Trung Quốc thuê cựu cảnh sát nước ngoài truy lùng tài sản tham nhũng

20:08 28/02/2019
Theo ABC News, Trung Quốc đang thuê một số cựu cảnh sát Australia và phương Tây trong việc cung cấp, truy lùng và thu hồi số tài sản tham nhũng và phi pháp.


"Chúng tôi sẽ bán tài sản, thu hồi rồi trả lại tiền cho Trung Quốc và mọi người đều vui vẻ", ông Jason McFetridge, cựu thám tử người New Zealand tuyên bố trong chương trình điều tra Four Corners của đài ABC News. 

Cùng xuất hiện trong chương trình kể trên còn có cựu điều tra viên bang New South Wales, Australia, ông Austin Whittaker, người cùng hợp tác để đăng ký hành nghề tại thành phố Gold Coast. Và những tiết lộ này đang khiến dư luận quan tâm. 

Bởi theo ABC News, Trung Quốc đang thuê một số cựu cảnh sát Australia và phương Tây trong việc cung cấp, truy lùng và thu hồi số tài sản tham nhũng và phi pháp. Bởi cả 2 người kể trên đều khẳng định, hành động của họ luôn diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và làm việc cho một công ty - đại diện cho bên thứ ba ở Hongkong. 

Ngoài ông Jason McFetridge và ông Austin Whittaker, còn có ông Bill Majcher, cựu cảnh sát hoàng gia Canada, chuyên gia về tội phạm tài chính, hiện là Chủ tịch Công ty thu hồi tài sản EMIDR. 

"Miễn yêu cầu hợp lý và hành động hợp pháp, thì tôi sẽ được thuê để giúp các tập đoàn lớn hay chính phủ lấy lại những gì thuộc về họ. Tôi có mối quan hệ làm ăn với một số cá nhân liên quan đến công an Trung Quốc. Phần lớn nhiệm vụ tập trung vào tội phạm kinh tế, rửa tiền", ông Bill Majcher tiết lộ.

Ông Austin Whittaker, cựu điều tra viên bang New South Wales.

Vẫn theo ông Bill Majcher, nhu cầu thu hồi tài sản phi pháp của Trung Quốc sẽ tăng chứ không giảm, và điều này mang lại cơ hội mở rộng kinh doanh cho loại hình công ty EMIDR. 

Thông tin của ABC News gây sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là giới chuyên môn. Bởi  theo ông Neil Jeans, cựu điều tra viên người Scotland, hiện điều hành một công ty tư vấn, việc Trung Quốc sử dụng nguồn lực tư nhân vào công tác thu hồi số tiền phi pháp là chưa từng có tiền lệ. Do đó, những người làm công việc này nên cẩn trọng. 

Theo giới truyền thông mỗi khi thu hồi thành công (lấy lại số tiền do đối tượng phạm tội Trung Quốc chuyển ra nước ngoài), những người tham gia đều được trả hoa hồng. 

Được biết, để tạo điều kiện cho việc truy lùng số tài sản tham nhũng, Chính phủ Trung Quốc đã mở một trang web mới khuyến khích người dân cung cấp thông tin về 50 nghi phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài, thậm chí cung cấp thông tin về đường phố, nơi các nghi phạm sống, bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. 

Gần 2 năm trước (25-3-2017), Tân Hoa xã từng dẫn thông báo của Bộ Công an Trung Quốc cho biết, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt 2.566 đối tượng đào tẩu tới hơn 90 nước và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2014-2016. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu hồi 8,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 125 triệu USD).

Giới chuyên môn cho rằng, thông tin của ABC News cho thấy có sự khác biệt trong việc khởi động chiến dịch "Lưới trời" 2019 do Trung Quốc mới phát động. Bởi trước đây chiến dịch "Lưới trời" do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao lãnh đạo, nhưng năm nay mỗi cơ quan phải chịu trách nhiệm riêng từng phần. 

Theo đó, ngoài việc ngăn chặn và trấn áp hoạt động chuyển tiền bị đánh cắp, đồng thời thực thi chiến dịch "Săn cáo" - truy bắt số nghi phạm tội phạm kinh tế đào tẩu ra nước ngoài, Bộ Công an còn cùng Ban Tổ chức Trung ương Đảng giải quyết việc mua bán các giấy tờ đi lại bất hợp pháp. 

Ủy ban Giám sát Quốc gia chịu trách nhiệm truy lùng bắt số quan chức bị tình nghi có liên quan tới những tội danh liên quan đến nghĩa vụ, Tòa án Nhân dân Tối cao săn lùng số tài sản bất hợp pháp, còn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngăn chặn và trấn áp hoạt động chuyển tiền bị đánh cắp ra nước ngoài. 

Giới chuyên môn cho rằng, sau gần 4 năm mở chiến dịch "Lưới trời" kể từ lần đầu tiên (tháng 4-2015), năm nay Trung Quốc đã cụ thể hóa nhiệm vụ của từng cơ quan để thu được kết quả tốt nhất.

Ông Bill Majcher, Chủ tịch công ty thu hồi tài sản EMIDR.

Một trong những nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải cụ thể hóa công việc tới từng cơ quan chức năng bởi nhiều quốc gia phương Tây không hợp tác, thậm chí tìm cách ngăn cản nỗ lực dẫn độ nghi phạm tham nhũng về Trung Quốc quy án. 

Theo thống kê, trong danh sách 50 nghi phạm có 23 đối tượng chạy tới Mỹ, số còn lại đến Canada, New Zealand. Giới chuyên môn cũng khá quan tâm tới thông báo mới đây của Bộ Công an, khi họ cho biết đã phối hợp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc xử lý 380 ngân hàng "ngầm" có hành vi phạm tội, rửa tiền và đóng cửa hơn 500 ngân hàng loại này. 

Bộ Công an cũng cho biết, sau hơn 1 năm (từ tháng 1-2018) phát động chiến dịch quy mô lớn nhằm vào các băng nhóm tội phạm trên toàn quốc, họ đã triệt phá 6.885 băng nhóm hoạt động theo kiểu mafia. Cụ thể, đã phá 79.270 vụ án hình sự, thu giữ 851 khẩu súng các loại và niêm phong khối tài sản trị giá hơn 62 tỷ nhân dân tệ (hơn 9 tỷ USD). 

Thiện Lân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文