Vụ xả súng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ:

Từ "văn hóa súng đạn" đến "căn bệnh đồng tính"

14:25 26/06/2016
Vụ xả súng hôm 12-6 tại hộp đêm Pulse ở thành phố Orlando, bang Florida được coi là nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại bởi làm gần 50 người chết và 53 người bị thương. Phát biểu sau vụ xả súng, Tổng thống Barack Obama một lần nữa kêu gọi thắt chặt luật sở hữu súng.


Trước vụ xả súng hôm 12-6, nhiều nghị sĩ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đã vận động sửa đổi luật sở hữu súng theo hướng thắt chặt hơn, nhưng bất thành. Bởi trong Quốc hội hiện vẫn tồn tại một phe coi thắt chặt kiểm soát súng là sự đe dọa đối với quyền Hiến pháp của người dân Mỹ, và quan điểm này được các tổ chức buôn bán súng ủng hộ.

Từ "văn hóa súng đạn"

Ông chủ Nhà Trắng coi đây là hành động khủng bố, là hành động thù hận khi sát thủ nhằm vào một hộp đêm, nơi mọi người đến để kết bạn, nhảy múa ca hát và sống với nhau. Tổng thống Barack Obama cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng sử dụng mọi biện pháp, cũng như hỗ trợ cần thiết cho giới chức địa phương để nhanh chóng làm rõ vụ xả súng. 

Theo giới truyền thông, trong 8 năm cầm quyền, Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng sau hàng chục vụ xả súng hàng loạt xảy ra. 

Thượng tuần tháng 1-2016, ông Barack Obama từng sử dụng tới quyền hành pháp của Tổng thống để giải quyết "văn hóa súng đạn" tại Mỹ mà không thông qua Quốc hội. Trong đó đưa ra nhiều quy định về kiểm soát súng đạn như kiểm tra bắt buộc nhân thân người mua súng, tăng cường hệ thống kiểm tra lý lịch người mua súng, tất cả những người bán súng đều phải có giấy phép, mở rộng việc điều trị tâm lý, thông báo công khai các trường hợp mắc bệnh tâm thần, cải thiện luật kiểm soát súng đạn.

Cảnh sát phong tỏa hiện trường sau vụ nổ súng.

Có không ít nghị sĩ đã đề nghị Quốc hội cần hành động nhanh, và nếu không thắt chặt việc sở hữu súng, các vụ bạo lực tương tự sẽ còn diễn ra. Và nhiều người cho rằng, vụ thảm sát tại hộp đêm Pulse đang châm ngòi cho một "cuộc chiến" về sở hữu súng tại Mỹ. 

Nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Casey đã trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật mới về sở hữu súng, trong đó cấm những người phạm các tội danh cấp độ nhẹ với động cơ thù hằn hoặc phân biệt sắc tộc được sở hữu súng, không chỉ các trọng tội như luật hiện hành. 

Vụ xả súng hôm 12-6 cũng tiếp tục dấy lên những nghi vấn về người gốc Hồi giáo ở Mỹ. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã lặp lại lời kêu "cần cấm tạm thời người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ", và chỉ trích đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton xung quanh chủ đề này. Bởi bà Hillary Clinton cho rằng, vụ xả súng ở Orlando là hành động khủng bố, nhưng chú ý tới việc kiểm soát súng - phải loại trừ việc sở hữu súng với những người cực đoan và những người có tiền án, tiền sự.

Nhiều người cho rằng, dân thường không nên được phép sở hữu "loại vũ khí chiến tranh" như AR-15. Nhưng theo thống kê của Hiệp hội Thể thao bắn súng quốc gia Mỹ (NSSF), người dân xứ sở cờ hoa sở hữu khoảng 5-10 triệu khẩu AR-15, khá khiêm tốn so với 300 triệu vũ khí đang được sử dụng tại Mỹ. 

Theo tạp chí Mother Jones, dù loại súng tấn công kể trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 30.000 trường hợp tử vong do súng đạn gây ra ở Mỹ mỗi năm, nhưng chúng lại được sử dụng trong ít nhất 10 vụ xả súng hàng loạt kể từ năm 2011. 

Điển hình là vụ sát thủ Adam Lanza bắn chết mẹ đẻ tại nhà riêng, rồi lái xe tới Trường Tiểu học Sandy Hook bắn chết 26 người nữa tại bang Colorado năm 2012. 

Theo kết quả nghiên cứu của ông Adam Lankford, Phó giáo sư về vấn đề tư pháp tại Đại học Alabama, tại Mỹ, người ta có nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ xả súng nhiều hơn khi ở cơ quan hay trường học; sát thủ đều mang theo ít nhất 2 khẩu súng; và số nạn nhân trung bình trong các vụ xả súng hàng loạt xấp xỉ 7.

Tới "căn bệnh đồng tính"

Theo Cảnh sát trưởng Orlando John Mina, sát thủ đã vãi đạn vào hơn 300 người có mặt tại hộp đêm Pulse trong vài phút và khi cảnh sát xuất hiện, Omar Mateen đã bắt nhiều con tin. Và sau chừng 3 giờ thương lượng bất thành, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm SWAT buộc phải bắn hạ Omar Mateen vào khoảng 5 giờ sáng ngày 12-6 (theo giờ địa phương). 

Cảnh sát đã bắn hạ Omar Mateen sau khi đàm phán bất thành với kẻ đã gọi tới 911 và tuyên bố trung thành với IS. Và tên này từng bị FBI thẩm vấn 2 lần (2013 và 2014). FBI cho biết, Omar Mateen từng bị điều tra vì có liên hệ với kẻ đánh bom liều chết Moner Mohammad Abusalha.

