Trung Quốc trừng trị tội phạm gây ô nhiễm không khí

09:44 05/12/2018
Gần 10 ngày trước (25-11), Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia phải ban bố tình trạng báo động da cam do sương mù dày đặc làm giảm tầm nhìn tại nhiều khu vực ở nước này.

Việc này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ khuyến khích tòa án, cảnh sát lập bộ phận chuyên trách về môi trường, còn các cơ quan chức năng chịu sức ép phải xử phạt những đơn vị gây ô nhiễm không khí. Bởi thiệt hại về ô nhiễm không khí lên tới 38 tỷ USD mỗi năm. 

Theo thống kê mới nhất, từ tháng 1 đến hết tháng 10-2018, hơn 3.500 người đã bị truy tố vì vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, số trường hợp bị đưa ra truy tố hình sự vẫn còn thấp so với gần 130.000 trường hợp vi phạm luật môi trường được ghi nhận trong thời gian kể trên, với tổng số tiền phạt hơn 10,63 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,53 tỷ USD). 

Các cơ quan chức năng Trung Quốc tuyên bố, sẽ không dung thứ đối với các trường hợp vi phạm tội danh môi trường. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nỗ lực thực hiện luật bảo vệ môi trường và cố gắng đảm bảo mọi vi phạm đều bị trừng phạt nghiêm, và động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền nhiều địa phương bị chỉ trích quá coi trọng tăng trưởng kinh tế, nên bỏ qua các doanh nghiệp gây ô nhiễm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường còn cho biết, Trung Quốc đã phạt tù hàng trăm quan chức vì không khắc phục được các vi phạm về môi trường bị phát hiện trong đợt kiểm tra nằm trong chiến dịch chống ô nhiễm do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khởi xướng. 

Được biết, có 4.305 cán bộ (464 quan chức bị giam giữ chờ xử lý hành chính và hình sự) ở 10 tỉnh, thành và khu tự trị đã bị kỷ luật vì không khắc phục được vi phạm. Trước đó, hơn 4.000 quan chức đã bị kỷ luật vì thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. 

Nhiều quan chức tỉnh Giang Tây (thành phố Tân Dư) và tỉnh Hà Nam (thành phố Tín Dương) đã bị kỷ luật vì cố tình làm hỏng thiết bị kiểm soát ô nhiễm để làm giảm chỉ số đọc khí thải. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng từng thông báo, có 70,6% công ty bị kiểm tra vi phạm các tiêu chuẩn môi trường, trong đó phổ biến nhất là gây ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.

Theo công bố kết quả nghiên cứu vừa được các nhà khoa học của Trường Đại học Harvard, Mỹ và một số trường đại học Trung Quốc công bố cho thấy, chất formaldehyde, chủ yếu thải từ xe cộ và các nhà máy hóa dầu, đóng vai trò lớn trong việc gây ô nhiễm khói bụi dày đặc và độc hại vào mùa Đông. 

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, phần lớn lượng sulfur (lưu huỳnh) có trong khói mù là kết quả phản ứng hóa học giữa formol và sulfur dioxide (SO2) được thải ra từ than đốt. Do đó, việc kiểm soát tình trạng này sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí. 

Theo thống kê, hơn 1 triệu người chết mỗi năm ở Trung Quốc vì ô nhiễm không khí. Tờ South China Morning Post dẫn số liệu nghiên cứu từ Đại học Trung Văn Hongkong cho thấy, bụi siêu vi PM2.5 và khí ozone là 2 nguyên nhân chính gây ra 1,1 triệu ca tử vong sớm mỗi năm ở Trung Quốc. Khoảng 20 triệu tấn gạo, lúa mỳ, ngô và đậu tương cũng bị thiệt hại vì tiếp xúc với ozone. 

Còn theo thống kê của nhóm nghiên cứu Berkeley Earth, tính đến năm 2015, ô nhiễm môi trường là lý do gây ra cái chết của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có tới 9/10 người trên thế giới phải hít thở không khí ô nhiễm và 7 triệu người chết mỗi năm vì tiếp xúc với bụi siêu vi.

Hơn 1,5 tháng trước (15-10), Thủ đô Bắc Kinh lại chìm trong khói mù ô nhiễm, được cho là do khí thải từ sinh hoạt hộ gia đình tăng cao - khí thải hộ gia đình, từ nấu ăn đến sử dụng keo xịt tóc, nước hoa và xịt phòng chiếm tới 12% tổng lượng phát thải thành phố, ngang với lượng khí thải công nghiệp. 

Theo Trung tâm Giám sát môi trường Bắc Kinh, mức độ ô nhiễm của thủ đô tăng lên mức vừa phải vào ngày 14-10 do không khí không lưu chuyển. Khói mù đạt đỉnh trong ngày 15-10 trước khi tình hình được cải thiện nhờ một đợt gió lạnh từ phía Bắc tràn về. Tuy nhiên, khói xe vẫn bị coi là thủ phạm số một gây ô nhiễm không khí. 

Cảnh sát tỉnh Hồ Nam đã sử dụng súng nước để dẹp những người bán hàng sử dụng bếp than gây ô nhiễm, theo quy định mới của chính quyền. Mạng xã hội Trung Quốc đánh giá đây là cách hành xử văn minh để chính quyền và người dân cùng đạt được tiếng nói chung. 

Được biết, Trung Quốc đã xây dựng và thử nghiệm tháp lọc không khí lớn nhất thế giới - cao 100m ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, trong nỗ lực đối phó với tình trạng sương mù dày đặc do bụi và ô nhiễm ở khu vực này. 

Khắc Tuấn

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文