Tranh chấp Kashmir lại khiến quan hệ Ấn Độ - Pakistan gia tăng căng thẳng

21:10 21/10/2019
Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Pakistan tại ranh giới phân chia Kashmir...


Ngày 20-10 trở thành ngày đẫm máu nhất tại Kashmir kể từ khi Chính phú Ấn Độ thu hồi trạng thái tự trị đặc biệt của vùng đất này khi các cuộc đụng độ quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan dọc đường ranh giới phân chia ở Kashmir (LoC) đã khiến 9 người thiệt mạng. Đây là một trong những vụ việc gây chết người nhiều nhất trong năm nay diễn ra tại LoC, nơi 2 bên thường có các cuộc đụng độ với vũ khí hạng nhẹ và hỏa lực.

Đại tá Rajesh Kalia, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cho biết phía Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn mà không có nguyên nhân. "Binh sĩ của chúng tôi đã đáp trả mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng nề và thương vong cho kẻ thù", ông Kalia nói thêm.

Trong khi đó, Pakistan cũng tuyên bố rằng Ấn Độ tấn công trước mà không có nguyên nhân, và cố tình nhắm vào thường dân. Thiếu tướng Asif Ghafoor, phát ngôn viên lực lượng vũ trang Pakistan, cho biết họ đã đáp trả "hiệu quả", tiêu diệt 9 binh sĩ Ấn Độ, làm bị thương nhiều người khác và phá hủy 2 boongke. "Quân đội Ấn Độ sẽ luôn nhận được sự đáp trả thích hợp", ông Ghafoor tuyên bố.

Binh sĩ Ấn Độ tại khu vực Kashmir.

Quan hệ giữa 2 nước xấu đi trong thời gian gần đây khi ngày 5- 8,  Chính phủ Ấn Độ đã công bố sắc lệnh bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp quy định quy chế đặc biệt đối với bang Jammu và Kashmir, đồng thời trình dự luật tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang gồm Ladakh cùng Jammu & Kashmir, viện dẫn các hoạt động khủng bố xuyên biên giới trong bang Jammu & Kashmir.

Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Hiện Kashmir được chia thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir. 

Sau khi được Quốc hội thông qua, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã ký ban hành Đạo luật chia tách bang Jammu và Kashmir 2019. Theo đạo luật trên, hai vùng lãnh thổ liên bang là Ladakh - không có cơ quan lập pháp - cùng Jammu và Kashmir - có cơ quan lập pháp - sẽ chính thức được thành lập từ ngày 31-10 tới.  

Đối với Ấn Độ, bước đi này được cho là những tính toán chiến lược của Thủ tướng Modi nhằm giải quyết vấn đề quy chế pháp lý của Kashmir, tranh thủ lấy lòng các đảng phái Hindu theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và quan trọng hơn là việc ngăn chặn các tác động cực đoan từ các nhân tố bên ngoài (ám chỉ Pakistan). Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh việc chấm dứt quy chế đặc biệt tại Kashmir là vấn đề nội bộ, để chính phủ có thể kiểm soát tốt hơn tình hình tại đây. 

Trong các động thái đáp trả, Pakistan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao, đình chỉ hoạt động thương mại song phương với Ấn Độ và đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc. Islamabad đồng thời đình chỉ dịch vụ xe buýt hữu nghị tuyến Lahore - Delhi, cũng như tất cả các tuyến đường sắt kết nối với nước láng giềng này và cấm chiếu phim hay biểu diễn các loại hình nghệ thuật của Ấn Độ.

 Ngày 10-8, Pakistan tuyên bố, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, nước này sẽ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một bản kiến nghị việc Ấn Độ bãi bỏ quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ Kashmir do New Delhi kiểm soát. Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi khẳng định Islamabad không tìm giải pháp quân sự cho vấn đề Kashmir.

Binh lính Ấn Độ tuần tra gần ranh giới LoC.

Ngày 16-8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức một cuộc họp kín để thảo luận về căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan liên quan đến vấn đề Kashmir. Tuy nhiên, cuộc họp đã kết thúc mà không đạt được sự đồng thuận rõ ràng nào. Ba Lan, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của HĐBA LHQ trong tháng 8, đã từ chối đưa ra thông báo do quan điểm bất đồng giữa các quốc gia thành viên. 

Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Dmitry Polyanskiy - Phó Đại diện thường trực Nga tại LHQ cho biết, tại cuộc họp, Trung Quốc cho rằng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở vùng Kashmir là một vấn đề quốc tế, trong khi đó, các nước thành viên khác của HĐBA LHQ coi đây là vấn đề song phương.

Trong khi đó, phát biểu sau cuộc họp, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun cho biết các thành viên của HĐBA LHQ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Jammu và Kashmir. Theo quan chức này, quan điểm chung của các nước thành viên là kêu gọi những bên liên quan kiềm chế, không đưa ra các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng khu vực. 

Phản ứng quyết liệt của Pakistan và cả Ấn Độ hiện nay cho thấy vấn đề Kashmir như một "mồi lửa" có thể thổi bùng mọi mâu thuẫn giữa 2 cường quốc Nam Á. Và điều đáng lo ngại hơn là mồi lửa ấy có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột mang tính khu vực, khi đang xuất hiện các nhân tố mới tác động vào vụ việc. 

Quý Đức

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Ngày 8/1, Đảng bộ Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đơn vị được Tỉnh ủy và Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức đại hội điểm, nhiệm kỳ 2025-2030. 

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文