Trung Quốc:

Triệt tội phạm tạo virus trộm tài khoản

14:10 06/06/2018
Sixthtone ngày 31-5 cho hay, những vụ bắt giữ gần đây của cảnh sát đã hé lộ quy mô của ngành công nghiệp hack/cheat (phần mềm gian lận trong chơi game). 1


5 người đàn ông ở Liên Vân Cảng, Giang Tô vừa bị bắt giữ vì bán hack/cheat có chứa trojan đánh cắp dữ liệu người dùng, khiến một "khách hàng" mất trắng 30 triệu tệ trong tài khoản. 

Còn tháng 4 vừa qua, một người đàn ông sống ở vùng núi hẻo lánh phía nam Phúc Kiến đã bị bắt vì tổ chức mạng lưới bán hack/cheat gồm 30.000 nhà phân phối. 

Một nhân viên trong bộ phận pháp lý của hãng công nghệ Tencent cho biết, việc bán hack/cheat được coi là "phá hoại hệ thống máy tính" theo luật của Trung Quốc, có thể cấu thành tội danh nếu gây ảnh hưởng đến hoạt động của trò chơi.

Lợi nhuận khủng

Thường thì, hack/cheat sẽ do một số "ông lớn" cung cấp bí mật, người dùng sẽ mua chúng trên cơ sở thuê bao với giá khoảng 50 tệ/ngày. 

Phần mềm hack/cheat hoạt động như một dạng ứng dụng của bên thứ ba riêng biệt, người chơi chỉ cần nhập mã đăng ký để kích hoạt rồi đăng nhập vào game. Hack/cheat giúp nhân vật có khả năng tàng hình, chạy nhanh, tay dài... Kiểu gì cũng có. 

Vốn là một game thủ có tiềm năng, Lí lần đầu tiên lập trình hack/cheat để tự giải trí khi còn học đại học. Sau khi tốt nghiệp, anh chàng làm việc trong quân đội trước khi tới định cư ở Thiên Tân với ý định kết hôn sớm.

Khoảng 1 năm trước, một số bạn học của Lí kiếm được bộn tiền nhờ bán hack/cheat cho các game online. Lí cảm thấy bồn chồn vì số lương còm cõi mỗi tháng chẳng thấm vào đâu so với tiền bán hack/cheat. Vì vậy, anh kỹ sư máy tính quyết định dấn thân vào con đường này. 

Ban đầu, Lí gặp khó khăn vì không tìm được khách hàng nhưng chỉ 6 tháng sau, anh chàng đã có cơ sở dữ liệu khách hàng thường xuyên - từ đàn ông, phụ nữ cho tới trẻ nhỏ, họ sẵn sàng chi tiền để giành chiến thắng trong game. 

Khi được hỏi liệu anh ta có cảm thấy tội lỗi vì những gì mình làm không, Lí trả lời: "Nếu bạn không làm điều đó, người khác vẫn sẽ làm thôi, đúng không?".

Số người gian lận cũng như những kẻ bán hack/cheat ở Trung Quốc vẫn là một con số bí ẩn. Tuy nhiên, khảo sát gần đây của hãng bảo mật Irdeto tại 6 quốc gia cho thấy: 55% game thủ Trung Quốc thừa nhận đã sử dụng công cụ gian lận của bên thứ ba vào các trò chơi trực tuyến - tỷ lệ cao nhất trong tất cả các quốc gia trong khảo sát. Thậm chí, cao hơn Hàn Quốc đến 43%. 

Vào tháng 12-2017, sau khi có quá nhiều người chơi PUBG, trò chơi mang nặng tính chiến đấu và sinh tồn cực kỳ hot trong năm qua lẫn thời điểm hiện tại  bất bình về việc có quá nhiều hack/cheat trong game. Brandan Greene, cha đẻ của PUBG, tiết lộ rằng 99% "cheater" (gian lận) đến từ Trung Quốc. 

Thậm chí, một số top-player PUBG ( kẻ chơi cao thủ) trên Steam còn ngang nhiên quảng cáo cho dịch vụ hack/cheat ngay trong profile (lý lịch) của họ. Các nhà phát hành không thể mãi làm ngơ vì hack/cheat đang khiến thị trường của họ chuyển sang màu... xám. 

PUBG cố gắng đánh bại hack/cheat bằng cách phát hành liên tục các bản vá lỗi (patch), buộc những kẻ bán hack/cheat phải liên tục cập nhật và lợi dụng các lỗ hổng khác. 

Còn Steam thì mạnh tay hơn, cấm vĩnh viễn những tài khoản liên quan đến hack/cheat hoặc bị người chơi khác tố cáo. Việc này khiến một số top-player đột nhiên bị ban dù đang live-stream PUBG. 

Nói chung, vẫn chưa có biện pháp nào thực sự triệt để. Trong khi một số kiểu cheat (gian lận) dễ phát hiện như ôtô, thuyền bay, tay dài... Thì những trường hợp khác lại khó phát hiện và dễ gây hiểu lầm.

Theo Lê Anh Phong, Chủ tịch Học viện Esport Hengyi Wenhua ở Nam Kinh, một viên đạn bắn trúng mục tiêu có thể là cheat, cũng có thể do khả năng của game thủ chuyên nghiệp. Phân tích từng khung hình của replay mới có thể phát hiện ra được.

Các game thủ ở Trung Quốc.

Sơ sảy là mất tiền tài khoản

Hacker Lí dành cả đêm để bán những năng lực siêu phàm: Từ đạn đuổi cho đến nhìn xuyên tường (dân dã gọi là hackwall)... Những thứ mà chuyên gia máy tính 29 tuổi rao bán giúp các game thủ không chân chính giành chiến thắng một cách dễ dàng. 

Việc kinh doanh của Lí phát triển cực mạnh, anh ta có thể kiếm từ 10.000 - 30.000 tệ mỗi tháng (khoảng 35 - hơn 100 triệu đồng tiền Việt) từ việc bán hack/cheat, cao hơn hẳn mức lương 8.000 tệ (28 triệu đồng) Lí nhận được hàng tháng. Hack/cheat mà Lí bán ra chủ yếu dành cho PUBG. Lí từ chối cung cấp tên tuổi và nghề nghiệp do các khía cạnh nhạy cảm. 

Lí chỉ là một trong hàng nghìn "techies" đang kiếm lời nhờ bán hack/cheat cho thị trường game Trung Quốc. Ở quốc gia này, việc sử dung hack/cheat không hẳn là bất hợp pháp, tuy nhiên lừa đảo trong giao dịch là việc phổ biến và dĩ nhiên là nó trái với pháp luật. 

Game, ngành công nghiệp tương đối "vô pháp vô thiên" ở Trung Quốc, nạn lừa đảo tràn lan đến nỗi chỉ cần bất cẩn là game thủ có thể mất trắng account game (tài khoản) hoặc hụt tiền trong tài khoản. 

Nguyễn Minh

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.