Trung Phi:

Nhiều trẻ em bị cưỡng bức đi lính

10:05 01/09/2016
Một bản tin được đăng tải trên trang web của tổ chức Thomson Reuters Foundation, có tựa đề "Điều cần thiết đối với các cựu binh trẻ em tại Cộng hòa Trung Phi là bút viết thay vì giết chóc".


Nội chiến tại Cộng hòa Trung Phi bùng nổ vào năm 2012, khi một nhóm người Hồi giáo Seleka nổi dậy chống lại quân chính phủ, và tiến chiếm thủ đô Bangui chỉ trong vòng 3 tháng. Lực lượng Seleka đã gieo rắc bạo lực và tàn phá kinh hoàng tại những nơi mà họ đi qua. Chính vì vậy, một lực lượng dân quân khác có tên Anti-Balaka được thành lập, với đa số là người Cơ đốc giáo, nhằm trả thù những người theo đạo Hồi, dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến.

Một bản tin được đăng tải trên trang web của tổ chức Thomson Reuters Foundation, có tựa đề "Điều cần thiết đối với các cựu binh trẻ em tại Cộng hòa Trung Phi là bút viết thay vì giết chóc". Báo Epoch Times ngày 15/8 cho hay. Điều này phần nào cho thấy bi kịch của nhiều nạn nhân trẻ em bị rơi vào vòng xoáy của bạo lực và xung đột tại Cộng hòa Trung Phi - một trong số 7 quốc gia nghèo nhất thế giới theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.

Bản tin đề cập đến trường hợp của Josephine, năm nay 14 tuổi. Trước ngày sinh  12 tuổi của em, hai người chú ruột của Josephine đã bị những kẻ ăn trộm gia súc có vũ trang sát hại tại khu vực biên giới phía Nam Cộng hòa Trung Phi. Kể từ lúc ấy, trong đầu cô bé chứa đầy ý nghĩ phải báo thù.

Josephine dễ dàng trở thành đối tượng chiêu mộ của hầu hết các nhóm dân quân Cơ đốc giáo. Họ chiến đấu chống lại các tay súng thuộc bộ tộc Hồi giáo Peul tại khu vực Ouaka ở phía đông nước này. Josephine kể lại rằng, "Những kẻ thuộc bộ tộc Peul đã giết chết các chú của cháu, vì vậy cháu nhất định phải báo thù. Nhiệm vụ của bọn trẻ chúng cháu là đảm nhận việc chặt đầu thi thể của những binh lính kẻ thù". Josephine là một trong những trẻ em được Anti-Bakala chiêu mộ để tăng cường đội ngũ chiến binh của lực lượng này.

Bé gái cũng bị cưỡng bức đi lính.

Vào lúc đỉnh điểm của cuộc xung đột năm 2013, có đến 42 trẻ em trong lữ đoàn 111 binh sĩ mà Josephine tham gia. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho biết số trẻ em bị Anti-Bakala bắt làm nô lệ, chiến binh hoặc trở thành lá chắn sống lên đến 10.000 em có độ tuổi dưới 16. Tuy nhiên, theo UNICEF, đến nay tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi tham gia các phe nhóm vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi đã giảm mạnh sau khi một hiệp ước được ký kết tại Bangui hồi tháng 5 năm nay.

Theo đó, các phe phái vũ trang đồng ý giải ngũ các binh lính trẻ em, một phần trong quá trình chuyển đổi hướng tới cuộc tổng tuyển cử dự định diễn ra vào ngày 27/12 sắp tới. Hơn 5.000 trẻ em đã được các nhóm vũ trang trả tự do gần đây.

Josephine là một trong số 1.300 em được thả như một phần trong chương trình năm 2015 của UNICEF. Cô bé có hai sự lựa chọn, đi học trở lại hoặc bắt đầu một công việc nào đấy. Cuối cùng, Josephine đã chọn đi học. Theo ước tính của Liên hợp quốc, bạo lực tại Cộng hòa Trung Phi đã khiến ít nhất 5.000 người thiệt mạng, gần 440.000 người phải di tản sang các khu vực khác trong nước, và 190.000 người phải xin tị nạn tại các quốc gia láng giềng.

Binh lính từ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và phái bộ châu Âu đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em ở cộng hòa Trung Phi. Một số em cho biết những tên lính này ép quan hệ để đổi lấy thức ăn.

Cuộc điều tra được Liên hợp quốc tiến hành cho thấy, những binh lính gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, thành viên của phái bộ châu Âu và quân lính thuộc đơn vị Sangaris (Pháp) bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.

Hai em nhỏ cho biết, đã bị cưỡng hiếp bởi quân của Liên minh châu Âu (EUFOR). Các em được trả tiền để quan hệ tình dục với những tay lính này. 4 trẻ em ở thời điểm xảy ra vụ việc tuổi từ 14 đến 16. Liên hợp quốc ngay sau đó cũng công bố danh tính những binh lính. Họ đến từ Bangladesh, Ma-rốc, Nigeria, Senegal và Congo. Các điều tra viên cũng thẩm tra hai em nhỏ bị hiếp dâm bởi đơn vị Sangaris.

"Những em nhỏ này buộc phải quan hệ tình dục với lính Pháp để được nước uống và một gói bánh quy", đoạn thông báo viết. "Các em nữ và thậm chí là em trai 9 tuổi đã bị lạm dụng tình dục cùng một cách thức. Hành vi này do những binh lính Pháp thực hiện".

6 vụ lạm dụng tình dục này xảy ra ở khu trại dành cho những người vô gia cư ở M'Poko, gần sân bay Bangui, cộng hòa Trung Phi. Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Zeid Ra'ad al-Hussein cho biết "những vụ việc này phải được điều tra cẩn thận và nghiêm túc".

Trường Minh (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文