Tổng giám đốc IMF chuẩn bị hầu tòa tại Pháp

09:30 16/09/2016
Theo thông báo của Tòa án Công lý Pháp hôm 12-9, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde sẽ bị xét xử với tội danh sơ suất trao khoản tiền 404 triệu euro (438 triệu USD) cho nhà tài phiệt Bernard Tapie năm 2008 khi còn là Bộ trưởng Tài chính Pháp. 

Phiên tòa kể trên sẽ diễn ra trong tháng 12 và một lần nữa vụ án "trả tiền nhầm" của bà Christine Lagarde lại được đề cập.

Bởi trước đó (17-12-2015), Tòa án Công lý Pháp từng ra lệnh triệu tập Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde, một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới để làm rõ vụ án kể trên. Bà Christine Lagarde từng được tạp chí Financial Times bầu chọn là Bộ trưởng Tài chính xuất sắc nhất châu Âu năm 2009.

Ông Bernard Tapie và bà Christine Lagarde.

Giới truyền thông vừa dẫn một nguồn tin tư pháp tiết lộ, phiên tòa xét xử bà Christine Lagarde sẽ diễn ra từ 12-12 đến 20-12, do Hội đồng gồm 3 thẩm phán và 12 nghị sỹ được lựa chọn của lưỡng viện Quốc hội Pháp tiến hành.

Và nếu bị kết tội, bà Tổng giám đốc IMF sẽ phải đối mặt với mức án 1 năm tù giam, cùng khoản tiền phạt 15.000 euro (khoảng 16.850 USD).

Hơn 5 năm trước (4-8-2011), Toà án Công lý Pháp từng ra lệnh điều tra xung quanh vai trò của bà Christine Lagarde trong vụ giúp ông Bernard Tapie, bạn của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy thắng trong cuộc chiến pháp lý kể trên.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde tái khẳng định bà vô tội. Người đứng đầu bộ phận truyền thông của IMF Gerry Rice nhấn mạnh, Ban lãnh đạo IMF tiếp tục tin tưởng ở khả năng điều hành và quản lý hiệu quả của bà Christine Lagarde, người được tái bổ nhiệm làm Tổng giám đốc IMF hồi tháng 2-2016.

Hơn 5 năm trước (4-8-2011), IMF từng phản ứng ngay sau khi Pháp đưa ra quyết định điều tra đối với bà Christine Lagarde về hành vi "giúp bạn của Tổng thống Pháp". Ban điều hành IMF cũng tái khẳng định lòng tin tưởng tuyệt đối với Tổng giám đốc IMF bởi trước đó họ đã có thông tin về vấn đề này.

Nhưng giới chuyên môn cho rằng, vụ kiện cùng phiên xét xử sắp tới đang đe dọa tới sự nghiệp của bà Tổng giám đốc IMF, cũng như uy tín của IMF. Bởi tính đến nay đã có 3 lãnh đạo IMF phải đối mặt với các cuộc chiến pháp lý.

Cựu Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi vòng kiện tụng, kể từ khi vướng vào vụ bê bối tình dục hồi tháng 5-2011 với nữ hầu phòng Nafissatou Diallo ở khách sạn Softiel, New York, Mỹ.

Trước đó (27-8-2014), cựu Tổng giám đốc IMF Rodrigo Rato bị bắt với cáo buộc rửa tiền. Và hiện nay là phiên tòa xét xử về vụ án bà Christine Lagarde từng giải quyết khi là Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy nắm quyền.

Cách đây không lâu, Tòa án Tối cao Pháp đã bác đơn kháng cáo của Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde và luật sư của bà, ông Patrick Maisonneuve từng lấy làm tiếc về quyết định kể trên, nhưng tin tưởng thân chủ của mình sẽ được chứng minh vô tội.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde từng nhiều lần tuyên bố, trong vụ "trả tiền nhầm", bà đã hành động vì lợi ích tốt nhất cho nước Pháp.

Nhưng công tố viên lại cho rằng, bà Christine Lagarde chưa đúng khi cho phép một tòa trọng tài tư nhân xét xử vụ tranh chấp giữa nhà tài phiệt Bernard Tapie, người ủng hộ chính sách của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy với Ngân hàng Credit Lyonnais hồi năm 2007.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde.

Hơn 2 năm trước (27-8-2014), Tòa án Công lý Pháp  đã quyết định mở cuộc điều tra chính thức đối với bà Christine Lagarde. Và đó là lần thứ 4 nữ Tổng giám đốc IMF bị cảnh sát chính thức chất vấn.

Và Tòa Phúc thẩm cũng đã quyết định, ông Bernard Tapie phải bồi hoàn khoản tiền 404 triệu euro nhận từ năm 2008 sau khi thắng trong vụ kiện Ngân hàng Credit Lyonnais.

Gần 4 năm trước (tháng 1-2013), cảnh sát Pháp từng đột kích nhà ông Bernard Tapie và một cố vấn của nữ Tổng giám đốc IMF là Stephane Richard, để tìm tài liệu, chứng cứ trong vụ án này.

Sau đó (20-3-2013), dư luận cũng từng có phản ứng khác nhau sau khi cảnh sát Pháp bất ngờ lục soát tư dinh của Tổng giám đốc IMF tại thủ đô Paris vì "đã chi hàng triệu USD cho một người ủng hộ cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy".

Ông Yves Repiquet, luật sư của bà Christine Lagarde cho biết, tuy vụ lục soát được tiến hành bất ngờ (diễn ra khi bà Christine Lagarda không có mặt tại hiện trường), nhưng cũng góp phần làm rõ vụ việc và giúp bãi miễn truy cứu mọi trách nhiệm hình sự có liên quan tới nhà tài phiệt Bernard Tapie.

Những người chỉ trích cho rằng, vụ này đáng ra không được giải quyết bằng tòa trọng tài tư nhân vì có liên quan tới tiền của nhà nước trong Ngân hàng Credit Lyonnais.

Lư Tuấn Nghĩa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文