Trung Quốc bổ sung "siêu vũ khí" chống tham nhũng

11:12 23/03/2018
Ngày 11-3, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc (NSC), một “siêu cơ quan” chống tham nhũng.


Tại sao gọi đây là siêu cơ quan, vì nó hoạt động độc lập với bộ máy tư pháp và các cơ quan nhà nước hiện hữu, có vị thế gần bằng nội các, cao hơn Tòa án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trung Quốc. 

Đặc biệt, nó sẽ có một quyền lực “siêu hạng” khi có thể từ chối yêu cầu tiếp cận luật sư từ các nghi can đang bị điều tra. Điều này khiến NSC sẽ có quyền lực cao hơn cả Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương (CCDI) - cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

CCDI cũng có quyền triệu tập, bắt giữ mà không cần có cáo buộc đối với những đảng viên bị nghi vi phạm quy định, điều lệ đảng. Các nghi phạm cũng bị cấm gặp luật sư trong thời gian bị giam giữ. Tuy nhiên, điều này chỉ được nêu trong điều lệ đảng chứ không căn cứ theo luật pháp. Nói cách khác, CCDI chỉ có tác dụng “ước chế” với các đảng viên, trong khi NSC có thể bao phủ tất cả mọi đối tượng.

Nếu điều khoản mới được thông qua trong cuộc họp ngày 20-3 thì quyền hạn của NSC sẽ rộng hơn CCDI rất nhiều, bao trùm không chỉ đảng viên mà còn tất cả các cơ quan trong khu vực công, gồm cả thẩm phán và luật sư. Không những thế, NSC sẽ còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và kinh doanh tại Trung Quốc. Cuộc chiến chống tham nhũng được mở rộng ra ngoài phạm vi đảng, khiến các đối tượng trong khu vực công và nhiều tổ chức khác có ý định tham nhũng phải có thái độ dè dặt trong tất cả các hành vi và hoạt động của mình.

Nói cách khác, NSC sẽ là sự hợp nhất các cơ quan chống tham nhũng chính phủ, công tố, với CCDI và bộ giám sát thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc. Cả một chương lớn trong Hiến pháp sửa đổi được dành riêng cho ủy ban mới này. Chủ nhiệm của NSC sẽ do Quốc hội bổ nhiệm cũng như bãi bỏ. Chủ nhiệm CCDI, ông Triệu Lạc Tế, dự kiến sẽ là người đứng đầu NSC với giới hạn 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Ông Triệu Lạc Tế sẽ đảm nhiệm song song cả 2 vai trò ở NSC và CCDI.

Theo SCMP, những sửa đổi Hiến pháp vừa được Bắc Kinh thông qua, bao gồm cả việc bổ sung “tư tưởng Tập Cận Bình” và công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là bước cuối cùng trong nỗ lực liên tục để kết hợp giữa các cơ quan đảng với chính quyền đã được tiến hành kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.

Ông Vương Kỳ Sơn tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra.

Theo bà Eva Pils, chuyên gia về luật Trung Quốc tại Đại học King’s College London, “trước đây, vai trò của các nhóm lợi ích thường ẩn đi và không thể nhìn thấy được. Nhưng dưới thời ông Tập, vai trò của đảng cầm quyền đã trở nên rất rõ ràng”. Việc thay đổi Hiến pháp lần này là minh chứng rõ nhất cho thấy việc tăng cường kiểm soát của đảng.

Các nhà phân tích cho rằng, dưới thời ông Tập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm cách khẳng định sự lãnh đạo của mình trong bộ máy nhà nước còn đang cồng kềnh, cũng như trong các trường đại học, tổ chức xã hội và thậm chí cả các công ty nước ngoài.

Ông Vương Kỳ Sơn, đồng minh, trợ thủ thân cận nhất của ông Tập Cận Bình - người được xem là có vai trò “mũi nhọn” trong các chiến dịch thanh tra chống tham nhũng, đã phát biểu trước công chúng trong một sự kiện năm 2017 rằng, “không có chuyện tách rời giữa đảng và Nhà nước”. Ngày 17-3 vừa qua, ông Vương đã được bầu làm Phó chủ tịch nước với số phiếu gần như tuyệt đối tại Quốc hội Trung Quốc.

Các cuộc tranh luận về đảng và Nhà nước là một cuộc chiến lâu dài được bắt nguồn từ thời ông Đặng Tiểu Bình. Ý tưởng “tách biệt đảng và Nhà nước” được nhiều người coi là một trong những di sản chính trị quan trọng nhất của ông Đặng, nhằm hạn chế vai trò của đảng trong các hoạt động hàng ngày của nhà nước sau Cách mạng Văn hoá.

Nhưng điều này đã thay đổi dưới thời cầm quyền của ông Tập Cận Bình, người tin rằng các vấn đề của Trung Quốc - từ tham nhũng, quan liêu đến việc cải tổ kinh tế bị đình trệ - đều là hậu quả của việc vai trò lãnh đạo của đảng đang bị tổn hại.

Trọng Nhân

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文