Thụy Điển:

Triệt băng mafia châu Phi núp danh ma thuật để dụ dỗ, ép người nhập cư phạm tội

13:40 10/12/2019
Uppsala dường như chỉ là chiến trường mới nhất của băng đảng đã cố thủ ở các thành phố lớn khác như Gothenburg hay Thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Đầu tháng 10-2019, truyền thông Thụy Điển cho biết, 15 người có liên quan đến băng mafia đáng sợ này đã bị cáo buộc phạm vào các tội danh về ma túy đặc biệt nghiêm trọng trong một cuộc điều tra lớn hàng đầu của Cục Quản lý Hải quan Thụy Điển.


Cảnh sát địa phương lo ngại rằng, sự xuất hiện của nhóm này sẽ dẫn đến một làn sóng bạo lực mới, vì nó sẽ phải chiến đấu để tranh giành địa bàn vốn có nhiều nguồn cung nhưng người tiêu thụ đã bão hòa.

Các băng đảng dụ dỗ những người di cư từ Tây Phi với một lời hứa về việc làm, nhưng mục đích chỉ để kéo họ vào các hoạt động tội phạm sau đó. Theo cảnh sát, đặc biệt, bọn chúng sử dụng một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm mà người dân gốc Tây Phi thường lui tới cho mục đích tuyển dụng. Thủ đoạn của bọn chúng là sử dụng phép thuật của người Nigeria. Một khi đã làm lễ, người di cư bị dọa là sẽ bị xóa linh hồn nếu không nghe lệnh hoặc báo với cảnh sát.

Các thành viên của băng Ma giáo ở Thụy Điển.

Đầu tháng 9 vừa rồi, một người đàn ông gốc Nigeria đã bị bắt tại sân bay Lau Arlanda ở Stockholm khi tàng trữ 70 viên heroin và cocaine trong người. Anh ta nói với các nhà điều tra rằng bị băng "Rìu đen" buộc phải chuyển phát ma túy sau khi chúng giết cha anh và đe dọa cũng sẽ giết mẹ anh ta ở Nigeria. "Chúng đe dọa và sẵn sàng giết người.

Điều đó đã xảy ra ở quê nhà của chúng ở Nigeria và ở các quốc gia khác nơi mạng lưới được thiết lập. Tuy nhiên, chưa thấy dấu hiệu này ở Thụy Điển", công tố viên Karolina Lindekrantz nói với truyền thông Thụy Điển.

Trong những năm qua, băng "Rìu đen" đã phát triển thành một tập đoàn tội phạm quốc tế thách thức luật pháp và trật tự trên khắp thế giới từ châu Âu đến Canada từ năm 2015. Xuất phát từ một phong trào sinh viên yêu nước biến thành một tổ chức bạo lực sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980 ở Nigeria, nhóm này đã giành được quyền lực nhờ các chiến thuật khủng bố ở Nigeria kể từ sau năm 2005 và hiện điều hành các hoạt động buôn lậu quy mô lớn cùng với rửa tiền và lừa đảo trị giá hàng triệu đô la.

Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng người tị nạn và người di cư, các thành viên của băng "Rìu đen" đã đến Sicily và tuyên chiến với tổ chức mafia Cosa Nostra khét tiếng. Hai bên hợp tác ngay sau đó, rồi lan rộng ảnh hưởng tới các nước châu Âu khác, bao gồm Áo và Hà Lan.

Hiện giờ, các phương tiện truyền thông Thụy Điển mô tả băng nhóm này hoạt động giống như một tổ chức kinh doanh, am hiểu công nghệ và hết sức giữ bí mật để không bị cảnh sát phát hiện. "Đây là một trong những tập đoàn tội phạm hiệu quả nhất thế giới. Vì vậy, thật không may cho chúng tôi, bọn chúng có thể có một tương lai khá tươi sáng", phát ngôn viên cảnh sát của Stockholm thừa nhận.

Băng nhóm "Rìu đen" được mô tả là giáo phái chết chóc đã sát hại, bắt cóc, giải quyết mâu thuẫn nội bộ bằng dao kiếm và sử dụng "ma thuật đen" như một công cụ tống tiền ở Thụy Điển. "Những thủ đoạn này đã bám rễ ở Thụy Điển và thật không may, chúng tôi đã phát hiện những dấu hiệu của băng nhóm này", ông J. Jale Poljarevius, phát ngôn viên Cảnh sát Uppsala nói với đài truyền hình SVT của Thụy Điển.

Tài liệu dài 179 trang được đệ trình lên Tòa án quận Gothenburg nói rằng tổ chức này ước tính đã bán được số ma túy trị giá tổng cộng 112 triệu Krona Thụy Điển (11,51 triệu USD) với số lượng khoảng 42kg cocaine, 50kg heroin và 40kg heroin hỗn hợp heroin - cocaine, theo tờ Expressen.

Cùng thời gian đó, các công tố viên Thụy Điển thừa nhận rằng nhóm cũng đã hoạt động từ lâu ở Stockholm.  Bạo lực chết người liên quan đến xung đột băng đảng đã tăng mạnh ở Thụy Điển trong những năm gần đây. Từ đầu năm 2019 đến nay đã xảy ra 214 vụ nổ súng, giết chết 29 người.

Năm 2018 lập kỷ lục với 306 vụ bắn và 45 người chết. Số lượng vụ nổ súng cũng ngày càng tăng. Trong nửa đầu năm 2019, đã xảy ra 120 vụ nổ, so với 83 vụ năm ngoái. Tổng cộng có 162 vụ nổ đã được báo cáo vào năm 2018.

Nguyễn Lai

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文