Tiết lộ mới về thảm hoạ MH17: Ai mới là thủ phạm? (kỳ 2)

09:22 03/09/2019
Một bộ phim tài liệu mới của Max van der Werff, nhà điều tra độc lập hàng đầu về thảm họa chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, đã tiết lộ bằng chứng đột phá về việc giả mạo và bịa đặt các tài liệu pháp lý; việc thu hồi các băng thu tín hiệu radar của Không quân Ukraine; và sự nói dối của Chính phủ Hà Lan, Ucraina, Mỹ và Úc.


Dữ liệu hộp đen khác với tuyên bố

Đài Phát thanh Nhà nước Úc sau đó đưa tin Chính phủ Ukraine tuyên bố bằng chứng về hộp đen cho thấy "lý do máy bay bị phá hủy và rơi là do bị nổ, hậu quả của việc dính nhiều mảnh đạn từ một vụ nổ tên lửa". Tuy nhiên, đó là một sự bịa đặt. Vì dữ liệu từ các hộp đen, máy ghi âm buồng lái và máy ghi dữ liệu chuyến bay được báo cáo lần đầu tiên hồi tháng 9-2014 bởi Ủy ban An toàn Hà Lan cho thấy không có điều gì tương tự.

Ngày 24-7-2014, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop tuyên bố tại Kiev rằng bà đang đàm phán với người Ukraine để đội của người Úc được mang vũ khí. 

"Tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi sẽ dùng đến vũ khí, nhưng đó là một kế hoạch dự phòng, và sẽ là liều lĩnh nếu không đưa việc này vào loại thỏa thuận này. Nhưng tôi nhấn mạnh nhiệm vụ của chúng tôi không phải vũ trang mà là nhiệm vụ nhân đạo", bà Julie Bishop nói với Hãng thông tấn Úc. 

Vào thời điểm nói chuyện với Đài Phát thanh Úc, bà Bishop đã che giấu kế hoạch can thiệp vũ trang, bao gồm 3.000 quân nhân Úc, đã bị hủy bỏ. Bà cũng che giấu việc các hộp đen đã thuộc quyền sở hữu của Đại tá Sakri.

Tài liệu có chữ ký của Sakri về việc bàn giao các hộp đen có thể được nhìn thấy trong tài liệu mới. Sakri đã tự tay ký và đóng dấu Hội đồng An ninh Quốc gia Malaysia. Sakri cho biết lực lượng giám sát đặc biệt của OSCE (Tổ chức Hợp tác an ninh châu Âu) tại Ukraine yêu cầu giao lại các hộp đen, nhưng ông đã từ chối. Sau đó, các đặc vụ của FBI cũng đã tiếp cận ông để đưa hộp đen cho họ, nhưng ông cũng từ chối. Sakri cho biết Chính phủ Ukraine cũng cố gắng ép ông làm điều tương tự, nhưng bất thành.

Các bản phát hành tiếp theo từ chính quyền Kiev để chứng minh Nga có liên quan trong vụ tai nạn bao gồm các đoạn băng ghi âm điện thoại. Những điều này đã được JIT trình bày vào tháng trước như bằng chứng cho việc cáo buộc 4 người Nga.

Van der Werff và Yerlashova đã ký hợp đồng với OG IT Forensic Services, một công ty Malaysia chuyên phân tích pháp y về các tài liệu âm thanh, video và kỹ thuật số cho thủ tục tố tụng tại tòa án, để kiểm tra các băng điện thoại. Công ty ở Kuala Lumpur đã được Tòa án Malaysia Bar chứng thực. Báo cáo kỹ thuật đầy đủ về các đoạn băng ghi âm đã được công bố.
Lễ bàn giao hộp đen, Sakri và Alexander Borodai đang bắt tay .

Theo đó, phân tích pháp y cho thấy các bản ghi âm điện thoại đã bị cắt, chỉnh sửa và chế tạo. Nguồn gốc của các băng ghi âm, theo cuộc họp báo JIT ngày 19-6 của Cảnh sát Hà Lan Paulissen, người đứng đầu Cơ quan Điều tra tội phạm quốc gia Hà Lan, là SBU của Ukraine. Những phát hiện tương tự về chế tạo băng và giả mạo bằng chứng được báo cáo trong bộ phim của van der Werff là từ một nhà phân tích người Đức, Norman Ritter.

