Thái Lan:

Truy nã nghi can đánh bom người Thổ Nhĩ Kỳ

14:00 05/09/2015
Phát biểu với báo giới hôm 2/9, Người phát ngôn cảnh sát quốc gia Thái Lan, Trung tướng Prawut Thavornsiri xác nhận, cảnh sát đã phát lệnh truy nã một công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc sở hữu "các vật liệu chiến tranh", đồng thời tập trung nỗ lực truy bắt nhóm đứng sau vụ đánh bom hôm 17/8. Nghi phạm này là Emrah Davutoglu, chồng của công dân Thái Lan Wanna Suansan, cũng là nghi can trong vụ đánh bom.

Đây là lần đầu tiên giới chức Thái Lan tiết lộ quốc tịch của một nghi can người nước ngoài trong vụ đánh bom hôm 17/8 khiến 20 người chết ở đền Erawan. Trước đó, hãng Reuters cho biết, nghi can Wanna Suansan đã liên hệ với chính quyền và sẽ gặp cảnh sát. Còn gia đình Wanna Suansan cho biết, bà đến Thổ Nhĩ Kỳ làm việc cùng chồng và hai con từ 3 tháng trước.

Và thông qua những vụ bắt giữ vừa qua có thể thấy, nghi phạm hoặc đến từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc sử dụng hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ giả có liên quan tới vụ tấn công đẫm máu ở Bangkok. Tính đến nay có 8 đối tượng bị truy nã và 2 nghi can người nước ngoài đã bị bắt giam.

Cảnh sát dẫn giải đối tượng người nước ngoài được cho là nghi phạm chính trong vụ đánh bom đền Erawan ngày 17/8.

Theo cảnh sát, nghi can người nước ngoài thứ 2 bị bắt và dẫn độ hôm 1/9 khi đang tìm cách vượt biên sang Campuchia. Và tên này ở cùng căn hộ với nghi can nước ngoài đầu tiên bị bắt giữ bởi cơ quan chức năng phát hiện dấu vân tay của hắn trên những thiết bị chế tạo bom trong căn hộ ở quận Nong Chok, Bangkok. Tuy nhiên, Trung tướng Prawut Thavornsiri vẫn từ chối xác nhận quốc tịch của đối tượng vừa bị bắt, cũng như kẻ bị bắt trước đó.

Cảnh sát cho rằng, cả 2 tên này đều dùng giấy tờ tùy thân giả và đang liên hệ với các đại sứ quán để tìm hiểu quốc tịch thực sự của chúng.

Nhưng ngày 2/9, hãng AFP dẫn lời Phó cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Chakthip Chaijinda cho biết, nghi phạm bị bắt hôm 1/9 đã trả lời thẩm vấn của điều tra viên thông qua phiên dịch. "Người này nói ngôn ngữ của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Chakthip Chaijinda tuy nói như vậy, nhưng không cho biết cụ thể đó có phải tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hay ngôn ngữ nào của cộng đồng người Turkic. Và khi được hỏi liệu đối tượng bị bắt có phải người Duy Ngô Nhĩ hay không, Phó cảnh sát trưởng Chaktip Chaijinda chỉ tuyên bố, hộ chiếu cho thấy điều đó, nhưng phải đợi xác minh mới có thể thông báo chính thức.

Theo tờ Bangkok Post, cảnh sát Campuchia đã bắt nghi can thứ hai từ hôm 31/8, nhưng ngày 1/9 mới trao cho cảnh sát Thái Lan ở biên giới. Tên này sau đó bị giam ở một doanh trại quân đội tại quận Aranyaphrathet, tỉnh Sa Kaeo, trước khi được đưa về Bangkok bằng trực thăng để điều tra.

Tờ Bangkok Post cũng dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, người đàn ông kể trên là nghi can chính trong vụ đánh bom hôm 17/8. Giới truyền thông Thái Lan đăng ảnh hộ chiếu Trung Quốc của nghi can này có tên Yusufu Mieraili, 25 tuổi, đến từ Tân Cương, Trung Quốc. Và tên này bị bắt khi đang định sang Campuchia tại cửa khẩu Ban Pa Rai, quận Aranyaprathet, tỉnh Sa Kaeo. Trong khi đó, Trung tướng Srisak Poonprasit, Tư lệnh sư đoàn bộ binh số 2 khẳng định, nghi phạm bị bắt tại một chốt kiểm soát, do binh sỹ quân đội và cảnh sát Thái Lan cùng chốt giữ.

Cũng trong ngày 1/9, Trung tướng Prawut Thavornsiri cho rằng, người nước ngoài bị bắt tại biên giới Campuchia là nghi can áo vàng, là "một nhân vật quan trọng" và chắc chắn là một phần của mạng lưới đứng sau vụ tấn công ngày 17/8. Tên này đang được thẩm tra bằng tiếng Anh và cảnh sát đã lấy mẫu ADN, dấu vân tay để xét nghiệm. Cùng ngày 1/9, cảnh sát Thái Lan đã công bố lệnh truy nã thêm 3 nghi phạm người Thổ Nhĩ Kỳ, có liên quan đến các vụ đánh bom tại Bangkok.

Theo tờ Bangkok Post, tòa án tỉnh Min Buri đã phê chuẩn lệnh truy nã 3 nghi phạm mới, và họ đều là nam giới người Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một diễn biến liên quan, 18 cảnh sát và 6 viên chức quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan đã bị tạm đình chỉ công tác vì báo cáo sai vụ việc khi cho rằng, đã lục soát kỹ khu vực mình được giao, nhưng nhiều vật liệu chế tạo bom đã bị phát hiện và một nghi phạm bị bắt tại ngoại ô Bangkok.

Trước đó (31/8), Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Somyot Poompunmuang đã tuyên bố trao giải thưởng trị giá 3 triệu baht (khoảng 84.000 USD) cho nhân viên của mình. Đang có nhiều tranh cãi xung quanh số tiền thưởng kể trên. Tổng thư ký của mạng lưới chống tham nhũng quốc gia Thái Lan Mongkolkit Suksintharanon đang kêu gọi chính phủ xem lại việc này có hợp pháp không.

Chủ tịch câu lạc bộ hỗ trợ nạn nhân tội phạm Ajchariya Ruangratanapong cho rằng, tiền thưởng làm lệch lạc đạo đức của lực lượng thực thi pháp luật. Trong khi đó có người nói rằng, thông tin từ hơn 100.000 tài xế xe ôm là những manh mối quan trọng giúp cảnh sát Thái Lan lần ra tung tích và bắt giữ các nghi phạm kể trên.

Trọng Hậu

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文