Sát thủ Omar Mateen, 29 tuổi, là con một người nhập cư Afghanistan, đã mua một khẩu AR-15 và một súng ngắn một tuần trước khi thực hiện vụ thảm sát. Omar Mateen từng là nhân viên an ninh của công ty an ninh lớn nhất thế giới G4S từ năm 2007, có nhiệm vụ bảo vệ tại câu lạc bộ golf PGA Village ở Port St Lucie của bang Florida. 

Theo người thân trong gia đình Omar Mateen cho biết, hắn luôn có thành kiến với người đồng tính. Còn theo cha đẻ của Omar Mateen, con trai ông có thể bị thôi thúc bởi sự căm ghét người đồng tính, chứ không phải bởi tín ngưỡng Hồi giáo. 

"Nó nhìn thấy 2 người đàn ông hôn nhau trước mặt vợ con nó, nên đã nổi giận", ông Seddique Mateen cho biết. Giới chuyên môn cũng quan tâm tới một kết quả nghiên cứu cho biết, nguyên nhân đằng sau các vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ là nhiều thủ phạm có vấn đề về thần kinh. Bởi theo vợ cũ của Omar Mateen cho biết, sát thủ có tâm thần bất ổn - nổi nóng vô cớ.

Nghi phạm Omar Mateen.

Dư luận khá quan tâm tới việc có nhiều người đồng tính, lưỡng tính xếp hàng chờ hiến máu tại Orlando, để giúp đỡ các nạn nhân vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse, nhưng đều bị từ chối thẳng thừng. Theo luật y tế liên bang, những người đồng tính hoặc lưỡng tính nam từng quan hệ tình dục đồng giới trong năm trước đó không được phép hiến máu. Việc này nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS theo đường máu. 

Luật này bắt đầu được áp dụng từ cuối năm 2015, do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa ra. Đây là bộ luật mới thay thế bộ luật cũ đã kéo dài 33 năm, vốn cấm tất cả những người đồng tính và lưỡng tính nam hiến máu bất chấp việc họ có quan hệ đồng giới hay không. 

Ông David Stacey, Giám đốc các vấn đề chính phủ tại tổ chức Chiến dịch Nhân quyền coi chính sách kể trên đã ngăn cản người hiến máu chỉ vì xu hướng tính dục của họ, chứ không phải các nguy cơ thực tế. Trong khi đó, tờ Yeni Akit (có liên quan mật thiết tới Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan), vừa khiến nhiều người phẫn nộ khi giật tít "50 người chết tại hộp đêm, nơi những người đồng tính bệnh hoạn lui tới!".

Vụ thảm sát hôm 12-6 đã gây sốc với nhiều người bởi hộp đêm Pulse được coi là một trong những điểm an toàn nhất của người đồng tính. Rachel Tiven, Giám đốc điều hành nhóm Lambda Legal dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) cho rằng, việc họ bị sỉ vả, bôi xấu chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Đồng thời nhấn mạnh, LGBT đang phải sống trong một xã hội "khuyến khích cho nỗi sợ hãi sự khác biệt" và điều này dẫn đến "hậu quả khủng khiếp gây ra bởi những kẻ điên". 

Robert Matencio, một nhà tổ chức sự kiện cho LGBT tuyên bố, sẽ tăng cường nhân viên an ninh, đào tạo họ kiểm soát đám đông. Dư luận còn coi thảm án tại Orlando là vụ tấn công nghiêm trọng nhất nhắm vào LGBT. 

Gần 3 năm trước (31-12-2013), Musab Masmari đã tưới xăng lên cầu thang trong một hộp đêm của người đồng tính ở thành phố Seattle, bang Washington, khi đó có khoảng 750 người đang có mặt để đón giao thừa. Tuy không ai bị thương, vì ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt, nhưng Musab Masmari bị kết án 10 năm tù về tội phóng hỏa. 

Ngày 22-9-2000, Ronald Gay nổ súng trong một quán bar của người đồng tính ở thành phố Roanoke, bang Virginia, giết chết 1 người và làm bị thương 6 người khác. Ngày 21-2-1997, Eric Rudolph kích nổ một quả bom đinh tại một hộp đêm ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khi tại đây có đa số khách là người đồng tính nam và đồng tính nữ, khiến 5 người bị thương.

Với việc sát hại 50 người hôm 12-6, Omar Mateen chính thức trở thành "kẻ xả súng hàng loạt ở Mỹ", quốc gia xảy ra nhiều vụ xả súng hàng loạt nhất trên thế giới. Và Mỹ cũng là quốc gia sử dụng súng nhiều nhất thế giới - có từ 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng đang được lưu thông. Theo tờ New York Times, tuyệt đại đa số súng sử dụng trong hơn một chục vụ xả súng gần đây nhất, kể cả 2 khẩu được sát thủ Omar Mateen sử dụng hôm 12-6, đều được mua hợp pháp. Theo thống kê, từ năm 1966 đến 2012, Mỹ xảy ra 90 vụ xả súng hàng loạt, chiếm gần 1/3 số vụ xả súng hàng loạt trên thế giới. Và tuy Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới, nhưng lại chiếm tới 31% trong tổng số 292 vụ xả súng hàng loạt ở nơi công cộng trên toàn cầu trong giai đoạn kể trên.
Anh Phương

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.