Thủ tướng Lebanon từ chức vì sợ bị ám sát

13:04 07/11/2017
Dư luận đã có phản ứng khác nhau ngay sau quyết định từ chức hôm 4-11 của Thủ tướng Lebanon Saad Hariri (Saad al-Hariri).

Bởi trong khi Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, cáo buộc của Thủ tướng Lebanon là vô căn cứ và phi thực tế, thì Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu coi hành động của ông Saad Hariri đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo với thế giới về tham vọng của Tehran. 

Phát biểu tại Thủ đô Riyadh khi đang ở thăm Saudi Arabia, Thủ tướng Saad Hariri khẳng định, Iran và lực lượng Hezbollah được Tehran hậu thuẫn, là những thế lực gây bất ổn trong khu vực. Đại diện Văn phòng của Tổng thống Michel Aoun cho biết, Thủ tướng Saad Hariri đã gọi điện cho ông để thông báo về việc từ chức.

Theo giới truyền thông, quyết định từ chức của ông Saad Hariri diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Thủ tướng Lebanon gặp ông Ali Akbar Velayati, cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ở Beirut. Theo giới truyền thông, ông Saad Hariri vừa thăm Saudi Arabia (đối thủ của Iran và Hezbollah) 2 lần trong tuần qua, để gặp Thái tử Mohammed bin Salman và các quan chức cấp cao khác của nước này. Và theo kênh truyền hình al-Arabiya, cơ quan chức năng Lebanon vừa triệt phá thành công âm mưu ám sát Thủ tướng Saad Hariri. 

Theo hãng Reuters, việc Thủ tướng Saad Hariri từ chức có thể kích động những căng thẳng giữa cộng đồng người Sunni và người Shiite. Bởi cố Thủ tướng Rafik Hariri (bố ông Saad Hariri) từng bị ám sát và cho đến nay hung thủ vẫn chưa bị bắt. "Chúng ta đang ở trong bầu không khí giống như trước khi xảy ra vụ ám sát cố Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005. Tôi đã cảm nhận về một kế hoạch nhắm mục tiêu vào cuộc sống của mình", ông Saad Hariri nói khi thông báo về việc từ chức trên truyền hình.

Ông Saad Hariri từng làm Thủ tướng giai đoạn 2009-2011 và tái trở thành người đứng đầu nội các Lebanon hồi năm ngoái sau khi đạt được thỏa thuận để ông Michel Aoun, Chủ tịch Phong trào Yêu nước tự do, đồng minh của Hezbollah làm Tổng thống hôm 31-10-2016. 

Theo giới truyền thông, ngay sau khi được chỉ định làm Thủ tướng hơn 1 năm trước (3-11-2016), ông Saad Hariri đã công bố kế hoạch thành lập một Chính phủ đồng thuận, để chấm dứt 29 tháng khủng hoảng chính trị tại Lebanon. Nhưng con trai cố Thủ tướng Rafik Hariri vẫn khó "thu phục" được phong trào Hồi giáo vũ trang Hezbollah. Bởi gần 7 năm trước (12-1-2011), Chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon do ông Saad Hariri đứng đầu từng sụp đổ ngay sau khi 11 Bộ trưởng (chủ yếu là người của Hezbollah) trong nội các từ chức. 

8 năm trước (tháng 11-2009), Chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon được thành lập với 30 thành viên, trong đó 10 người thuộc Liên minh 8 tháng 3 được Syria và Iran ủng hộ, 5 người thân Tổng thống Michel Suleiman và 15 người thuộc Liên minh 14 tháng 3 do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu, được Mỹ, phương Tây và Saudi Arabia hậu thuẫn.

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri.

Gần 7 năm trước (27-11-2010), ông Saad Hariri từng đến Iran để tìm kiếm sự hỗ trợ của Tehran trong việc ngăn chặn bạo động khi Tòa án đặc biệt công bố kết quả điều tra vụ ám sát cố Thủ tướng Rafik Hariri. Ông Saad Hariri tuy nhiều lần buộc tội Syria có trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của cha mình, nhưng vẫn nhấn mạnh, việc xác định ai là thủ phạm ám sát cố Thủ tướng Rafik Hariri nên để tòa án quốc tế điều tra và công bố. 

