Triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm người nước ngoài lừa đảo

09:24 21/06/2016
Sau gần một năm tạm lắng xuống, thời gian gần đây, loại hình tội phạm người nước ngoài lừa đảo người dân trong nước lại manh nha trở lại. Lúc thì chúng giả danh cán bộ cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an các TP Hà Nội, Hồ Chí Minh hù dọa yêu cầu người dân phải nộp tiền vào tài khoản của chúng để gỡ tội.


Lúc lại giả bộ kết bè bạn trên mạng để giới thiệu các chương trình bốc thăm may mắn có quà tặng dạng khủng mang tầm toàn cầu để gạ gẫm những người nhẹ dạ cả tin... Với cái bẫy cũ rích ấy song cũng vì cả tin, hám lợi mà  rất nhiều người mắc phải...

1. Thượng tá Cao Xuân Lợi - Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự, quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Hồ Chí Minh cho biết: Ngay sau Tết Nguyên đán 2014, đơn vị liên tục nhận được nhiều tin báo, tố giác tội phạm của các bị hại về việc bị các băng nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Không thể để cho người dân tiếp tục bị lừa, lãnh đạo Phòng đã giao cho Đội 8 cử ngay trinh sát vào cuộc.

Chỉ trong thời gian ngắn, đã xác định được đây là loại hình tội phạm mới do các đối tượng người Đài Loan cầm đầu. Để thực hiện các vụ lừa đảo, trước đó chúng thường qua Việt Nam tuyển dụng lao động người bản địa làm chân rết rồi trực tiếp hướng dẫn những lao động này phương pháp thực hiện các chiêu trò lừa đảo, đồng thời tìm cách thuê một số người đứng tên mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau để khi lừa được thì thực hiện các vụ chuyển tiền lòng vòng qua các tài khoản ấy trước khi được rút ra bằng thẻ ATM.

Nhóm đối tượng lừa đảo người Đài Loan.

Hoàn thành xong công việc tuyển dụng, chúng ra nước ngoài sử dụng công nghệ cao thực hiện các cuộc gọi điện thoại qua mạng internet đến số máy của "con mồi" rồi giả danh là nhân viên tổng đài VNPT thông báo nợ cước điện thoại yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý, hoặc là Thiếu tá, Trung tá Công an đang điều tra vụ án mà chủ nhân của số thuê bao bị tình nghi có liên quan đến tội rửa tiền, mua bán trái phép chất ma túy nên phải nộp vào tài khoản của chúng số tiền hàng tỷ đồng để kiểm tra.

Nếu không nộp tiền ngay thì sẽ thực hiện lệnh bắt giam. Theo thống kê của Phòng PC46 thì từ tháng 1-2014 đến nay, bọn chúng đã thực hiện trót lọt 219 vụ lừa đảo với số tiền lên đến trên 40 tỷ đồng.

Mặc dù phải rất nỗ lực khắc phục rào cản về ngôn ngữ để tìm hiểu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm người Đài Loan, nhưng chỉ mất gần một tháng sau ngày ra quân, các trinh sát Đội 8, Phòng PC46 đã triệt phá thành công vụ án đầu tiên, tóm gọn Yang Yu, Lê Văn Ngôn cùng đồng bọn khi chúng đang thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Trịnh Thị Thảo tại số nhà 228/29 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, quận Gò Vấp vào ngày 17-2-2014.

Sau đó trong hai tháng 3 và 4-2014, lực lượng Công an còn triệt phá thêm 10 vụ lừa đảo khác, nhưng đặc biệt nhất là vụ Shih Pao Yu, Hsieh Ming Chi cấu kết với các đối tượng người Việt là Châu Vĩ Hiền, Đặng Minh Sang, Nguyễn Quốc Tuấn, Huỳnh Kim Thắng và Nguyễn Thái Phương bị bắt vào ngày 24-2-2014 tại quận 11, TP Hồ Chí Minh.

Theo sự chỉ đạo của Shih Pao Yu, cả bọn đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đến số máy của bà Lê Hồng H. ngụ tại đường Tôn Thất Thiệp, phường 12, quận 11 xưng danh là Công an Hà Nội thông báo về việc bà có liên quan đến đường dây rửa tiền và yêu cầu bà trong vòng 24 giờ phải nộp 170 triệu đồng vào tài khoản của chúng tại ngân hàng VP Bank để kiểm tra. Lo sợ bị bắt, bà Huệ đã mang tiền nộp ngay và chỉ vài giờ sau đó, chúng đã rút hết số tiền này chia nhau.

Các loại thiết bị công nghệ cao mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng.

Ngay chiều hôm ấy (24-2), sau khi nhận được tin báo, các trinh sát Đội 8 phối hợp với Công an quận 11 đã tóm gọn được toàn bộ các đối tượng này nhưng bọn chúng nhất quyết không khai nhận bất cứ nội dung gì liên quan đến hành vi lừa đảo, thậm chí chúng  còn yêu cầu lực lượng Công an phải thả ngay vì chúng là những thương nhân người nước ngoài.

Trải qua nhiều giờ đấu trí căng thẳng, cuối cùng các trinh sát đã buộc Yu cùng đồng bọn phải nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục và tự nguyện cầm bút ký vào biên bản phạm tội. Ngoài ra, chúng còn khai thêm trong ngày hôm ấy, cả bọn còn lừa được của 4 người khác với số tiền 800 triệu đồng.

