Tội phạm vận chuyển người tị nạn vào châu Âu kiếm bộn tiền

16:00 25/09/2015
Abu Mahmoud bây giờ đang giàu hơn cả khi ông là bác sĩ ở thành phố Aleppo, Syria. Tháng 8 vừa qua, Mahmoud kiếm được 100.000 USD chỉ từ việc chở người tị nạn vào châu Âu. Nhưng đây không phải là một cuộc sống dễ dàng. Cuộc phỏng vấn kéo dài vài giờ với phóng viên báo Telegraph (Anh) trong một quán cà phê ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bị gián đoạn bởi tiếng chuông từ ba chiếc điện thoại trong túi Mahmoud.

Bị truy lùng tứ phía

Một vài cuộc gọi đến từ khách hàng của Mahmoud, tức những người muốn nhờ ông đưa họ đến châu Âu. Một cuộc gọi khác thông báo cho Mahmoud về việc một chiếc xe buýt chở người tị nạn bị cảnh sát chặn và áp tải ngược về thành phố. "Nói với họ là họ sẽ không phải ở lại Istanbul thêm nữa đâu nhé. Tôi sẽ dàn xếp ngay lập lức" - Mahmoud trấn an. Một gia đình nọ năn nỉ Mahmoud đưa họ đến Hy Lạp. "Chỉ đến khi tôi nhận được tiền của người nhà anh", Mahmoud lạnh lùng đáp. Chẳng là người bà con của gia đình đó được Mahmoud đưa đến châu Âu an toàn, nhưng vẫn còn nợ ông 1.100 USD.

Tội phạm vận chuyển người tị nạn kiếm bộn tiền.

Đầu tháng 9/2015, cảnh sát ập vào văn phòng của Mahmoud, họ biết công việc của ông và đòi số tiền 1.000 USD mới chịu để yên. Đối với Mahmoud, những vấn đề kiểu này là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là tên của ông đang nằm trong danh sách truy nã của Interpol. Cuộc chiến tại Syria đang biến hàng nghìn người như Mahmoud từ một công dân bình thường trở thành tội phạm. Khi quân nổi dậy chiếm thành phố Aleppo hồi tháng 7/2012, Mahmoud bị cả hai phe săn lùng. Chính phủ Syria săn lùng Mahmoud vì ông chữa thương cho một số nhà hoạt động chống chính phủ, phe nổi dậy thì nghĩ ông là người ủng hộ chính phủ. Mahmoud chỉ còn đường bỏ trốn.

Khó ngăn dòng người tị nạn tới châu Âu

Mahmoud cùng hai người bà con bỏ tiền để lên một con tàu khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ đi châu Âu. Con tàu chìm. Đó là lần đầu Mahmoud chứng kiến phụ nữ, trẻ em chết đuối ngay trước mặt mình mà không thể làm gì. Họ bơi trên biển 11 tiếng cho đến khi được cứu. Thêm vài lần vượt biên không thành công, nhưng bù lại Mahmoud bắt đầu kết nối được với các mạng lưới chuyển lậu người và những người có nhu cầu.

"Ban đầu tôi không dám lấy tiền hoa hồng. Nhưng tôi cần tiền để sống, tôi còn gia đình phải nuôi. Rồi tôi nhận ra đó là một nghề kiếm ra tiền rất tốt" - Mahmoud giãi bày. Trong hai năm qua, Mahmoud cho biết, đã vận chuyển 8.000 - 9.000 người đến Italia và Hy Lạp "mà không có một nạn nhân chết đuối nào".

Thực tế, việc chuyển người từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp ngày càng khó khăn dù các tay buôn như Mahmoud phải trả hàng nghìn USD cho cảnh sát để họ "nhắm một con mắt". Nhưng không gì ngăn cản được những người di cư khi giờ đây họ tin rằng, chỉ cần đặt chân đến Hy Lạp, con đường đến các nước giàu có hơn sẽ mở ra.

"Tôi chỉ muốn gửi thông điệp này cho khối EU: người tị nạn sẽ tiếp tục đổ về cho dù các ông có đóng cửa biên giới. Họ sẽ đào đường hầm nếu cần thiết"- Mahmoud nói với phóng viên Telegraph. "Không có tương lai nào ở Syria. Nếu chúng tôi ở lại, chúng tôi chắc chắn sẽ chết. Nếu chúng tôi lên tàu, có lẽ có 50% cơ hội được sống sót"- cô Fatima Feytrouni tâm sự với phóng viên khi đứng chờ trong công viên cùng con gái Nadia 9 tuổi. Nhà của họ ở thành phố Damascus đã bị phá hủy, còn ở Thổ Nhĩ Kỳ họ chỉ là những người xa lạ, không được xã hội chấp nhận.

Ngày 20/9, ít nhất 13 người tị nạn, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng khi chiếc thuyền chở họ đâm vào một chiếc phà ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi đó, chiếc thuyền chở người tị nạn đang trên đường tới đảo Lesbos ở Hy Lạp. Cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một máy bay trực thăng và sáu tàu cứu hộ đến giải cứu các nạn nhân.

Trong khi đó, cảnh sát Hy Lạp cũng thông báo đang tìm kiếm 26 người tị nạn mất tích khi tàu chở họ bị lật ngoài khơi Lesbos. Có 22 người được giải cứu kịp thời. Ngày 22/9, bộ trưởng nội vụ các nước Liên minh châu Âu nhóm họp để đàm phán về kế hoạch chia sẻ 120.000 người tị nạn đang mắc kẹt ở Italia, Hungary và Hy Lạp.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi giúp đỡ người tị nạn

Phát biểu sau chuyến thăm trại tị nạn Zaatari ở Jordan, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Stephen O'Brien cho biết, khoảng cách giữa nhu cầu được giúp đỡ của người tị nạn và sự hỗ trợ của thế giới ngày một lớn. Có khoảng 630.000 người tị nạn đăng ký ở Jordan, trong khi một số lượng lớn người không đăng ký đang sống lẫn trong các cộng đồng của nước này.

"Các nước láng giềng của Syria đã đạt đến điểm mà cả thế giới phải chia sẻ trách nhiệm để hỗ trợ các nhu cầu nhân đạo từ cuộc khủng hoảng" - Phó Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh. Không chỉ ở Syria, các nước trong khu vực còn đối mặt với các cuộc khủng hoảng khác tại Nam Sudan, Yemen.

Trường Minh (tổng hợp)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文