Tranh cãi về danh sách "quốc gia tiền bẩn" của châu Âu

11:01 24/02/2019
Ủy ban châu Âu (EU) đã bổ sung Ả Rập Saudi, Panama, Nigeria và các khu vực tài phán khác vào danh sách đen các quốc gia được coi là mối đe dọa vì các biện pháp kiểm soát lỏng lẻo đối với tài trợ khủng bố và rửa tiền, các nhà lãnh đạo EU cho biết hôm 13-2.


Động thái này là một phần của nỗ lực chống rửa tiền sau một số vụ bê bối tại các ngân hàng EU, nhưng đã bị một số nước EU chỉ trích trong đó có Anh, do lo lắng về mối quan hệ kinh tế của họ với các quốc gia bị nêu tên, đặc biệt là Ả Rập Saudi.

Chính phủ Ả Rập Saudi cho biết họ rất hối tiếc về quyết định của EU, trong một tuyên bố do Saudi Press Agency đưa ra, viết thêm: “Cam kết của Ả Rập Saudi về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là ưu tiên chiến lược”. Trong khi đó, Panama nói rằng đất nước này nên được loại bỏ khỏi danh sách bởi vì gần đây họ đã áp dụng các quy tắc mạnh mẽ hơn để chống rửa tiền.

Bất chấp áp lực để loại trừ Riyadh khỏi danh sách, EU đã quyết định đưa tên vương quốc này. Ngoài thiệt hại về mặt uy tín, việc đưa vào danh sách làm phức tạp các mối quan hệ tài chính với EU. Các ngân hàng trong khối sẽ phải thực hiện kiểm tra bổ sung đối với các khoản thanh toán liên quan đến các thực thể từ các khu vực pháp lý được liệt kê. Danh sách này bao gồm 23 khu vực pháp lý, tăng từ 16 khu vực trước đó. Ủy ban EU cho biết họ đã bổ sung các khu vực pháp lý với những thiếu sót chiến lược trong việc chống rửa tiền và chống lại chế độ tài trợ khủng bố.

Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.

Những khu vực mới khác trong danh sách gồm: Libya, Botswana, Ghana, Samoa, Bahamas và 4 lãnh thổ Mỹ: Samoa, quần đảo Virgin, Puerto Rico và đảo Guam. Các quốc gia bị liệt kê khác là: Afghanistan, CHDCND Triều Tiên, Ethiopia, Iran, Iraq, Pakistan, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia và Yemen. Các nước vừa được xóa khỏi danh sách gồm: Bosnia, Guyana, Lào, Uganda và Vanuatu.

Xấu cho kinh doanh?

28 quốc gia thành viên EU hiện có một tháng, hoặc có thể được gia hạn thành 2 tháng, để chứng thực danh sách này. Ủy viên tư pháp EU, bà Vera Jourova, người đề xuất danh sách này, phát biểu trong một cuộc họp báo là bà tin các nước sẽ không chặn nó. Bà Vera cho biết đây là hành động cấp bách vì rủi ro đang lan rộng như cháy rừng trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhưng mối quan tâm vẫn còn. Anh, nước dự định rời khỏi EU vào ngày 29-3 tới, cho biết danh sách này có thể khiến các doanh nghiệp nhầm lẫn bởi vì nó tách khỏi danh sách nhỏ hơn do Lực lượng Đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) biên soạn, là công cụ thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu để chống lại nạn rửa tiền. Danh sách FATF bao gồm 12 khu vực pháp lý - tất cả đều nằm trong danh sách đen của EU - nhưng không bao gồm các lãnh thổ của Ả Rập Saudi, Panama và Mỹ. FATF sẽ cập nhật danh sách vào tuần tới.

London đã dẫn đầu một cuộc phản kháng chống lại danh sách EU trong những ngày qua, và tại các cuộc họp kín nước này đã thúc giục việc loại trừ Ả Rập Saudi, theo Reuters. Vương quốc giàu dầu mỏ là nhà nhập khẩu lớn hàng hóa và vũ khí từ EU và một số ngân hàng hàng đầu của Anh có hoạt động tại nước này. Ngân hàng Hoàng gia Scotland là ngân hàng châu Âu có doanh thu lớn nhất ở Ả Rập Saudi, với khoảng 150 triệu euro trong năm 2015, theo dữ liệu công khai.

HSBC là ngân hàng châu Âu thành công nhất tại Riyadh, đã báo cáo lợi nhuận 450 triệu euro vào năm 2015 tại vương quốc này, theo dữ liệu công khai được công bố theo quy định của EU. “Phát ngôn viên của Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hợp tác với Ủy ban EU để đảm bảo rằng danh sách này có hiệu lực mang lại sự chắc chắn cho các doanh nghiệp và có hiệu quả nhất có thể trong việc giải quyết vấn đề tài chính bất hợp pháp”, phát ngôn viên của Kho bạc Anh cho biết.

Bỏ sót “máy rửa tiền”

Các tiêu chí được sử dụng cho các quốc gia trong danh sách đen bao gồm các biện pháp trừng phạt yếu đối với hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, không đủ hợp tác với EU về vấn đề này và thiếu minh bạch về quyền lợi các chủ sở hữu của các công ty và quỹ tín thác. 5 trong số các quốc gia được liệt kê đã được đưa vào danh sách đen các thiên đường thuế riêng biệt của EU. Đó là Samoa, Trinidad và Tobago và 3 lãnh thổ Mỹ gồm Samoa, đảo Guam và quần đảo Virgin.

