) đồng nghĩa với việc, cảnh sát phải về tay không sau 23 ngày bao vây trụ sở của giáo phái Dhammakya.


Phát biểu với báo giới chiều 10-3, Giám đốc DSI Paisit Wongmuang cho biết, sau khi tiến vào bên trong chùa Wat Dhammakya khám xét, họ đã không tìm được ông Phra Dhammachayo, và có thể sư trụ trì bị truy nã đã bỏ trốn.

Đồng thời khẳng định, DSI và cảnh sát sẽ tiếp tục truy lùng ông Phra Dhammachayo, người đang bị truy nã vì bị cáo buộc có liên quan tới hoạt động rửa tiền. Và các cơ quan xuất nhập cảnh cũng đã nhận chỉ thị đề phòng khả năng ông Phra Dhammachayo trốn ra nước ngoài.

Trước đó, Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan từng tuyên bố, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh việc tìm kiếm sư trụ trì chùa Wat Dhammakya. Theo giới truyền thông, sáng 10-3, các tăng nhân tại chùa Wat Dhammakya đã đồng ý để nhân viên DSI và cảnh sát vào lục soát tại khu vực A, B và Boon Raksa trong thiền viện.

Trước đó (4-3), Hội đồng Tăng già Phật giáo tỉnh Pathum Thani đã ra pháp chỉ yêu cầu tất cả các tăng nhân tụ tập tại chùa Wat Dhammakya phải rời khỏi khu vực này.

Cùng ngày 10-3, Hội đồng Tăng già Phật giáo Thái Lan đã họp và ra thông báo, theo đó việc tước bỏ tư cách tăng nhân của ông Phra Dhammachayo là vấn đề cần phải thảo luận thêm, mặc dù trước đó Nhà vua Vajiralongkorn đã tước bỏ giáo phẩm của sư trụ trì chùa Wat Dhammakya.

Theo Công báo Hoàng gia Thái Lan hôm 5-3, Nhà vua Vajiralongkorn đã tước bỏ giáo phẩm của ông Phra Dhammachayo. Và đây là quyết định mở đường cho các hành động cứng rắn hơn của giới chức Thái Lan trong việc lục soát chùa Wat Dhammakaya để bắt ông Phra Dhammachayo.

Các nhà sư tại chùa Wat Dhammakya.

Cùng ngày 5-3, kết quả thăm dò do Viện Quốc gia về Hành chính phát triển Thái Lan (NIDA) tiến hành cũng được công bố. Theo đó, 71,28% số người được hỏi cho rằng, có đối tượng đội lốt tăng nhân thâm nhập vào giáo phái Dhammakya để kích động chống đối nhà chức trách.

Cảnh sát và nhân viên DSI cho biết, khoảng 30 đối tượng phá hoại đã trà trộn vào giáo phái Dhammakya để kích động. Phó Giám đốc DSI, Đại tá Songsak Raksaksakul tuyên bố, những đối tượng này đã bị nhận diện.

Trước đó (25-2), Văn phòng Phật giáo quốc gia (NOB) Thái Lan đã cấm các tăng nhân trên toàn quốc đến chùa Wat Dhammakya. NOB cũng khuyến cáo, tăng nhân sẽ phải đối mặt với pháp luật nếu cản trở giới chức truy tìm ông Phra Dhammachayo.

Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Prayut Chan-ocha cách chức Giám đốc NOB của ông Phanom Sornsilp và bổ nhiệm Trung tướng cảnh sát Pongporn Pramsaneh, nguyên chỉ huy Phòng Điều tra tội phạm thuế của DSI thay thế vị trí này. Giáo phái Dhammakya đang phải đối mặt với 300 cáo buộc phạm tội, trong đó có cáo buộc rửa tiền đối với ông Phra Dhammachayo, thủ lĩnh của giáo phái này.

Hơn 10 ngày trước (2-3), Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã cảnh cáo giới truyền thông về việc sử dụng thông tin sai lệch trong vụ việc của giáo phái Dhammakya. Và cho rằng, báo giới có nghĩa vụ thông tin chính xác cho người dân. Đồng thời nhấn mạnh, DSI phải nghiêm khắc trong việc thực thi pháp luật.

Trước đó (27-2), giới truyền thông còn dẫn lời ông Prayut Chan-ocha, theo đó việc áp dụng Điều 44 Hiến pháp lâm thời để phong tỏa chùa Wat Dhammakya là điều cần phải làm.

Chính phủ Thái Lan đưa ra cảnh báo kể trên sau khi xuất hiện thông tin tiêu cực về vụ bà Pattana Chiangrang, nữ tín đồ của giáo phái Dhammakya chết (bị hen suyễn) bên trong chùa Wat Dhammakya hôm 1-3. Nhà chức trách khẳng định, nạn nhân đã chết ít nhất 5 giờ trước khi họ nhận được thông tin người này cần cấp cứu. Người phát ngôn Chính phủ, Trung tướng Sansern Kaewkamnerd cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng, việc phong tỏa chùa Wat Dhammakya đã góp phần dẫn tới cái chết của bà Pattana Chiangrang. Trước đó (25-2), ông Anawat Thanacharoennat, người biểu tình phản đối việc phong tỏa chùa Wat Dhammakya đã treo cổ tự vẫn.

Gần 1 tháng trước (20-2), Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Chakthip Chaichinda từng kêu gọi ông Phra Dhammachayo ra đầu thú để chấm dứt cuộc đối đầu giữa cảnh sát với các tăng nhân tại chùa Wat Dhammakya, nhưng bất thành.

Đại tướng Chakthip Chakthip cũng tố cáo một số tăng nhân và giáo đồ đã tìm cách kích động bạo lực, trong khi cảnh sát và nhân viên DSI phải kiềm chế để tránh xung đột. Căng thẳng từng leo thang sau khi những người ủng hộ ông Phra Dhammachayo từ chối rời khỏi chùa Wat Dhammakya và cản trở nhân viên công vụ làm việc hôm 20-2. Và động thái này buộc Chính phủ cho phép cảnh sát sử dụng quyền hạn vốn chỉ được thực thi khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Theo giới truyền thông, hàng nghìn binh sỹ và cảnh sát được huy động bao vây chùa Wat Dhammakya, sau khi các tăng nhân và giáo đồ bám trụ bên trong dựng lên nhiều lớp hàng rào cùng chướng ngại vật. Tất cả các lối ra vào chùa Wat Dhammakya đều bị cảnh sát và lực lượng chống bạo loạn vây kín.

Mạnh Phong

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文