Nhân chứng cho rằng tên lửa do Ukraine bắn

Van der Werff và Yerlashova quay phim tại địa điểm gặp nạn ở miền Đông Ukraine. Họ đã phỏng vấn một số nhân chứng địa phương, bao gồm một người đàn ông tên Alexander đến từ thị trấn Torez và Valentina Kovalenko và một phụ nữ từ làng nông nghiệp Red October. 

Valentina Kovalenko, nhân chứng tận mắt duy nhất vụ máy bay rơi.

Người đàn ông cho biết tên lửa mà JIT cáo buộc đã được vận chuyển từ bên kia biên giới Nga vào ngày 17-7 thật ra đã ở Torez ít nhất 1- 2 ngày trước khi MH17 bị nạn vào ngày 17-7. Kovalenko, từng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của BBC 3 năm trước với tư cách là nhân chứng tận mắt duy nhất của vụ phóng tên lửa, đã làm rõ hơn báo cáo của BBC về việc tên lửa được bắn từ đâu.

Đây không phải là vị trí được xác định trong các tuyên bố báo chí của JIT. Van der Werff giải thích: “Chúng tôi đặc biệt yêu cầu Kovalenko chỉ ra chính xác hướng tên lửa xuất phát. Sau đó tôi đã hỏi 2 lần nếu nó là từ hướng JIT nói hay không. Cô ấy nói đã không nhìn thấy. Lưu ý, nơi JIT nói chỉ cách nhà cô chưa đầy 2 km. BBC đã bỏ qua phần quan trọng này trong lời khai của cô”.

Theo lời kể của Kovalenko trong bộ phim tài liệu mới, tại địa điểm khai hỏa mà cô đã xác định chính xác, ngay lúc đó có sự hiện diện của Quân đội Ukraine. Kovalenko cũng nhớ rằng vào những ngày trước vụ bắn tên lửa ngày 17-7, đã có máy bay quân sự Ukraine hoạt động trên bầu trời phía trên ngôi làng của cô. Ngày 17-7, 3 dân làng khác nói với Van der Werff rằng họ đã nhìn thấy một máy bay phản lực quân sự của Ukraine ở khu vực lân cận và tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn MH17.

Kết thúc bộ phim tài liệu, van der Werff và Yerlashova chiếu một cuộc phỏng vấn trước đó được quay tại Donetsk bởi nhà báo độc lập người Hà Lan Stefan Beck, người mà các quan chức JIT đã cố gắng cảnh báo khi đến thăm khu vực.

 Beck đã phỏng vấn Yevgeny Volkov, người điều khiển hàng không cho Không quân Ukraine vào tháng 7-2014. Volkov được yêu cầu bình luận về các tuyên bố của Chính phủ Ukraine, được xác nhận bởi báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan về vụ tai nạn và trong các báo cáo tiếp theo của JIT, rằng đã không có hồ sơ radar về không phận tại thời điểm tai nạn vì radar của quân đội Ukraine không hoạt động.

Volkov giải thích rằng vào ngày 17-7, có 3 đơn vị radar tại Chuguev đặt ở tình trạng cảnh báo đầy đủ, vì “các máy bay chiến đấu” đã cất cánh từ đó. Chuguev cách khu vực tai nạn 200 km về phía tây bắc. Ông không tin việc sửa chữa một đơn vị radar lại đồng nghĩa là không đơn vị nào trong 3 đơn vị hoạt động. “Các hồ sơ radar của Ukraine về vị trí và thời gian của cuộc tấn công MH17 đã được thực hiện và lưu giữ”, Volkov nói. “Họ có nó. Ở Ukraine họ có nó”.

Hòn Rồng

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chiều 25/3, Công an TP Hà Nội thông báo kế hoạch phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế như sau:

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.