Tìm cách giải mã cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế

17:00 15/10/2013

“Có quá nhiều giả thiết được đặt ra để giải thích cái chết đột ngột của vị vua nổi tiếng và được tôn sùng bậc nhất này. Ở tuổi 33, sau một đêm tiệc rượu say mèm mừng chiến thắng vẻ vang, Alexander Đại đế mê man suốt 12 ngày và qua đời. Cho tới giờ người ta vẫn không ngừng tìm kiếm thông tin và giải mã cho cái chết đột ngột này mặc dù nó được nhiều tài liệu ghi lại rằng Alexander Đại đế qua đời vì sốt rét ác tính.”

Bí ẩn của cái chết một vị vua phi thường

Hai mươi tuổi trở thành Quốc vương thứ 14 của nhà Argead cai trị đế quốc Macedonia, Alexander Đại đế trở thành một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông dành thời gian trị vì của mình chủ yếu cho các cuộc chinh phạt. Alexander Đại đế qua đời rất sớm khi mới bước sang tuổi thứ 33 nhưng ông đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giời mà mình biết trước khi qua đời. Bước lên ngai vua, Alexander Đại đế đã lên kế hoạch cho cuộc viễn chinh mới chinh phục Bắc Phi, Sicily và Tây Ban Nha mở rộng đế chế.

Năm 334 TCN, Alexander Đại đế dẫn 3 vạn bộ binh và 5.000 kỵ binh chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu A, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà, mở rộng đế chế xa tận Punjab, thuộc Ấn Độ ngày nay. Một năm sau đó, đội quân của ông đối đầu với Hoàng đế Ba tư Darius III với đội quân lên tới 600 nghìn người. Cuộc chiến nổ ra ác liệt và phần thắng thuộc về vị tướng tài ba Alexander Đại đế.

Theo một số tư liệu, năm tiếp theo Alexander tiến vào Ai Cập. Ở đây ông được nhiều người hoan nghênh và đã xây dựng một thành phố mang tên mình ở cửa sông Nile được gọi là Alexandria cũng như đích thân vẽ bản đồ thiết kế thành phố này. Tiếp theo, ông dẫn đoàn quân 4 vạn bộ binh, 7 nghìn kỵ binh vượt qua Palestine, Syria và tiến vào Mesopotamia, tiến sau chiếm Babylon, Susa và cuối cùng là thủ đô cũ của Ba Tư là Persepolis.

Năm 326, cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế đã kết thúc thuận lợi, ông dẫn quân trở về Babylon chính thức thành lập kinh đô của đế quốc tại đây. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư được coi là chiến công hiển hách nhất thời kỳ cổ đại. Không những thế ông còn chiến thắng người Scythia, một dân tộc bách chiến bách thắng lúc bấy giờ. Thế nhưng những ngày chinh chiến đầy gian truân đã khiến sức khỏe của Alexander Đại đế bị tổn thương không ít.

Năm 323 TCN, sau một đêm đại tiệc linh đình ăn mừng chiến thắng vẻ vang chinh phục Ấn Độ, Alexander Đại đế say mèm và trở về nhà. Sau đó ông bị sốt cao, mê man như vậy 12 ngày rồi qua đời. Các tài liệu không khẳng định rõ nguyên nhân và y học cũng chưa phát triển để biết chính thức vị vua vĩ đại ấy ra đi bởi nguyên nhân gì. Cũng chính vì sự vĩ đại của Alexander Đại đế và việc ra đi đột ngột không rõ nguyên nhân gây ra không chỉ những bàn tán trong dân chúng thời ấy mà còn truyền lại cảm hứng nghiên cứu, tìm tòi cho rất nhiều thế hệ sau. Cho tới tận bây giờ người ta vẫn chưa biết chắc chắn, nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu và giả định về cái chết của ông.

Những vấn đề về y học

Có rất nhiều người nghi ngờ về ngành y học thời cổ đại đã giết chết vị vua vĩ đại này. Khi trở về từ trận mạc, sức khỏe của Alexander đã kiệt quệ với nhiều vết thương trên người. Những chiến thắng lẫy lừng luôn gắn liền với tiệc tùng và rượu. Ngay khi trở về từ bữa tiệc, uống quá nhiều rượu cùng với cơ thể không được khỏe mạnh đã khiến vị vua lừng lẫy suy sụp. Lúc này các ngự y tìm mọi cách cứu chữa cho đức vua một cách nhanh chóng nhất mà không tính đến việc tương tác giữa rượu và thuốc trong cơ thể.

