Trung Quốc:

Hãi hùng trà sữa trân châu làm từ đế giày, săm lốp và bỉm trẻ em

14:00 07/11/2015
Trà sữa trân châu là thức uống hiện được giới trẻ ưa thích. Nhưng theo công bố Đài truyền hình Sơn Đông, Trung Quốc, hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da.
Năm 2012, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về "trà sữa giày da" của Trung Quốc đã khiến nhiều người khiếp sợ. Đây là lần đầu tiên mọi người nghe nói tới việc giày da cũ lại có thể làm trà sữa trân châu. Cảnh sát vào cuộc, sự thực đã được phanh phui. Sự việc tạm lắng, song gần đây nó lại tái diễn, thậm chí còn bùng nổ ở nhiều địa phương Trung Quốc.

Thông tin "trà sữa giày da" đã được các trang web của Trung Quốc đăng tải, sau đó đã được kiểm chứng bởi phóng viên của kênh truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Phóng viên này sau khi uống trà sữa trân châu một khoảng thời gian ngắn phải vào viện làm CT (chụp cắt lớp). Bác sĩ đã phát hiện có hơn 20 cục nhỏ màu trắng đọng lại trong dạ dày của người này.

Hạt trân châu được làm từ đế giày.

Thầy thuốc cho biết, bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì ngay cả chủ tiệm trà hay người giao buôn cũng không biết rõ. Một số nói rằng, khoai môn là nguyên liệu chính, số khác khẳng định là sắn dây và vài cửa hàng trả lời là "không biết".

Những người này đều khẳng định rằng, đồ uống của họ hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thực khách và hãy yên tâm dùng tiếp. Tuy nhiên, một nhân viên đã làm việc tại tiệm trà sữa ở Thanh Đảo, Sơn Đông cho biết: "Trân châu ư? Nói trắng ra đi, chúng được làm từ giày da cũ và săm lốp xe bỏ đi chứ làm bằng gì nữa?".

Phóng viên này đã mang những hạt trân châu mua ngoài chợ đến một cơ sở kiểm nghiệm chuyên nghiệp để tìm hiểu. Kết quả là, rất khó để tìm ra được thành phần làm ra những hạt trân châu này, nhưng có thể khẳng định chắc chắn là, chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó. Đây cũng có thể là nguyên nhân của việc mấy năm gần đây, bệnh nhân bị sỏi đường tiêu hóa tăng lên nhiều tại Trung Quốc.

Ví dụ, vào tháng 3/2012, một người đàn ông ở tỉnh Chiết Giang sau khi uống trà sữa trân châu đã bị tắc ruột, cuối cùng phải phẫu thuật để lấy ra. Nguyên nhân là do những người kinh doanh phi pháp, không có đạo đức đã chiết xuất gelatin (một chất thường được lấy từ da lợn và xương gia súc để làm nguyên liệu làm đông trong thực phẩm) từ giày da cũ và săm lốp cao su bỏ đi để làm trân châu. Việc chiết xuất gelatin từ những thứ này rẻ hơn nhiều so với gelatin ăn được.

Ảnh chụp những viên trân châu không thể tiêu hóa trong dạ dày.

Nhưng chất này ngoài chứa một hàm lượng lớn kim loại có hại cho cơ thể con người như crôm thì còn chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn khác. Crôm sẽ phá hủy xương và tế bào gốc tạo máu của con người. Nếu người nào ăn nhiều trong khoảng thời gian dài sẽ dễ bị loãng xương và ung thư. Nói chung, quá trình có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người xảy ra tương đối chậm, bình thường khoảng hai năm mới biểu hiện ra ngoài. Có lẽ khách tới Trung Quốc ít còn ai dám uống trà sữa trân châu nữa!

Thực tế, không ít người Trung Quốc đã hứng chịu hậu quả từ việc ăn trân châu. Hồi năm 2012, một cậu bé ở tỉnh Chiết Giang đã uống sữa trân châu và bị tắc ruột, cuối cùng phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp khác, một cô gái ở Giang Tô sau khi uống rượu cũng ăn trân châu và dạ dày sau đó bị kết dính. Hồi năm 2011, hãng thông tấn CNA Đài Loan cho biết, ở Thâm Quyến đang khá thịnh hành một loại đồ uống đó là trà sữa trân châu.

Tuy nhiên, thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Theo điều tra của cơ quan chức năng, sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ như vậy là do hầu hết các quán này không dùng sữa, cũng chẳng dùng trà hay hoa quả gì, mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.

Trường Minh (tổng hợp)

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sáng 12/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và nghiệp vụ công tác Đảng trong CAND. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu khai mạc.

Sau gần 2 tháng thực hiện tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại, Cơ quan CSĐT 2 cấp Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố 6 vụ án/31 bị can để điều tra về các tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ hơn 9,7 tấn Xyanua, 315 kg axit Sulfuric, 105 kg axit Clohidric cùng nhiều tang vật có liên quan; khẩn trương truy xét các đầu mối tiêu thụ Xyanua tại nhiều tỉnh, thành, thu hồi 313,5 kg Xyanua được mua bán trái phép…

Ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đây vụ án gây xôn xao dư luận trên 40 năm qua, đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.

Chiều 12/11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang cho biết, đã làm việc với ông Trần Hữu Tân (SN 1991) và tiến hành đình chỉ hoạt động của bến thủy không phép cạnh cầu Cửa khẩu Giang Thành (tại ấp Hòa Khánh, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).

Xuất phát từ chuyện mâu thuẫn cá nhân, sau giờ chào cờ đầu tuần, 2 nam  sinh cùng 2 nữ học sinh xông vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, hai nam  sinh đã dùng vật sắc nhọn (nghi là dao) đâm 2 nữ sinh trọng thương.

Những ngày qua, một đoạn clip dài 1 phút 15 giây, ghi lại cảnh một đám ăn hỏi ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện trên mạng xã hội thu hút rất nhiều người xem và bình luận. Trong clip này, một người phụ nữ xưng là mẹ của cô dâu đã tuyên bố cho con gái cưng của hồi môn sau đám cưới là 600 công đất (60ha), trị giá 90 tỷ đồng.

Tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng phương tiện đông, lòng đường hẹp, mặt đường lồi lõm và đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, tiềm ẩn loạt nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. 

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, đại diện Ban QLDA Thăng Long (đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý, thực hiện dự án) cho biết, thời điểm hiện tại, Ban đã làm việc với đơn vị tư vấn triển khai thiết kế lập dự án theo lệnh khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文