Tây Phi:

Tội phạm tuyển trẻ em, ép đi ăn xin và cưỡng bức tình dục

09:14 28/03/2016
“Nơi đó được gọi là trường học. Nhưng thực tế không phải vậy. Đó là một nơi tra tấn, cưỡng bức trẻ em thì đúng hơn".


Thực tế đầy nhem nhuốc trên được nhiếp ảnh gia Mario Cruz ghi lại sau chuyến đi khảo sát kéo dài hơn một tháng rưỡi đến Senegal và Guinea-Bissau ở Tây Phi. Daily Mail tháng 2/2016 cho hay.

Sự thật tàn nhẫn

Với bộ ảnh chụp được bằng tông màu đen trắng – Cruz đang góp phần nâng cao nhận thức cho người xem về một thực tế đáng ghê tởm của những kẻ mang danh là giáo viên đã khống chế và ép buộc các talibé (những học sinh trường Hồi giáo Quranic) phải kiếm tiền cho chúng. Đối tượng bị lạm dụng phần lớn là những bé trai (thường từ 5 - 15 tuổi). 

Các Talibé bị đẩy ra đường ăn xin.

Cuộc sống của các em chẳng khác nào nô lệ. Cruz cho biết, những năm trước, các trường này được thành lập với mục đích giáo dục cho những học sinh có ít, hoặc không có tiền chi trả học phí. Tuy nhiên, theo thời gian, các trường học này đã dần bị biến chất. Theo Cruz, hiện tại rất khó tìm thấy một trường học Quranic nào ở đây không đối xử với các Talibé như nô lệ.

Các Talibé phải đọc kinh Koran hàng ngày trong các trường học ở Dakar, Senegal. Chúng phải nhớ từng phần khác nhau trong cuốn kinh, và có thể sẽ bị đánh nếu không thuộc lòng. Sau đó, chúng bị đẩy ra đường để xin tiền về cho các giáo viên (thầy tu).

Nếu Talibé không mang về 3- 4 USD mỗi ngày (là điều rất khó bởi người dân Senegal không hề giàu có) thì lập tức các em sẽ bị đánh đập hoặc cưỡng hiếp. Phóng viên từng chứng kiến các thầy tu ở Rufisque đang quất roi không thương tiếc vào các Talibé vì đã đọc sai kinh Koran. Nhiều đứa trẻ bị bạo hành về thể chất, khi không đem về đủ số tiền theo chỉ tiêu được các thầy tu đưa ra.

Cha mẹ bị nhà trường lừa đến mất con

"Đôi khi các thầy tu ở Bắc Phi đến gõ cửa từng nhà và nói, “nếu ông/bà giao con trai, chúng tôi sẽ đem đến cho chúng một nền giáo dục tốt nhất mà không phải đóng một khoản phí nào”, Cruz nói.

"Khi những gia đình nghèo, không có tiền để cho con cái đi học, bị thuyết phục đã trao đứa con trai yêu dấu của mình, và sau đó chẳng còn gặp lại chúng nữa. Hi vọng của những đứa trẻ dần tan biến, chúng phải đối mặt với nỗi sợ hãi và bạo lực", Cruz mô tả.

Talibé nào không thuộc kinh Koran bị đánh bầm dập.

Một số bé ở Touba còn bị cùm chân bằng một sợi dây xích. Ở ngôi trường này, những đứa trẻ bị cùm chân để ngăn không cho chúng bỏ trốn. Chúng có thể bị giam như vậy trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí là hàng tháng, cho đến khi các thầy tu tin rằng, các em không dám bỏ đi nữa. Abdolaye, 15 tuổi là một tù nhân trong trường học Quranic ở Thies, Senegal. Cậu cho biết, căn phòng nhốt các học sinh có những cửa sổ được bảo vệ bởi các song sắt để những đứa trẻ ở đây không thể bỏ trốn. 36 em bị nhét vào một nơi chật chội, ngủ không có màn, để muỗi tha hồ tấn công.

Một cậu bé tên Demba từng bị các thầy tu đánh ngất bằng một thanh sắt sau khi cố gắng để thoát khỏi trường học. Kể từ đó, mỗi khi bị thương, Demba thường tìm đến Mason de la Gare, phòng hỗ trợ y tế của một tổ chức địa phương nhằm giúp đỡ các Talibé ở St Louis, Senegal. Ngoài ra, phóng viên Cruz còn tìm thấy những đứa trẻ khác bị bắt cóc và bán đến nước láng giềng Guinea-Bissau. Vụ việc sau đó được phanh phui khi cảnh sát tiếp cận một nhóm trẻ em đi bộ qua một khu rừng gần biên giới Guinea-Bissau.

Đáng buồn thay, một số Talibé sau đó được “nhồi sọ” lại trở thành những “giáo viên” và trùm lừa đảo để đi bóc lột trẻ em. Chúng lại tiếp tục làm những việc tàn nhẫn như lạm dụng và bạo lực với trẻ em.

Bao giờ chấm dứt tình trạng này?

Senegal hiện rất cần sự hỗ trợ phi lợi nhuận từ các tổ chức ở cả trong và ngoài nước, giống như Mason de la Gare. Theo Cruz: “Cơ quan chức năng Senegal đã điều tra hình sự các hành động phi pháp tại những trường học đặc biệt trên. Họ cũng cáo buộc cảnh sát và hệ thống pháp luật đã không truy tố các giáo viên bắt giữ trẻ em làm nô lệ”.

"Tôi bị sốc và đau buồn mỗi khi nhận được báo cáo về tình trạng lạm dụng trẻ em ở một số trường học (Quranic) ở Senegal. Không ít người cố gắng biện minh cho sự ngược đãi này là bởi truyền thống và tôn giáo, nhưng đó chỉ là sự ngụy biện vô căn cứ", Đại sứ Senegal tại Mỹ, ông Babacar Diagne nói trong một e-mail.

Sự lạm dụng và tra tấn các Talibé là bất hợp pháp tại các trường ở Senegal và chính quyền đã thông qua một "chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em”. Tuy nhiên, có quá ít trường hợp vi phạm được đưa ra ánh sáng. 

Nguyễn Lai-Linh (tổng hợp)

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文