Tôn Chính Tài: Ngôi sao vụt tắt

15:55 25/12/2017
Ngày 11-12 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố chính thức khởi động quá trình điều tra pháp lý đối với cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài, người từng được xem là một ứng cử viên cho đội ngũ lãnh đạo thế hệ tiếp theo.


Trong thông báo ngắn, Cơ quan công tố Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu điều tra Tôn Chính Tài với cáo buộc tham nhũng và chấp thuận có "những biện pháp cưỡng chế" đối với ông, ám chỉ việc bắt người.

Lãnh đo “quy hoch”

Tôn Chính Tài sinh năm 1963 ở tỉnh Sơn Đông, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Lai Dương. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, Tôn Chính Tài bắt đầu dấn thân vào chính trị khi đảm nhiệm chức Chủ tịch huyện Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh vào năm 1997.

Trở thành Ủy viên Thường vụ thành phố Bắc Kinh năm 2002, Tôn làm việc dưới quyền Bí thư Thành ủy Lưu Kỳ. Lưu Kỳ trong thời gian này có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Vương Kỳ Sơn, Thị trưởng Bắc Kinh, người sau này được ông Tập bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Tôn Chính Tài được cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp vào cuối năm 2006 ở tuổi 43. Ba năm sau, Tôn Chính Tài được đề bạt làm Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm.

"Ngôi sao" Tôn Chính Tài bắt đầu vụt sáng trên bầu trời chính trị Trung Quốc khi được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất trong Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2012. Cùng với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài từng được “quy hoạch” trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp sau Chủ tịch Tập Cận Bình.

Không chỉ vậy, người ta cho rằng cơ sở ủng hộ của ông Tôn Chính Tài lớn gấp bội cơ sở ủng hộ của ông Hồ Xuân Hoa, vì ông Tôn được đồn đãi là được cả hai ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - khi còn là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc - ưu ái.

Năm 2012, Tôn Chính Tài được điều về Trùng Khánh, khi thành phố này vừa trải qua cơn "địa chấn" Bạc Hy Lai, cựu Bí thư bị bắt và kết án chung thân vì hành vi tham nhũng và lạm quyền.

Trước đó, ông Bạc cũng từng được xem là một “ngôi sao đang lên” của chính trường Trung Quốc. Và cũng như Tôn Chính Tài, ông Bạc thăng tiến nhanh chóng nhờ có sự bảo trợ của ông Giang Trạch Dân. Đặc biệt, ông Bạc được ông Giang ưu ái do ủng hộ nhiệt tình các chính sách của ông Giang.

Chiếc ghế bí thư thành ủy Trùng Khánh được coi là một cơ hội rất tốt cho sự nghiệp của Tôn Chính Tài, có thể giúp ông trở thành một trong 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội 19 diễn ra vào cuối năm nay, làm nền tảng cho những vị trí cao nhất trong giới lãnh đạo Trung Quốc.

“Ngã ngựa”

Thế nhưng, Trùng Khánh cũng là "miền đất dữ" không chỉ chôn vùi sự nghiệp của Bạc Hy Lai. Đầu năm nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương bất ngờ cử một đoàn công tác đến thành phố này để "thanh tra toàn diện". Kết quả được công bố sau đó cho rằng Trùng Khánh đã không nỗ lực hết mình để xóa bỏ các "tàn dư độc hại" của Bạc Hy Lai, cũng như không nghiên cứu đầy đủ các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ngày 15-7, chỉ 5 ngày sau khi công khai tuyên bố trung thành tuyệt đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tôn Chính Tài đã bị cách chức, thế chỗ là ông Trần Mẫn Nhĩ, một trong những thân tín từng gắn bó nhiều năm với Tập Cận Bình ở Chiết Giang.

Cuối tháng 7-2017, Tôn Chính Tài bị điều tra và sau đó bị truy tố với rất nhiều tội trạng: không có niềm tin lý tưởng, đi ngược lại tôn chỉ của Đảng, đánh mất lập trường chính trị, chà đạp nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị của Đảng; vi phạm nghiêm trọng 8 điều quy định và kỷ luật quần chúng, thích phô trương, ham đặc quyền; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tổ chức, chọn và dùng người theo tình thân và lợi ích, tiết lộ bí mật tổ chức; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật công tác, quan liêu nghiêm trọng, lười biếng; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật sinh hoạt, sa đọa trụy lạc, dùng quyền đổi sắc.

Tháng 11, ông Tôn Chính Tài bị cho ra khỏi Quốc hội và loại bỏ khả năng miễn trừ khỏi bị truy tố.

Những đồn đoán

Các chuyên gia phân tích cho rằng cú “ngã ngựa” bất ngờ của Tôn Chính Tài là dấu hiệu cảnh báo cho thấy ông Tập sẽ lựa chọn người kế nhiệm theo nguyên tắc của riêng mình chứ không phải tuân thủ sự sắp đặt của người tiền nhiệm.

"Tôn Chính Tài là phát pháo hiệu để Chủ tịch Tập Cận Bình phát đi thông điệp tới toàn đảng", Wu Qiang, cựu giảng viên Khoa học chính trị Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định. "Ông Tập đã phát tín hiệu rằng ông không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu đề bạt mà các lãnh đạo tiền nhiệm đã đưa ra".

Theo bà Susan L. Shirk, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc Thế kỷ 21 thuộc Đại học California, Mỹ, quyết định cách chức Tôn Chính Tài là một nỗ lực nhằm củng cố quyền lực của ông Tập; đồng thời là một động thái phá bỏ quy tắc đề bạt cán bộ đã được những người tiền nhiệm hoạch định, và cho rằng "Trần Mẫn Nhĩ có vẻ như là người được ông Tập trông đợi hơn".

Trong khi đó, không ít người đã liên kết sự thất sủng của Tôn Chính Tài với những con “hổ lớn” đã bị đánh đổ. Trong số những cáo buộc có liên quan đến chính trị có mối quan hệ của vợ Tôn Chính Tài với vợ chồng Lệnh Kế Hoạch, phụ tá chính trị hàng đầu của cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc  Hồ Cẩm Đào. Cũng có tin nói rằng Giám đốc Công an Trùng Khánh dưới thời Bí thư Thành ủy Tôn Chính Tài có quan hệ với “Hùm xám” Chu Vĩnh Khang hiện đã bị tống giam.

Ước Lễ

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.