Thị trường nô lệ được tìm thấy trên Instagram và các ứng dụng khác

13:03 09/12/2019
Lái xe trên đường phố Kuwait, bạn sẽ không thấy những phụ nữ này. Họ đứng sau cánh cửa đóng kín, bị tước mất các quyền cơ bản, không thể rời đi và có nguy cơ bị bán cho người trả giá cao nhất. Nhưng hãy chọn một smartphone và bạn có thể cuộn qua hàng ngàn bức ảnh của họ, được phân loại theo chủng tộc và có sẵn để mua với giá vài nghìn USD.


Những lao động giúp việc nhà đang bị mua và bán bất hợp pháp trên thị trường đen trực tuyến đang bùng nổ. Một số giao dịch được thực hiện trên Instagram, nơi các bài đăng được quảng cáo thông qua các hashtag tăng cường thuật toán và giá bán được thương lượng thông qua ứng dụng tin nhắn riêng tư.

Fatou trở về nhà ở Conakry, thủ đô của Guinea.

Các danh sách khác được quảng cáo trong các ứng dụng được phê duyệt và cung cấp bởi Google Play và App Store, cũng như các trang web riêng của nền tảng thương mại điện tử. Urmila Bhoola, báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về các hình thức nô lệ đương đại, bình luận: "Những gì họ đang làm là thúc đẩy một thị trường nô lệ trực tuyến. Nếu Google, Apple, Facebook hoặc bất kỳ công ty nào khác đang quản lý các ứng dụng như thế này, họ phải chịu trách nhiệm".

Sau khi được cảnh báo về vấn đề, Facebook cho biết họ đã cấm một trong những hashtag liên quan. Google và Apple cũng tuyên bố đang làm việc với các nhà phát triển ứng dụng để ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp. Ứng dụng được sử dụng để buôn người có tên 4Sale.

Những người bán hầu như đều chủ trương tịch thu hộ chiếu của phụ nữ, nhốt họ vào nhà và hạn chế hoặc cấm truy cập vào điện thoại. Ứng dụng 4Sale cho phép lọc theo chủng tộc, với các khung giá khác nhau rõ ràng được cung cấp theo danh mục. Trong một trường hợp, cô gái 16 tuổi gọi là Fatou (không phải tên thật) bị bán từ Guinea ở Tây Phi và làm người giúp việc nhà ở Kuwait. Luật pháp Kuwait quy định lao động giúp việc nhà phải trên 21 tuổi.

Fatou hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi, hộ chiếu và điện thoại bị lấy đi, và không được phép rời khỏi nhà một mình - tất cả những điều này đều là bất hợp pháp ở Kuwait. Bhoola nói: "Đây là ví dụ điển hình của chế độ nô lệ hiện đại. Ở đây chúng tôi thấy một đứa trẻ bị bán và giao dịch giống như một tài sản".

Ở hầu hết các nơi trong vùng Vịnh, lao động giúp việc nhà được các cơ quan đưa vào nước này và sau đó đăng ký chính thức với chính phủ. Người sử dụng lao động tiềm năng trả cho các cơ quan một khoản phí và trở thành người bảo trợ chính thức của người giúp việc nhà.

Theo những gì được gọi là hệ thống Kafala, một người giúp việc gia đình không thể thay đổi hoặc từ bỏ công việc của mình, cũng như không thể rời khỏi đất nước mà không có sự cho phép của người bảo trợ.

Năm 2015, Kuwait đã đưa ra một số luật mở rộng nhất để giúp bảo vệ người giúp việc nhà. Nhưng luật pháp không phổ biến với mọi người. Các ứng dụng bao gồm 4Sale và Instagram cho phép nhà tuyển dụng bán quyền bảo trợ người giúp việc nhà của họ cho các nhà tuyển dụng khác để kiếm lợi nhuận. Điều này diễn ra phớt lờ các cơ quan chính quyền, và tạo ra một thị trường đen không được kiểm soát, khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng và bóc lột hơn.

Tại Saudi Arabia, một cuộc điều tra tìm thấy hàng trăm phụ nữ bị bán trên Haraj, một ứng dụng hàng hóa phổ biến khác. Mỗi năm, hàng trăm phụ nữ bị buôn bán từ châu Phi đến quốc gia vùng Vịnh giàu có để làm người giúp việc nhà. Một người giúp việc nhà nhớ lại cảnh phải ngủ chung với những con bò của gia chủ: "Kuwait thực sự là một địa ngục. Những gia đình người Kuwaiti rất xấu".

Một lao động khác nói: "Không ngủ đủ giấc, không thức ăn, không có gì". Fatou được chính quyền Kuwaiti giải cứu và đưa đến nơi trú ẩn do chính phủ điều hành cho lao động giúp việc nhà. Hai ngày sau Fatou bị trục xuất trở lại Guinea vì là trẻ vị thành niên. Fatou nói về kinh nghiệm làm việc tại 3 hộ gia đình trong 9 tháng ở Kuwait: "Họ thường la mắng tôi và gọi tôi là một con vật. Điều đó thật đau đớn, nó làm tôi rất buồn, nhưng tôi không thể làm gì được".

Bây giờ Fatou đã trở lại trường học ở Conakry. Chính phủ Kuwaiti nói rằng "đang có chiến tranh với loại hành vi này" và khẳng định các ứng dụng sẽ "được xem xét kỹ lưỡng". Nhưng cho đến nay, không có hành động đáng kể nào được thực hiện đối với các nền tảng.

Trang Thuần

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文