"Osin" người Indonesia tố cáo sự hành hạ dã man ở Hongkong:

Top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới

10:30 20/05/2014

Tạp chí Time ( Mỹ) vừa chọn một người giúp việc Indonesia bị chủ lao động ở Hong Kong hành hạ là một trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới, hướng sự chú ý của công chúng đến cách đối xử với lao động di cư ở Hong Kong.

Con người dũng cảm dám chống trả

Năm 2013, như hàng trăm nghìn lao động di cư khác, Erwiana Sulistyaningsih tới một nước khác (Hongkong, Trung Quốc) với hy vọng có một ngày mai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chỉ 8 tháng sau, cô gái trẻ trở về Indonesia trong tình trạng nguy kịch, không thể bước đi, khắp người là các vết bỏng, thâm tím, vết thương lở loét và có vấn đề về thị lực.

Erwiana cho biết, cô đã bị chủ lao động tên là Law Wan-tung - một bà mẹ 2 con, 44 tuổi, hành hạ nhiều tháng liên tiếp. Bà ta còn dọa cả gia đình cô sẽ bị giết nếu không làm việc. Erwiana nói, cô bị đánh đập hằng ngày, phải ngủ trên sàn nhà và phải làm việc 21 tiếng một ngày, kín tuần, phải dọn dẹp nhà cửa theo một trình tự đặc biệt. Theo đó, nếu Erwiana dọn toilet trước khi quét dọn phòng ngủ, cô sẽ bị đánh. Mỗi ngày, Erwiana chỉ được ăn một bát cơm và bị đánh thường xuyên chẳng vì lý do rõ ràng nào.

Trong những tuần làm việc cuối cùng, máu chảy tràn từ các vết thương của cô nhiều tới mức, bà Law nói, nó làm bẩn thảm trải nhà. Và, thay vì đưa Erwiana tới bệnh viện, người chủ 44 tuổi này quấn vết thương của cô giúp việc bằng băng và túi nhựa, song máu vẫn thấm ra ngoài. Cuối cùng, khi các vết thương của Erwiana nghiêm trọng tới mức cô không làm được việc, bà Law mới mua vé máy bay và đưa Erwiana tới sân bay về nhà.

Sau khi bị hành hạ gần 8 tháng liền, khi về nước, không những không được trả lương, cô gái trẻ chỉ có 9 USD trong túi.

Tuy nhiên, Erwiana không sợ hãi, cũng không giữ im lặng. Cô đã lên tiếng chống lại người phụ nữ trên và Law Wan-tung đã bị buộc tội gây tổn hại trầm trọng tới thân thể của Erwiana.

Sulistyaningsih (ngồi xe lăn) được Time tôn vinh.

Các công tố viên cáo buộc, Law đã dùng các đồ vật trong nhà như giẻ lau sàn, thước kẻ và móc treo quần áo làm vũ khí đánh Sulistyaningsih. Law còn bị buộc tội tấn công thường xuyên và 4 tội khác về hăm dọa, những tội liên quan tới Sulistyaningsih hoặc hai người giúp việc Indonesia trước cô.

Tại một cuộc họp báo sau khi được chữa trị các vết thương nghiêm trọng, cô gái này nói: "Tôi hy vọng trường hợp của tôi sẽ là cuối cùng. Tôi không muốn có nhiều người khác có kết cục giống tôi. Thật xót thương cho thân phận những con người như chúng tôi".

Vụ Erwiana bị hành hạ đã làm bùng phát các cuộc biểu tình giận dữ của những người giúp việc tại Hongkong và khiến Tổng thống Indonesia phải gọi điện cho Erwiana để bày tỏ sự buồn phiền về thảm kịch mà cô gái này phải trải qua.

Thế giới yêu cầu Hongkong chấm dứt nạn bạo hành "Ô-sin"

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, bản kiến nghị trên đã thu hút được 103.307 chữ kí trên toàn thế giới. Nó thúc giục chính quyền Hongkong nên ngăn chặn ngay lập tức tình trạng bạo hành người giúp việc nước ngoài.

Mới đây, bản kiến nghị, đã thu thập 103.307 chữ kí từ 160 quốc gia trên thế giới, đã được gửi tới chính quyền Hongkong. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp người giúp việc nước ngoài bị chủ nhà tra tấn dã man. Bản kiến nghị này bắt nguồn từ khi vụ việc chị Erwiana Sulistyaningsih, bị bạo hành dã man. Sự việc gây chấn động dư luận không chỉ ở Hongkong mà còn trên khắp thế giới.

Ngoài việc thu thập chữ kí trên mạng, Liên đoàn Người giúp việc quốc tế,  Tổ chức Ân xá quốc tế, Liên đoàn Lao động còn phát động phong trào lấy chữ kí trên đường phố, kêu gọi chấm dứt hình thức nô lệ hiện đại này. Bản kiến nghị đề xuất nhiều quy định hạn chế rủi ro và bảo vệ người giúp việc hơn. Theo đó, nó thúc giục các chính phủ thiết lập một cơ quan chịu trách nhiệm thu phí tuyển dụng từ người lao động trước khi chuyển cho các công ty tuyển dụng nhằm ngăn chặn việc lạm thu phí đối với người lao động.

Vicky Kanyoka, điều phối viên của Liên đoàn Người giúp việc quốc tế ở khu vực châu Phi, cho biết, người giúp việc ở châu Phi cũng đang phải đối mặt với tình trạng bạo hành tương tự như phải làm việc quá sức, không có ngày nghỉ và thậm chí không được trả lương. Còn theo Sonia Rani, một đại diện của Sewa Bharat, tổ chức bảo vệ quyền của người lao động nữ ở Ấn Độ, cảnh báo một số phụ nữ còn bị chủ nhà hãm hiếp. Bà nói: "Họ không có cảm giác an toàn. Họ phải đối mặt với rất nhiều hành vi lạm dụng tình dục, thể chất và tinh thần. Họ không có ngày nghỉ và không được nghỉ ngơi. Một số còn không được trả lương".

Số người giúp việc nước ngoài chiếm khoảng 3% dân số Hongkong. Năm 2013, Hongkong có khoảng 320.000 người giúp việc nước ngoài, trong đó có 50% đến từ Philippines, 47% đến từ Indonesia, và 3% còn lại đến từ các nước như Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka

Trường Minh (tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文