Cũng theo Thượng tá Cao Xuân Lợi, sau một thời gian tập trung đánh mạnh loại hình tội phạm lừa đảo này, hiện nay ngoài các đối tượng người Đài Loan còn có nhiều đối tượng khác là người Nigeria.Bọn chúng sử dụng chiêu thức mới bằng cách giả bộ là những thương nhân giàu có, ông chủ tập đoàn… đang mở các chương trình quay thưởng trên các đầu số điện thoại, chương trình tặng quà với số tiền thưởng lên đến hàng tỷ đồng để mồi chài những người nhẹ dạ tham gia rồi sau đó tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản của những người này.

Số khác thì giả bộ cặp bồ, sống như vợ chồng với những phụ nữ độc thân lớn tuổi nhưng có nhiều tài sản và đến khi lừa được tiền thì bỏ trốn về nước sinh sống…

2.Theo lời kể của một trinh sát, có lần anh lấy lời khai của một đối tượng người Đài Loan tên Wei, sau nhiều ngày được lực lượng Công an Việt Nam cho ăn uống, nghỉ ngơi rất chu đáo thì đối tượng này đã bật mí về loại hình lừa đảo này.

Theo lời kể của Wei, trước đây cha mẹ hắn đã có thời gian dài sử dụng chiêu trò này để lừa đảo khắp nơi. Đến khi về già, ông truyền lại cho 7 anh em hắn ngón nghề này và dặn anh em chúng tản đi các nước ở khu vực châu Á "làm ăn" và hắn đã chọn sang Việt Nam.

Khi đến TP Hồ Chí Minh để thực hiện hành vi lừa đảo, hắn nghĩ là người Đài Loan thì lực lượng chức năng sẽ khó phát hiện và nếu có phát hiện thì cũng khó xử lý vì hắn không phải chịu sự chế tài của pháp luật nước sở tại. Sau khi thực hiệt trót lọt hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân thì hắn bị lực lượng Công an sờ gáy.

Khi được áp giải vào trại giam, hắn ngoảnh lại nói với điều tra viên rằng, hắn bị bắt thì vẫn còn 6 anh em trong gia đình cùng nhiều đối tượng khác vẫn đang hoạt động lừa đảo tại Việt Nam và cảnh báo rằng sẽ còn nhiều người khác bị lừa.

Cũng theo lời kể của trinh sát này, vào đầu tháng 4-2016, có một người khách tên H đến ngân hàng nơi vợ anh làm việc đưa 20.000USD yêu cầu được mở tài khoản ngoại tệ rồi tiếp tục đòi chuyển 40.000USD cho một đối tượng không rõ lai lịch ở tỉnh Lạng Sơn.

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, vợ trinh sát này đã tìm cách giải thích cho ông khách hiểu và từ bỏ ý định nhưng đã bị ông H mắng trước hàng chục nhân viên dưới quyền rồi bảo: "Tiền của tôi thì tôi chịu trách nhiệm, có mất tiền của cô đâu mà cứ ngăn cản…".

Nhóm đối tượng lừa đảo người Nigeria.

Đến khi không thể thuyết phục được ông H, chị vợ đã nói với ông khách là có chồng làm Cảnh sát điều tra và mời ông đến Đội 8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP. Hồ Chí Minh nhờ anh chồng tiếp tục giải thích.

Sau gần hai tiếng đồng hồ ngồi nghe giảng giải về những âm mưu thủ đoạn của bọn tội phạm lừa đảo, ông H mới tỉnh cơn mê và kể cho điều tra viên này về quá trình vướng bẫy của mình. Theo ông H, một ngày đầu tháng 4-2016, đang lướt mạng thì ông nhận được một bức thư điện tử của một người đàn ông Đài Loan xin làm quen. Sau nhiều lần thư từ qua lại, biết người khách Việt Nam là người giàu có, đối tượng người Đài Loan đã giới thiệu là doanh nhân thành đạt và ông ta có một công ty đa quốc gia đang muốn quảng bá thương hiệu thông qua hình thức bốc thăm may mắn với giải thưởng hàng trăm ngàn USD.

Người tham gia chỉ cần gửi số điện thoại để làm cơ sở bốc thăm và khi trúng giải thì phải mở tài khoản ở một ngân hàng mà chúng chỉ định rồi gửi các chứng từ ngân hàng để chúng xác định, sau đó sẽ gửi quà trong vòng vài ba ngày.

Hám lời nên khi nghe thông báo trúng thưởng ông H đã đến ngân hàng Sacombank nộp 20.000USD để mở tài khoản và hai ngày sau có một người đàn ông người Việt Nam đến nói là nhân viên chuyển phát nhanh thông báo ông có quà tặng từ một người Đài Loan gửi bằng đường hàng không nhưng hiện đang bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại.

Để chắc ăn, ông H gọi điện thoại cho "ông bạn" người Đài Loan thì được người này xác nhận có gửi một va ly 400.000USD cho ông và còn chụp ảnh chiếc va ly đầy tiền gửi mail cho ông xem. Sau đó người Đài Loan này nói để nhận được va ly trên, ông ra sân bay tìm cách lo lót cho Hải quan để nhận tiền, nếu không quen thì chuyển cho hắn 40.000USD để hắn lo lót giúp.

Hắn còn biạ ra chuyện có người thân là hải quan Đài Loan có bạn làm sếp hải quan ở sân bay Tân Sơn Nhất nên dễ nói chuyện. Tin lời đường mật của "ông bạn" Đài Loan, đồng thời nghĩ chỉ phải bỏ ra 40.000 USD mà được nhận đến 400.000 USD nên ông tức tốc đến ngân hàng dự định chuyển tiền. Cũng may là nhân viên ngân hàng là vợ của Cảnh sát điều tra nên đã kịp thời khuyên can và giúp ông thoát khỏi cạm bẫy của bọn lừa đảo.

Các loại thiết bị công nghệ cao mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng.
Các loại thiết bị công nghệ cao mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng.
Đức Cương

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文