Các nhà phê bình cho biết danh sách này không bao gồm một số quốc gia liên quan đến vụ bê bối rửa tiền ở châu Âu. Một số “máy rửa” tiền bẩn lớn nhất vẫn còn thiếu. Những lãnh thổ này bao gồm Nga, London và các vùng lãnh thổ ngoài khơi của nó, cũng như Azerbaijan, nhà lập pháp Greens Sven Giegold thuộc Ủy ban đặc biệt của Nghị viện Châu Âu về các tội phạm tài chính, cho biết. Ủy ban EU sẽ tiếp tục theo dõi các khu vực pháp lý khác chưa được liệt kê. Trong số các quốc gia sẽ được giám sát chặt chẽ có Mỹ và Nga.

Mỹ phản đối

Bộ Tài chính Mỹ hôm 13-2 cho biết rằng họ có thể bỏ qua một danh sách đen các điểm nóng về tiền bẩn của EU. Nhưng họ có những lo ngại đáng kể về nội dung của danh sách, rằng việc xây dựng danh sách là thiếu sót. Họ không mong đợi các tổ chức tài chính của Mỹ dùng danh sách của EU khi họ thực hiện tuân thủ chống rửa tiền.

Theo Bộ Tài chính, FATF mới là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu để chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. FATF được tạo ra bởi nhóm 7 nước công nghiệp (G7) vào năm 1989. Cơ quan này đã lập một danh sách các khu vực pháp lý có rủi ro cao. FATF tiến hành đánh giá ngang hàng các quốc gia để đánh giá các chế độ pháp lý chống rửa tiền và chống khủng bố của họ. Các quốc gia không thực hiện các tiêu chuẩn có nguy cơ bị coi là khu vực pháp lý có rủi ro cao hoặc không hợp tác, khiến các quốc gia đó khó giao dịch hơn với hệ thống ngân hàng của các quốc gia thành viên FATF.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết Ủy ban châu Âu đã không đưa ra các đánh giá chuyên sâu, chỉ đưa ra các khu vực tài phán bị ảnh hưởng để xác định quyết định, nói với các khu vực pháp lý mà họ sẽ đưa vào chỉ vài ngày trước khi thông báo và không cho họ cơ hội có ý nghĩa để thách thức việc đưa họ vào danh sách. 

Tuy nhiên, độ tin cậy của quy trình FATF cũng ngày càng bị nghi ngờ, Tom Keatinge, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tội phạm Tài chính tại Viện Dịch vụ Hoàng gia, một nhóm chuyên gia về an ninh và quốc phòng cho biết.

Ông Keatinge đã chỉ ra một trường hợp gần đây liên quan đến Pakistan, trong đó Mỹ đã đối đầu với Ả Rập Saudi về việc trừng phạt Islamabad về những gì họ coi là không hành động chống lại những kẻ khủng bố hoạt động trên đất của mình, với chiến thắng của Washington. Theo các báo cáo truyền thông địa phương, những nỗ lực của Pakistan để thoát khỏi danh sách theo dõi của FATF đang diễn ra.

Washington cũng bác bỏ việc đưa các lãnh thổ của Mỹ vào danh sách, nói rằng khuôn khổ pháp lý của Mỹ chống rửa tiền cũng được áp dụng cho các khu vực pháp lý đó. Bộ Ngoại giao Mỹ đã không có được bất kỳ cơ hội có ý nghĩa nào để thảo luận về cơ sở bao gồm các lãnh thổ được liệt kê của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Hòn Rồng

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh điều tra và các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với quy mô đặc biệt lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng; liên quan trực tiếp hơn 9.000 người, trong đó có hơn 7.000 người Việt Nam và hơn 2.000 người Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.

Ngày 21/5, Thiếu tướng Đặng Trọng Cường, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác Công an tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình, người thân đồng chí Lò Văn Tân (SN 1984, là Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT cơ sở tại tiểu khu Ít Bon, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 21/5, tại Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 trong CAND đã được Cục Công tác Chính trị Bộ Công an chỉ đạo Ban Công đoàn CAND triển khai tổ chức.

Vào khoảng 10h30 ngày 21/5, do mâu thuẫn cá nhân, Võ Thế Hùng (SN 1982, trú thôn Tân Trại 1, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dùng dao đâm vào vùng ngực ông Nguyễn Trung T (SN 1962, ở cùng thôn) khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

Chiều nay 21/5, Công an tỉnh Phú Yên nhận được bức thư của chị Đoàn Thị Diễm N (SN 1992, trú ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) cảm ơn Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên và Công an xã Suối Bạc đã nỗ lực truy tìm, giải cứu chị gái của mình thoát khỏi bẫy lừa “việc nhẹ, lương cao”.

Ngày 21/5, Công an TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, động viên và trao 50 triệu đồng tặng gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Công an đã anh dũng hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ tham gia phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 21/5, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ và sông Hàn, áp dụng từ năm 2025 đến năm 2030 nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường và giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Chiều nay (21/5), UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, vừa xảy ra vụ nổ tại Công ty SGI Vina chuyên sản xuất nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B (đóng tại KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) làm 12 người bị bỏng, bị thương.

Ngày 21/5, Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Z.B, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm giảm cân X1000 do DJ Ngân 98 quảng cáo. Địa chỉ công ty được ghi nhận tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số địa phương. Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.