Trung Quốc:

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cảnh sát bắt giữ tội phạm

07:01 16/05/2019
Với dân số lên đến 1,4 tỷ người, việc săn lùng tội phạm ở Trung Quốc khó khăn chẳng khác nào "mò kim đáy bể". Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào công nghệ nhận dạng khuôn mặt, lực lượng thực thi pháp luật ở đây đã gặt hái được kết quả khả quan trong việc đó.


Không còn là viễn tưởng

Ngoài kính thông minh cho cảnh sát, tập đoàn công nghệ Xloong cũng phát triển mũ bảo hiểm thông minh cho quân đội, cảnh sát. Ngoài chức năng bảo vệ đầu, nó còn mở rộng tính năng khác như giám sát bằng công nghệ AR (thực tế ảo), viễn thông, gắn thẻ địa lý, chế độ nhìn đêm. Công ty đã ký được một hợp đồng trị giá hàng triệu tệ với Tập đoàn quốc phòng Trung Quốc Norinco (China North Industries Group), cung cấp các mũ bảo hiểm thông minh này. 

Các khách hàng cấp nhà nước khác bao gồm Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, Bộ Công an. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc, quốc gia đông dân này đã chi ra số tiền cho an ninh nội địa nhiều hơn phòng vệ nước ngoài trong năm 2017, 184 tỷ USD so với 150 tỷ USD.

Cảnh tượng dùng kính thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để bắt giữ tội phạm xuất hiện trong nhiều bộ phim Hollywood. Bây giờ, nó đã thành hiện thực ở Trung Quốc.

Trung Quốc tận dụng nhận diện khuôn mặt để giám sát nơi công cộng.

Công ty Xloong có trụ sở tại Bắc Kinh đã làm riêng cho cảnh sát một bộ kính thông minh mới. Sử dụng công nghệ thực tế tăng cường, cảnh sát có thể truy cập theo thời gian thực các thông tin như khuôn mặt, mã ID, biển số xe,... được liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia. 

Công ty cho biết chiếc kính này giúp cảnh sát tìm ra những kẻ tình nghi hiệu quả hơn. Chiếc kính cũng được sử dụng bởi các nhà thực thi pháp luật tại trạm kiểm soát sân bay, đường cao tốc. Sáu cơ quan an ninh địa phương khác cũng đang trang bị những sản phẩm tương tự, ở Bắc Kinh, Thiên Tân và khu tự trị Tân Cương.

Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit ước tính, vào năm 2017 có 176 triệu camera giám sát đang hoạt động ở các nơi công cộng và riêng tư, trong khi ở Mỹ chỉ có 50 triệu. Nhờ nhu cầu khổng lồ này, Hikvision và Dahua là những hãng sản xuất camera an ninh lớn nhất thế giới.

Thực hiện hơn 1 tỷ phép đối chiếu/ngày

Trung Quốc rất nổi tiếng với hệ thống giám sát dựa trên khuôn mặt Skynet. Một tiết lộ mới đây cho thấy, công nghệ này đã giúp Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ hơn 10.000 tội phạm trong bốn năm qua.

Theo báo SCMP, Cloudwalk, một start-up (công ty khởi nghiệp) có trụ sở tại Quảng Châu được chính phủ đầu tư, tuyên bố họ đã giúp cảnh sát tóm được hơn 10.000 kẻ phạm tội trong hơn bốn năm qua. Hệ thống camera giám sát dày đặc tại hơn 29 tỉnh thành, mỗi ngày thực hiện hơn 1 tỷ phép đối chiếu giữa khuôn mặt người dân với cơ sở dữ liệu của họ.

Chưa hài lòng với kết quả hiện nay, công ty đã hợp tác với phòng nghiên cứu trực thuộc Bộ Công an, thành lập một liên doanh chuyên phân tích dữ liệu video. Mục đích là tạo ra công cụ mạnh mẽ hơn nữa hỗ trợ cho các cảnh sát.

Phóng viên Reuters ghi lại hình ảnh cảnh sát Trung Quốc dùng kính AR thực hiện nhiệm vụ.

Họ không phải hãng duy nhất ở Trung Quốc cung cấp công nghệ này. Đối thủ của Cloudwalk còn có SenseTime Group và Megvii, giúp xây dựng nên mạng lưới giám sát trên toàn Trung Quốc. Dự án có tên “Skynet”, theo đuổi mục tiêu chiến đấu với bọn tội phạm và cảnh báo các thảm họa tiềm năng. Hơn 20 triệu camera giám sát đã được lắp đặt tại các điểm công cộng, trong khi một dự án khác là “Sharp Eye” được tiến hành rộng rãi ở các vùng nông thôn, theo cơ quan nhà nước.

Cloudwalk được thành lập bởi Zhou Xi, một nhà khoa học về thị giác máy tính, vào năm 2015. Ông từng làm việc ở Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia này. Cloudwalk bây giờ là đối tác lớn nhất về trí tuệ nhân tạo với các ngân hàng trong nước. Hơn 400 ngân hàng đều sử dụng công nghệ của họ. Lắp đặt tại các cây ATM, hệ thống thực hiện giám sát 216 triệu giao dịch mỗi ngày. Ngoài ra, nó xuất hiện tại hơn 60 sân bay trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Nguyễn Minh

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

Ngày 13/4, Công an phường 2, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã hoàn tất các thủ tục để chị Phan Thị Thanh Ngọc, cán bộ Phòng NN&MT TP Bảo Lộc trả lại 3,5 tỷ đồng cho một người phụ nữ ở tỉnh Thái Bình do chuyển nhầm.

Các cuộc đối thoại cấp cao giữa Iran và Mỹ tại Oman hôm 12/4 (giờ địa phương) đã diễn ra "tích cực" và "mang tính xây dựng", với tuyên bố từ cả hai bên về triển vọng tiếp tục đối thoại vào tuần tới, Reuters đưa tin.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, Công an TP Hà Nội đã chính thức tiếp nhận bốn nhiệm vụ quan trọng từ các sở, ngành. Đây không chỉ là sự mở rộng về chức năng, mà còn thể hiện quyết tâm của lực lượng Công an Thủ đô trong việc cải cách hành chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文