Trung Quốc trừng trị nhiều quan tham trong những ngày đầu năm mới

13:13 24/01/2019
Thông tin về việc cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước điều tra do "vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng" - cụm từ chỉ phạm tội tham nhũng của quan chức, đang khiến dư luận quan tâm.

Bởi trước khi ngồi ghế Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, ông Triệu Chính Vĩnh từng là Giám đốc Công an tỉnh, Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Thiểm Tây và từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2018 là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nội vụ - Tư pháp của Quốc hội khóa XII. 

Và cho tới nay giới truyền thông vẫn chưa tiết lộ nguyên nhân cụ thể dẫn tới việc ông Triệu Chính Vĩnh bị điều tra, tuy nhiên theo giới thạo tin, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây có liên quan tới những bê bối xây dựng biệt thự bất hợp pháp ở khu vực Tây An tại chân núi phía Bắc dãy Tần Lĩnh. 

Giới truyền thông Hongkong dẫn nguồn tin từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cho biết, vụ xây dựng biệt thự bất hợp pháp kể trên đã và đang gây chấn động trong giới chức tỉnh Thiểm Tây thời gian qua. 

Bởi đã có nhiều quan chức của tỉnh Thiểm Tây bị "sờ gáy" như nguyên Bí thư Thành ủy Tây An, Phó Bí thư Ủy ban Thường vụ quốc hội tỉnh Thiểm Tây Ngụy Dân Châu; nguyên Phó Tỉnh trưởng Thiểm Tây Phùng Tân Trụ; cựu Tổng Thư ký Tỉnh ủy Thiểm Tây Tiền Dẫn An; nguyên Thị trưởng Tây An Thượng Quan Cát Khánh; nguyên Chủ tịch Chính Hiệp thành phố Tây An Trình Quần Lực.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Chính Vĩnh.

Trước đó (10-1), tờ Nhân dân nhật báo cho biết, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh ủy Cam Túc đã công bố quyết định "song khai" - khai trừ đảng và cách chức đối với ông Hỏa Vinh Quý, 57 tuổi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban công tác Nông nghiệp Chính hiệp tỉnh Cam Túc, nguyên Bí thư thành ủy Vũ Uy và bà Khương Bảo Hồng, 45 tuổi, Phó Thị trưởng Vũ Uy. 

Đây là điển hình của cặp tình nhân kiểu "thăng quan trên giường" - bà Khương Bảo Hồng (có bằng Tiến sỹ luật) nguyên là cấp dưới trực tiếp của ông Hỏa Vinh Quý (có bằng Thạc sĩ lịch sử). 

Thông báo kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh ủy Cam Túc đề cập một cách tỉ mỉ hiếm thấy về những tội trạng của ông Hỏa Vinh Quý, trong đó có việc quan hệ tình ái không chính đáng với nhiều phụ nữ, có dấu hiệu nhận hối lộ, lạm dụng công quỹ và lạm dụng chức quyền. 

Còn bà Khương Bảo Hồng đã "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và quy tắc chính trị, là loại tầm gửi chính trị, tham gia bè phái, tìm kiếm vốn liếng chính trị và lợi ích kinh tế, chống lại sự thẩm tra của tổ chức, làm giả chứng cứ, giao dịch quyền - sắc, mưu cầu lợi ích không chính đáng. 

Theo giới truyền thông, bà Khương Bảo Hồng đã lợi dụng nhan sắc, chơi trò "đổi tình lấy quyền", sau khi trở thành người tình của ông Hỏa Vinh Quý, đã đảm trách cương vị trợ thủ kiêm người tình đắc lực nhất, tâm địa xấu xa, thủ đoạn tàn nhẫn nhất.

Ông Hỏa Vinh Quý khi đương nhiệm.

Hơn nửa tháng trước (6-1), cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh Trần Cương đã bị bắt với cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước". 

Ông Trần Cương (nắm quyền giai đoạn 2006-2017) là quan chức cấp cao đầu tiên bị buộc tội tham nhũng trong năm 2019, bị cáo buộc lạm dụng quyền hạn để giúp tỷ phú Quách Văn Quý, người đang bị truy nã (hiện sống lưu vong ở Mỹ) vay tiền và phê duyệt các dự án tại Bắc Kinh. 

Cựu Phó thị trưởng Bắc Kinh Trần Cương từng được coi là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc và chịu trách nhiệm quy hoạch thủ đô trước Thế vận hội 2008. 

Trước khi ông Trần Cương bị bắt, ngày 4-1, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước thông báo "song khai" đối với ông Tăng Chí Quyền, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tỉnh ủy Quảng Đông. 

Ông Tăng Chí Quyền trở thành "con hổ" đầu tiên bị "song khai" trong năm 2019, sau khi bị cáo buộc chống lại việc thẩm tra, tiếp đãi công vụ vượt tiêu chuẩn, không khai báo vấn đề đúng sự thật, khi được tổ chức yêu cầu. 

Hơn 10 ngày trước, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 đã họp (từ 11-1 đến 13-1) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tới cuộc đấu tranh chống tham nhũng, và lần đầu tiên ông yêu cầu phải "tăng cường chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính" trong những năm tới.

Theo thống kê, trong năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước đã xử lý kỷ luật 621.000 cán bộ, trong đó có 51 cán bộ từ cấp tỉnh và tương đương trở lên.

Những quan chức này bị kỷ luật liên quan tới 638.000 vụ việc và các sai phạm chủ yếu là trợ cấp và tiền thưởng sai quy định, tặng hoặc nhận quà tặng không được phép, sử dụng sai mục đích ngân sách công.
Trịnh Huyền My

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文