Tín nhiệm không cao, Thủ tướng từ chức

15:35 07/01/2019
Quốc vương Bỉ Philippe ngày 21-12 vừa qua đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Charles Michel nhưng yêu cầu chính phủ của ông tiếp tục điều hành đất nước cho đến bầu cử.


Trước đó, ngày 18-12-2018, Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã nộp đơn xin từ chức sau khi các đối thủ bàn chuyện bỏ phiếu bất tín nhiệm ông trong một cuộc khủng hoảng chính trị do sự khác biệt về nhập cư.

Thủ tướng Charles Michel, người lãnh đạo Chính phủ Bỉ kể từ tháng 10-2014, đã chọn phương án “rút là thượng sách” sau khi mất sự ủng hộ của đảng Liên minh Flander mới (N-VA), do bất đồng liên quan tới Hiệp ước Toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Sự ra đi của đối tác chính trong liên minh cầm quyền 4 bên đã khiến chính phủ của ông Charles Michel mất đa số tại Hạ viện Bỉ, do đảng N-VA chiếm tới 31/150 ghế tại cơ quan lập pháp. Nhà lãnh đạo 42 tuổi buộc phải quay sang tìm kiếm sự hỗ trợ của các đảng cánh tả khác để thành lập liên minh.

Trong nỗ lực cuối cùng nhằm duy trì quyền lực, ngày 18-12, Thủ tướng Michel đã kêu gọi các nghị sĩ đoàn kết và ủng hộ chính phủ trong một vài vấn đề quan trọng, nhằm tiếp tục điều hành đất nước cho tới cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào tháng 5-2019. Tuy nhiên, lời khẩn cầu của ông Michel đã không được đáp lại. Quyết định từ chức của Thủ tướng Michel được đưa ra sau một tuần chịu sức ép lớn từ lời kêu gọi của một số đảng đối lập đòi tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nhà lãnh đạo này.

Nhà vua yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị và các tổ chức đưa ra một phản ứng thích hợp cho các thách thức kinh tế, ngân sách và quốc tế để đáp ứng sự mong đợi của người dân, như về các vấn đề xã hội và môi trường. Với việc cầm quyền tạm, chính quyền Michel chỉ có thể xử lý các vấn đề được coi là khẩn cấp. Điều đó có thể khiến nó không thể vượt qua một kế hoạch cải cách trợ cấp thất nghiệp và ngân sách năm 2019. Các nhà kinh tế tại ING cho biết không có khả năng xảy ra hậu quả ngắn hạn lớn, nhưng về lâu dài sẽ có rủi ro.

Bỉ có thể phải đối mặt với các vấn đề nếu có một cú sốc kinh tế, chẳng hạn như từ Brexit cứng. Một số cải cách cần thiết, chẳng hạn như về lương hưu và thị trường lao động, cũng sẽ không được thông qua. Không rõ liệu những vấn đề này có được chính phủ tiếp theo ưu tiên hay không. Kết quả bầu cử có thể khiến việc thành lập một chính phủ liên bang có tư tưởng cải cách ổn định trở nên khó khăn hơn, Peter Vanden Houte, nhà kinh tế trưởng của ING dự đoán.

Chính phủ Michel đã gặp rắc rối sau khi Thủ tướng Charles Michel tuyên bố sẽ ký Hiệp ước GCM của LHQ tại thành phố Strasbourgesh vào ngày 10-12, bất chấp sự phản đối của đối tác chính trong liên minh của ông, đảng N-VA cánh hữu. Theo Koert Debeuf, học giả và từng làm cố vấn cho Chính phủ Bỉ, việc N-VA dựa vào vấn đề nhập cư để rút lại sự ủng hộ Thủ tướng Michel chỉ là cách nhằm duy trì sự ủng hộ của những cử tri bảo thủ dành cho đảng này, trong bối cảnh Bỉ lên kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử vào năm sau.

N-VA, đảng theo chủ nghĩa dân tộc có quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư do Thị trưởng Antwerp Bart De Wever lãnh đạo. Ban đầu, Hiệp ước này nhận được sự ủng hộ của cả 4 bên trong liên minh cầm quyền Bỉ. Tuy nhiên, N-VA đã rút lại sự ủng hộ vào đúng đêm trước ngày Thủ tướng Charles Michel đến Marrakesh, Morocco, để ký kết Hiệp ước GCM của LHQ, trong đó thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu đối với dòng người di cư. N-VA đã đưa ra một số điều kiện để tiếp tục ủng hộ chính phủ của ông Michel, trong đó có yêu cầu mở các cuộc bàn thảo về hiến pháp. Tuy nhiên, Thủ tướng Bỉ cho rằng những điều kiện trên không thể chấp nhận.

Mặc dù thoả thuận của LHQ không ràng buộc pháp lý, nhưng phe phản đối cho rằng GCM sẽ làm tổn hại chủ quyền của Bỉ. Không chỉ vấp phải sự phản đối tại Bỉ, Hiệp ước Toàn cầu về di cư còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và một số quốc gia khác, chủ yếu là các quốc gia Đông Âu bên cạnh Italy và Australia. 

GMC đưa ra 23 mục tiêu để tạo điều kiện di cư hợp pháp và quản lý tốt hơn các dòng di chuyển toàn cầu của 250 triệu người, chiếm 3% dân số thế giới. Những nước phản đối cho rằng, thỏa thuận này sẽ khuyến khích dòng người di cư, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Gia Hân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文