Theo giới truyền thông, các phe phái chính trị tại Lebanon bị chia rẽ sâu sắc giữa những người ủng hộ và phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo giới truyền thông, tuy đã xảy ra gần 13 năm (14-2-2005), nhưng mỗi khi đề cập tới cái chết của cố Thủ tướng Rafik Hariri, chính trường Lebanon lại rơi vào bế tắc. Hezbollah từng nhiều lần gây sức ép với Thủ tướng Saad Hariri để ông không thừa nhận Tòa án đặc biệt về Lebanon. Hơn 7 năm trước (thượng tuần tháng 11-2010), thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã kêu gọi tẩy chay Tòa án đặc biệt về Lebanon.

Ủy ban điều tra của Liên hợp quốc từng yêu cầu thẩm vấn 6 thành viên của Hezbollah vì bị tình nghi có liên quan đến vụ ám sát cố Thủ tướng Rafik Hariri, nhưng bất thành. Bởi thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah nhiều lần cảnh báo, sẽ "chặt tay" bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tìm cách bắt người của họ với cáo buộc có liên quan tới cái chết của ông Rafik Hariri. Hãng truyền thông CBC của Canada từng đưa tin, Tòa án đặc biệt về Lebanon đang nắm giữ các bằng chứng cho thấy, Hezbollah đứng sau vụ ám sát cố Thủ tướng Rafik Hariri. 

Cựu Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ, cựu Ngoại trưởng John Kerry từng tuyên bố, Washington sẽ không để bất cứ cá nhân hay tổ chức hoặc phe phái nào ở Lebanon cản trở cuộc điều tra của Liên hợp quốc đối với cái chết của cố Thủ tướng Rafik Hariri. Mỹ đã đưa Hezbollah vào danh sách khủng bố, nhưng phong trào Hồi giáo vũ trang này vẫn đóng vai trò khuynh đảo chính trường Lebanon bởi họ được Syria và Iran ủng hộ và hậu thuẫn.

Phạm Huy Anh

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải - Phòng Cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) trở về nước tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn về cảnh sát gìn giữ hòa bình (GGHB) trong khu vực cho LHQ tại Việt Nam diễn ra từ 28/10 đến 15/11/2024.

Hiện tượng giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo cho vay tiền online ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Các đối tượng lừa đảo thường tự xưng là nhân viên ngân hàng đăng các bài viết quảng cáo cho vay tiền online với lãi suất thấp, không cần thế chấp, không thẩm định, cam kết giải ngân nhanh.

Sức ép buộc các quốc gia phải ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu vũ khí cho Israel đã tăng lên. Một số chính phủ đã phải đối mặt với một loạt chiến dịch chính trị và xã hội dân sự trong nước và quốc tế, các cuộc điều tra và thách thức pháp lý liên quan đến chính sách cung cấp vũ khí cho Israel...

Trong những năm gần đây, tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng trong cách thức hoạt động. Một trong những chiêu trò phổ biến và nguy hiểm là lợi dụng dịch vụ vận chuyển công cộng như xe ôm và xe khách để tuồn ma túy qua các tuyến giao thông. Điều này đòi hỏi sự cảnh giác cao độ từ phía các lái xe cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ các lực lượng công an để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng, khi hoạt động đấu giá được quản lý hiệu quả sẽ là đòn bẩy hữu hiệu để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội và ngược lại, nếu đấu giá đi chệch khỏi quỹ đạo tốt đẹp thì sẽ không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn tạo ra những đổ vỡ với hệ lụy khó lường cho nền kinh tế, gây bất ổn xã hội.

Theo tài liệu được công bố trên website chính phủ Nga hôm 9/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Đây là bước cuối cùng trong quy trình phê chuẩn văn kiện này tại Nga, sau khi Hạ viện và Thượng viên bỏ phiếu thông qua hiệp ước lần lượt hôm 24/10 và 6/11.

Ngày 10/11, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, sau một thời gian điều tra, Công an tỉnh An Giang đã có kết luận điều tra vụ án "Giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại TP Sampeou Poun, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia do bị can Nguyễn Khắc Mạnh cùng các đồng phạm thực hiện.

Thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội, blog, fanpage và đài báo nước ngoài như BBC Tiếng Việt, RFA, VOA, RFI… đưa ra nhiều bài viết về cái gọi là “tuyệt thực” của các đối tượng Bùi Văn Thuận, Đặng Đình Bách, Trịnh Bá Tư – những phạm nhân đang thụ án tù giam tại Trại giam Số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những nội dung lớn của Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ là quy định giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ trong các cơ sở giáo dục. Xin hỏi, nội dung này được quy định cụ thể trong Luật TTATGT đường bộ như thế nào? Đối tượng áp dụng là những ai? (Minh Trí, TP Đà Nẵng)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文