Tunisia:

Đập tan kế hoạch ám sát các chính khách

09:45 16/03/2017
Trong năm 2016, chính quyền Tunisia đã tiến hành hơn 1.700 đợt truy quét khủng bố, triệt phá hàng chục băng nhóm, xét xử khoảng 1.400 đối tượng và bắt giữ nhiều phần tử khác với cáo buộc liên quan đến hoạt động tuyển mộ thanh niên để đưa đến các vùng chiến sự ở Trung Đông và Bắc Phi. BBC ngày 4/3 cho hay.


Bộ Nội vụ Tunisia cho biết, lực lượng an ninh nước này ngày 2-3 đã triệt phá một mạng lưới thánh chiến đang hoạt động tại tỉnh Bizerte, cách Thủ đô Tunis 65km về phía Bắc.

Mạng lưới này gồm 5 phần tử khủng bố, tuổi từ 25 đến 35, có quan hệ chặt chẽ với các phần tử khủng bố đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Tunisia. Mạng lưới này cũng thiết lập quan hệ với các nhóm khủng bố tại các vùng chiến sự ở Iraq, Syria và Libya.

Thông qua đó, mạng lưới này nhận tiền tài trợ và theo sự chỉ đạo của các thủ lĩnh khủng bố ở nước ngoài, lên kế hoạch ám sát các chính khách quan trọng và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các vị trí nhạy cảm tại Tunisia.

Bộ Nội vụ Tunisia cho biết thêm, cả 5 phần tử của mạng lưới trên đều đã từng bị truy tố do tham gia vào các hoạt động khủng bố, trong đó 4 đối tượng đã từng lĩnh án tù từ 6 tháng đến 4 năm.

Một vụ khủng bố đẫm máu ở Tunisia.

Ngày 4-2, Bộ Nội vụ Tunisia cho biết, lực lượng an ninh nước này đã triệt phá một mạng lưới khủng bố hoạt động tại tỉnh Kasserine, cách Thủ đô Tunis hơn 200km về phía Đông.

Qua thẩm vấn, 5 phần tử khủng bố thuộc mạng lưới này tuổi từ 20 đến 22 đều thừa nhận đã tuyên thệ trung thành với Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) , có liên hệ chặt chẽ với các phần tử IS đang hoạt động tại nước ngoài.

Những đối tượng này khai nhận thường tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố, kích động tư tưởng thánh chiến và cực đoan trên các trang mạng xã hội. Các nhà điều tra cho hay mạng lưới này đã lên kế hoạch thực hiện tấn công khủng bố nhằm vào các khu du lịch có đông khách nước ngoài.

Trước đó, NYT  đưa tin, lực lượng an ninh Tunisia đã phát hiện tám nghi can có quan hệ với Tổ chức khủng bố IS trên tay cầm súng, có âm mưu tấn công ở thị trấn El Katr, gần Sousse, nơi xảy ra vụ thảm sát khách sạn tháng 7 năm 2015 khiến 38 người thiệt mạng và 34 người bị thương.

Nhà chức trách tiến hành vây bắt và bắn chết năm tên. Ba kẻ còn lại trốn thoát và hiện đang bị lực lượng an ninh săn lùng. Vụ thảm sát tháng 7 năm 2015 là tồi tệ nhất Tunisia kể từ khi xảy ra vụ xả súng tại Viện Bảo tàng hồi tháng 3-2015 khiến 21 du khách nước ngoài và cảnh sát thiệt mạng. Nhà nước Hồi giáo lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Tunisia khuyến cáo các công ty du lịch nước này sau khi nhận được cảnh báo về nguy cơ IS tổ chức tấn công khủng bố. Quân đội Tunisia đang đẩy nhanh nỗ lực sơ tán để ngăn ngừa nguy cơ tấn công khủng bố mới.

Bất kỳ ai có dự định đến Tunisia du lịch vào mùa hè này đều được hỗ trợ để thay đổi kế hoạch du lịch hoặc hoàn trả lại tiền cọc đầy đủ. Bộ Ngoại giao cũng có kế hoạch cung cấp các phương tiện để du khách đi lại an toàn.

Kể từ năm 2011, Tunisia phải đối mặt với làn sóng tấn công khủng bố gia tăng, phần lớn do tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM) chủ mưu, nhằm vào lực lượng an ninh, khiến hàng chục binh sỹ và cảnh sát thiệt mạng.

Theo Liên hợp quốc, hiện có hơn 5.500 công dân Tunisia ở độ tuổi từ 18-36 tuổi gia nhập các tổ chức cực đoan hoạt động ở Syria, Iraq và Libya. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Tunisia Hedi Majdoub cho rằng, hiện có gần 2.930 công dân nước này gia nhập các tổ chức cực đoan và cơ quan chức năng có danh sách của những người này.

Ông Hedi Majdoub còn cho biết, 800 phần tử thánh chiến đã quay trở về nước hiện sống ở 24 tỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhất là thủ đô Tunis.

Người phát ngôn Chính phủ Iyed Dahmani cho biết, 800 phần tử khủng bố mà Bộ trưởng Nội vụ Hedi Majdoub nói tới đều đã trở về nước từ năm 2007. Trước đó, khoảng 1.000 người đã tới trung tâm Thủ đô Tunis để biểu tình phản đối việc cho phép những phần tử thánh chiến tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài trở về nước.

Nguyễn Minh (tổng hợp)

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.