Nhiều tài liệu ghi rằng vua Alexander Đại đế đã bị sốt cao li bì trong nhiều ngày trước khi qua đời. Rất nhiều người đồng ý rằng khả năng nhà vua mắc bệnh sốt rét là rất cao. Đây cũng là căn bệnh khiến rất nhiều người chết ở thời kỳ đó. Tuy vậy trong những tài liệu được ghi lại không có một triệu chứng nào biểu hiện của căn bệnh này như việc người bệnh có nước tiểu màu đen. Hơn nữa, cơn sốt của Alexander Đại đế kéo dài li bì nhiều ngày đêm trong khi bệnh sốt rét diễn ra theo từng cơn 3 ngày. Sốt rét cũng thường xảy ra trong một phạm vi đám đông trong khi đó chỉ có đức vua bị bệnh. Chính vì vậy, dù có rất nhiều nghi ngờ cũng không ai dám khẳng định về căn bệnh của đức vua Alexander Đại đế.

Hình ảnh Alexander Đại đế trên chiến trường.

Có một nghi ngờ khác là một loại virus được cho là đức vua bị nhiễm khi xâm nhập vào vùng đất mới. Cũng dựa vào một số tài liệu ghi lại rằng khi tiến vào Babylon, Alexander Đại đế đã nhìn thấy những con quạ bay lượn trên bầu trời rồi bất ngờ chết và rơi xuống phía đức vua. Nhiều nhà khoa học cho rằng những con quạ ấy có thể nhiễm virus có tên là West Nile. Với những triệu chứng sốt cao hôn mê rất phù hợp với việc bị nhiễm loại virus này, đây cũng là một khả năng có thể xảy ra. Tuy vậy giống như bệnh sốt rét, không có người nào khác nhiễm bệnh giống như vậy.

Âm mưu đầu độc?

Chuyện âm mưu đầu độc lẫn nhau, nhất là khi Alexander Đại đế là một vị vua đầy quyền lực, giàu có là điều có thể diễn ra với khả năng rất lớn. Điều này đã diễn ra với cha và chú của Alexander Đại đế và việc đầu độc người đứng đầu đầy quyền lực là việc người ta nghĩ tới gần như đầu tiên. Rất có thể lợi dụng yến tiệc và tâm trạng phấn khích sau một chiến thắng lẫy lừng, kẻ thù đã bỏ thuốc độc vào thức ăn nước uống của đức vua.

Người ta đã nghiên cứu và phân loại những loại độc dược gây ra các triệu chứng của Alexander Đại đế. Khi đổ bệnh, nhà vua đã có các triệu chứng điển hình là sốt, mất tiếng, nhức đầu và lâm vào tình trạng hôn mê. Họ tìm ra tới 20 loại độc dược khiến con người rơi vào tình trạng đó. Trong đó có một loại rễ cây phù hợp với hoàn cảnh, thời gian lúc đó. Đó chính là rễ cây có tên hellebore. Đây là loại cây mọc từ khoảng năm 1100 trước Công nguyên đã được ghi nhận sử dụng như một loại thuốc xổ và có nhiều ở miền Trung và Nam châu Âu. Loại rễ cây này cũng được ghi chép lại như một thứ vũ khí đầu độc nguồn nước của cả một thành phố khiến cho người dân sẽ bị nhiễm độc, sốt cao, hôn mê trong nhiều ngày rồi chết. Alexander Đại đế cũng đã từng sử dụng loại rễ cây này như thuốc xổ. Tuy nhiên loại rễ cây này có vị đắng và nếu trong thức ăn có loại rễ cây này chắc chắn nhà vua đã nhận ra.

Bất cứ giả thiết nào được đặt ra cũng đều có lý nhưng vẫn đều chưa có những chứng cứ xác thực. Chính vì vậy, bí ẩn về cái chết của Alexander Đại đế càng là một đề tài bất tận đầy bí ẩn đến giờ vẫn nhiều người muốn khám phá. Không chỉ đặt những giả thiết từ tác động bên ngoài, có những lý do được đặt ra từ chính bản thân Alexander Đại đế. Vốn là một vị vua khôn ngoan, liều lĩnh, khát máu nhưng lại nát rượu, khi có những sự kiện không vui xảy ra trong đời, Alexander Đại đế càng tìm đến với rượu. Trước đó không lâu, người tình của Alexander Đại đế đã đột ngột ra đi khiến nhà vua vô cùng hụt hẫng và buồn bã. Không chỉ uống nhiều rượu hơn, đức vua còn bỏ ăn trong vài ngày và sau đó tính khí trở nên cáu bẳn.

Dù qua đời đột ngột từ rất sớm, những chiến công mà Alexander Đại đế đã được ghi lại và ông được người đời vô cùng tôn sùng. Cái chết của vị vua vĩ đại này khiến rất nhiều người thương tiếc. Cũng chính vì vậy cho đến tận ngày nay, nhiều người yêu thích lịch sử và khám phá vẫn mong muốn tìm ra được lý do thực sự cái chết của Alexander Đại đế và tin rằng một ngày nào đó bí ẩn này sẽ thực sự được khám phá

Phượng Vy

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文